Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Học Của Trạng Thái Rừng Iia Và Iib Thuộc Rừng Kín Thường Xanh Hơi Ẩm Nhiệt Đới Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
PREMIUM
Số trang
102
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1187

Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Học Của Trạng Thái Rừng Iia Và Iib Thuộc Rừng Kín Thường Xanh Hơi Ẩm Nhiệt Đới Tại Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ TRUNG KIÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA TRẠNG THÁI

RỪNG IIA VÀ IIB THUỘC RỪNG KÍN THƯỜNG XANH

HƠI ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI BAN QL RPH

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

CHUYÊN NGÀNH LÂM HOC

MÃ NGÀNH: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÊM

Đồng Nai, 2019

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Lê Trung Kiên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nào khác.

Lê Trung Kiên

iii

CẢM TẠ

Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sĩ lâm học,

khóa 2016 - 2018 của Trường Đại học Lâm Nghiệp.

Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự

quan tâm, giúp đỡ và tạo những điều kiện thuận lợi của Ban Giám Hiệu, Phòng sau

đại học và Thầy – Cô Khoa lâm nghiệp. Nhân dịp này, tác giả bày tỏ lòng biết ơn

sâu sắc trước sự quan tâm và giúp đỡ qúy báu đó.

Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Văn

Thêm, Bộ môn lâm sinh – Khoa lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ

Chí Minh. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự chỉ dẫn chân tình của

thầy hướng dẫn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và tập thể viên chức của Ban

Quản lý Rừng Phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là đơn vị nơi tôi đang công tác đã

tạo điều kiện về thời gian hỗ trợ tôi trong khi tham gia chương trình học này.

Trong quá trình làm luận văn, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ của Ba, Mẹ,

vợ con và các anh chị em trong gia đình, các bạn trong cùng khóa học. Tác giả xin

chân thành cảm ơn và ghi nhớ sự giúp đỡ quý báu đó.

Đồng Nai, tháng 11 năm 2018

Lê Trung Kiên

iv

TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc

rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa

– Vũng Tàu”, địa điểm nghiên cứu đặt tại khu vực Núi Minh Đạm thuộc tỉnh Bà Rịa

– Vũng Tàu. Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2018 – 11/2018. Mục tiêu của đề tài

là xác định những đặc điểm lâm học đối với trạng thái rừng IIA và IIB để làm cơ sở

khoa học cho quản lý rừng và những phương thức lâm sinh. Địa điểm nghiên cứu

được đặt tại khu vực núi Minh Đạm. Số liệu thu thập bao gồm 6 ô tiêu chuẩn điển

hình với kích thước 0,20 ha và 30 ô dạng bản với kích thước 16 m2

. Số liệu được xử

lý theo phương pháp phân tích quần xã thực vật.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng số loài cây gỗ bắt gặp trong hai trạng

thái rừng này là 52 loài thuộc 43 chi và 29 họ. Số họ và số loài cây gỗ bắt gặp ở

trạng thái rừng IIA (51 loài thuộc 32 họ) cao hơn so với trạng thái rừng IIB (49 loài

thuộc 27 họ). Giữa hai trạng thái rừng này có sự tương đồng rất cao về họ và loài

cây gỗ. Phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB đều có dạng

phân bố giảm. Phân bố N/H của hai trạng thái rừng này có dạng phân bố một đỉnh

lệch trái; trong đó số cây tập trung nhiều nhất ở cấp H = 8 m. Chỉ số hỗn giao ở

trạng thái rừng IIA và IIB tương ứng là 0,19 và 0,20. Chỉ số cấu trúc quần thụ ở

trạng thái rừng IIA (SCI = 0,9) thấp hơn so với trạng thái rừng IIB (SCI = 1,6). Chỉ

số cạnh tranh tán ở trạng thái rừng IIA (0,739) thấp hơn so với trang thái rừng IIB

(0,932). Mật độ cây tái sinh của trạng thái rừng IIA(3.667 cây/ha) cao hơn so với

trạng thái rừng IIB (3.208 cây/ha). Phần lớn cây tái sinh chỉ tồn tại ở cấp H < 100

cm. Thành phần cây tái sinh có sự tương đồng rất cao với thành phần cây trưởng

thành. Đa dạng loài cây gỗ ở trạng thái rừng IIA (2,87) thấp hơn so với trạng thái

rừng IIB (2,99).

v

ABSTRACT

The thesis “Study on the silvicultural characteristics of IIA and IIB states in

tropical evergreen tropical moist forest at Ba Ria - Vung Tau Protection Forest

Management Board” research site located in Minh Dam mountain area in Ba Ria -

Vung Tau province. Study time is from 7/2018 - 11/2018. The objective of this

reserch is to identify the silvicultrural characteristics of IIA and IIB states to provide

a scientific basis for forest management and silvicultural system. The site is located

at Minh Dam mountain area. Data collected included 6 sampled plots with the size

of 0.20 ha and 30 subplots with the size of 16 m2

. The data were analyzed using the

tree community analysis methods.

The results show that the total number of species found in these two forest

states is 52 species belonging to 43 genera of 29 families. The number of families

and species found in IIA forest status (51 species belonging to 32 families) is higher

than that of IIB forest status (49 species belonging to 27 families). Between these

two forest states there is a very high similarity for the tree species. The distribution

of N/D to forest status IIA and forest status IIB are in the form of decreasing

distribution. The N/H distribution of these two forest states is in the form of a left

apex distribution. The highest concentration of trees at H class is 8 m. The mixed

index in forest status IIA and IIB are respectively 0.19 and 0.20. The stand structure

index in forest status IIA (SCI = 0.9) was lower than forest status IIB (SCI = 1.6).

The crown competition index in forest status IIA (0.739) is lower than forest status

IIB (0.932). The regeneration density of forest status IIA (3,667 trees/ha) was

higher than forest status IIB (3,208 trees/ha). Most regenerated trees exist only at H

<100 cm. The composition of regenerated trees is very similar to the composition of

mature trees. Diversity of timber species in forest status IIA (2.87) is lower than

forest status IIB (2.99).

vi

MỤC LỤC

LÝ LỊCH CÁ NHÂN.................................................................................................. i

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii

CẢM TẠ ................................................................................................................... iii

TÓM TẮT ................................................................................................................. iv

ABSTRACT................................................................................................................v

MỤC LỤC................................................................................................................. vi

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................ ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG........................................................................................x

DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... xiv

ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................1

Chương 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................2

1.1. Phạm vi nghiên cứu trong lâm học ......................................................................2

1.2. Phương pháp phân tích quần xã thực vật .............................................................2

1.2.1. Phân tích kết cấu loài cây gỗ.............................................................................2

1.2.2. Phân tích cấu trúc rừng .....................................................................................3

1.2.3. Phân tích đa dạng loài cây gỗ............................................................................3

1.3. Phương pháp thu mẫu trong nghiên cứu lâm học ................................................4

1.4. Một số nghiên cứu về rừng ở miền Đông Nam Bộ..............................................5

1.5. Thảo luận..............................................................................................................5

Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................7

2.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................7

2.2. Khí hậu – thủy văn ...............................................................................................7

2.3. Địa hình và thổ nhưỡng........................................................................................8

2.4. Tài nguyên rừng ...................................................................................................9

Chương 3...................................................................................................................10

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG...............................................10

vii

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................10

3.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................10

3.1.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................10

3.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................10

3.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................10

3.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................10

3.4. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................10

3.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................11

3.5.1. Phương pháp luận............................................................................................11

3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................11

3.5.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................14

3.5.4. Công cụ xử lý số liệu ......................................................................................19

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................20

4.1. Kết cấu họ và loài cây gỗ đối với hai trạng thái rừng IIA và IIB ......................20

4.1.1. Kết cấu họ và loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA ....................................20

4.1.2. Kết cấu họ và loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB.....................................26

4.2. Cấu trúc quần thụ đối với hai trạng thái rừng IIA và IIB ..................................33

4.2.1. Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng theo nhóm đường kính ............33

4.2.2. Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng theo lớp chiều cao ...................36

4.2.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính...............................................................38

4.2.4. Phân bố số cây theo cấp chiều cao..................................................................50

4.2.5. Phân bố số loài cây gỗ theo lớp chiều cao ......................................................58

4.2.6. Tính phức tạp về cấu trúc đối với trạng thái rừng IIA và IIB.........................60

4.3. Chỉ số cạnh tranh tán trong trạng thái rừng IIA và IIB......................................61

4.3.1. Xây dựng hàm ước lượng đường kính tán cây gỗ...........................................61

4.3.2. Xây dựng những hàm ước lượng chỉ số cạnh tranh tán theo cấp H................62

4.3.3. Chỉ số cạnh tranh tán theo các cấp chiều cao..................................................63

4.3.4. Chỉ số cạnh tranh tán đối với những loài cây gỗ.............................................66

4.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên đối với trạng thái rừng IIA và IIB...........................68

viii

4.4.1. Đặc điểm tái sinh tự nhiên đối với trạng thái rừng IIA...................................68

4.4.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên đối với trạng thái rừng IIB...................................71

4.4.3. So sánh tái sinh tự nhiên đối với hai trạng thái rừng ......................................75

4.5. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA và IIB.....................................77

4.6. Thảo luận............................................................................................................79

4.6.1. Kết cấu loài cây gỗ..........................................................................................79

4.6.2. Cấu trúc quần thụ ............................................................................................79

4.6.3. Tái sinh tự nhiên đối với hai trạng thái rừng...................................................80

4.6.4. Đa dạng loài cây gỗ.........................................................................................81

4.6.5. Đề xuất áp dụng kết quả nghiên cứu...............................................................81

Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................83

5.1. Kết luận ..............................................................................................................83

2. Tồn tại ...................................................................................................................83

3. Kiến nghị...............................................................................................................84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ix

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tên gọi đầy đủ

CCI Chỉ số cạnh tranh tán.

CV% Hệ số biến động

D (cm) Đường kính thân cây ngang ngực.

DT (m) Đường kính tán cây.

H (m) Chiều cao vút ngọn

g và G (m2

) Tiết diện ngang thân cây và quần thụ

IVI% Chỉ số giá trị quan trọng của loài cây gỗ

LT (m) Chiều dài tán cây

MAE Sai số tuyệt đối trung bình (Mean Absolute Error)

MAPE (%)

Sai số tuyệt đối trung bình theo phần trăm (Mean Absolute

Percent Error)

M (m3

/ha) Trữ lượng gỗ thân cây/ha

N (cây/ha) Mật độ cây gỗ

S

2 Phương sai

S Sai tiêu chuẩn

Se Sai số chuẩn của số trung bình/ước lượng

ST (m2

) Diện tích tán cây.

SSR Tổng bình phương sai lệch (Sum of Square Residuals)

V (m3

) Thể tích thân cây và lâm phần

x

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Kết cấu họ cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA trong rừng kín thường xanh

ẩm nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu. Đơn vị: 1,0 ha................................................20

Bảng 4.2. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA thuộc rừng kín thường

xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu. Đơn vị: 1,0 ha.......................................22

Bảng 4.3. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA trên ô tiêu chuẩn 1. Đơn vị

tính: 1 ha....................................................................................................................23

Bảng 4.4. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA trên ô tiêu chuẩn 2. Đơn vị

tính: 1 ha....................................................................................................................24

Bảng 4.5. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA trên ô tiêu chuẩn 3. Đơn vị

tính: 1 ha....................................................................................................................25

Bảng 4.6. Kết cấu họ cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB trong rừng kín thường xanh

ẩm nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu. Đơn vị: 1,0 ha................................................27

Bảng 4.7. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB thuộc rừng kín thường

xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực nghiên cứu. Đơn vị: 1,0 ha.......................................29

Bảng 4.8. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB trên ô tiêu chuẩn 4. Đơn vị

tính: 1 ha....................................................................................................................30

Bảng 4.9. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB trên ô tiêu chuẩn 5. Đơn vị

tính: 1 ha....................................................................................................................31

Bảng 4.10. Kết cấu loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB trên ô tiêu chuẩn 6. Đơn

vị tính: 1 ha................................................................................................................32

Bảng 4.11. Mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính đối với

trạng thái rừng IIA. Đơn vị tính: 1,0 ha. ...................................................................34

Bảng 4.12. Mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính đối với

trạng thái rừng IIB. Đơn vị tính: 1,0 ha. ...................................................................35

Bảng 4.13. Mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo lớp chiều cao đối với trạng

thái rừng IIA. Đơn vị tính: 1,0 ha. ............................................................................37

Bảng 4.14. Mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo lớp chiều cao đối với trạng

thái rừng IIB. Đơn vị tính: 1,0 ha..............................................................................37

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!