Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Hiện Trạng Quần Thể Gụ Mật Sindora Siamensis Teysm Ex Miq Và Giải Pháp Bảo Tồn Loài Tại Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập Tỉnh Bình Phước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TRẦN THỊ LIÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ GỤ MẬT
(Sindora siamensis Teysm. ex Miq.) VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN
LOÀI TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP,
TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
Đồng Nai, năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TRẦN THỊ LIÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ GỤ MẬT
(Sindora siamensis Teysm. ex Miq.) VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN
LOÀI TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP,
TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 862.02.11
LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phạm Văn Hường
Đồng Nai, năm 2022
iii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Đồng Nai, ngày … tháng … năm 2022
Người cam đoan
Trần Thị Liên
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
MỤC LỤC................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ.........................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................3
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đặc điểm lâm học ....................................................3
1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc, lâm học ................................................................3
1.1.2. Nghiên cứu tái sinh .....................................................................................7
1.2. Các nghiên cứu về bảo tồn thực vật nguy cấp, quý, hiếm ..............................11
1.2.1. Hệ thống cơ sở phân cấp thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm...................12
1.2.2. Các nghiên cứu về giải pháp bảo tồn thực vật nguy cấp, quý, hiếm ........15
1.3. Các nghiên cứu về Gụ mật..............................................................................19
1.3.1. Đặc điểm chung của Gụ mật.....................................................................19
1.3.2. Các nghiên cứu về loài.................................................................................20
1.4. Thảo luận chung..............................................................................................21
Chương 2. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............23
2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................23
2.1.1 Mục tiêu chung ..........................................................................................23
2.1.2 Mục tiêu cụ thể...........................................................................................23
2.2. Đối tượng, giới hạn nghiên cứu ......................................................................23
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................23
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................23
2.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................24
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................24
2.4.1. Phương pháp thừa kế tài liệu ....................................................................24
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ..........................................................24
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................27
2.4.4. Công cụ xử lý và phân tích số liệu............................................................32
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................................33
v
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ...........................................................................33
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới................................................................................33
3.1.2. Địa hình địa thế .........................................................................................33
3.1.3. Khí hậu, thủy văn......................................................................................34
3.1.4. Đất đai.......................................................................................................35
3.1.5. Hiện trạng tài nguyên rừng .......................................................................35
3.1.6. Đánh giá chung .........................................................................................38
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................................39
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động..........................................................................39
3.2.2. Thành phần kinh tế....................................................................................41
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................45
4.1. Đặc điểm lâm học của quần thể Gụ mật .........................................................45
4.1.1. Đặc điểm vật hậu học của Gụ mật ............................................................45
4.1.2. Phân bố tự nhiên tại VQG Bù Gia Mập....................................................46
4.1.3. Vai trò sinh thái của Gụ mật trong các trạng thái rừng.............................49
4.1.4. Đặc điểm cấu trúc quần thể Gụ mật trưởng thành ở các trạng thái rừng..50
4.1.6. Đặc điểm Gụ mật tái sinh trong các trạng thái rừng.................................55
4.2. Các tác động của cộng đồng đến quần thể cây Gụ mật ..................................61
4.2.1. Nguyên nhân suy thoái quần thể loài........................................................61
4.2.2. Hành vi, hoạt động tác động tiêu cực đến loài..........................................64
4.2.3. Tri thức và hành động tích cực trong bảo tồn, phát triển loài...................66
4.3. Hiện trạng công tác quản lý, BT, PT quần thể cây Gụ mật ............................68
4.3.1. Sự tham gia và mối quan hệ của các bên trong QL, BT, PT loài .............68
4.3.2. Các hoạt động quản lý, bảo tồn, phát triển ...............................................70
4.3.3. Đánh giá SWOT cho thực hiện quản lý, bảo tồn và phát triển Gụ mật....73
4.4. Một số giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển quần thể Gụ mật ..................74
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.......................................................................................79
1. Kết luận ..............................................................................................................79
2. Tồn tại ................................................................................................................81
3. Kiến nghị............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................82
PHỤ LỤC................................................................................................................. vii
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3. 1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp VQG tính đến tháng 10/2021 ..........35
Bảng 3. 2. Tổng trữ lượng bình quân theo các trạng thái rừng.................................37
Bảng 3. 3. Dân số và lao động các xã có diện tích đất do VQG quản lý..................40
Bảng 3. 4. Thống kê thu nhập bình quân trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp..............42
Bảng 4. 1. Đặc điểm cây tiêu chuẩn Gụ mật tại một số địa điểm quan sát...............45
Bảng 4. 2. Các đặc điểm vật hậu của Gụ mật tại VQG Bù Gia Mập........................45
Bảng 4. 3. Các pha vật hậu chính của Gụ mật ..........................................................46
Bảng 4. 4. Đặc điểm phân bố tự nhiên của các quần thể Gụ mật .............................47
Bảng 4. 5. Vai trò của Gụ mật trong trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu ..........49
Bảng 4. 6. Đặc trưng cấu trúc đường kính của quần thụ Gụ mật..............................50
Bảng 4. 7. Đường cong phân bố N/D của Gụ mật ....................................................50
Bảng 4. 8. Đặc điểm phân bố N/D của Gụ mật.........................................................51
Bảng 4. 9. Đặc trưng cấu trúc chiều cao của quần thụ Gụ mật.................................52
Bảng 4. 10. Đường cong phân bố Nlt/H của Gụ mật................................................53
Bảng 4. 11. Đặc điểm phân bố N/H của Gụ mật.......................................................53
Bảng 4. 12. Mật độ Gụ mật tái sinh theo nguồn gốc.................................................55
Bảng 4. 13. Mật độ Gụ mật tái sinh theo phẩm chất sinh trưởng .............................56
Bảng 4. 14. Mật độ Gụ mật tái sinh theo cấp chiều cao (H).....................................58
Bảng 4. 15. Hàm dự đoán phân bố N/H của Gụ mật ................................................59
Bảng 4. 16. Phân bố không gian trên mặt đất của cây tái sinh Gụ mật ....................60
Bảng 4. 17. Cây vấn đề suy thoái quần thể Gụ mật ..................................................61
Bảng 4. 18. Các hành vi, hành động tiêu cực tác động đến loài ...............................65
Bảng 4. 19. Tri thức và hành động tích cực trong QL, BT, PT loài .........................66
Bảng 4. 20. Hiện trạng và hiệu quả của các hoạt động trong QL, BT, PT loài ........70
v
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1 1. Đặc điểm hình thái Gụ mật .......................................................................19
Hình 2. 1. Sơ đồ cây vấn đề ......................................................................................31
Hình 2. 2. Sơ đồ Venn...............................................................................................32
Hình 4. 1. Bản đồ phân bố quần thể Gụ mật tại VQG Bù Gia Mập .........................48
Hình 4. 2. Biểu đồ phân bố Ntt/D và Nlt/D của Gụ mật ở rừng giàu .......................52
Hình 4. 3. Biểu đồ phân bố Ntt/D và Nlt/D của Gụ mật ở rừng TB.........................52
Hình 4. 4. Biểu đồ phân bố Ntt/D và Nlt/D của Gụ mật ở rừng nghèo ....................52
Hình 4. 5. Biểu đồ phân bố Ntt/H và Nlt/H của Gụ mật ở rừng nghèo ....................54
Hình 4. 6. Biểu đồ phân bố Ntt/H và Nlt/H của Gụ mật ở rừng trung bình..............54
Hình 4. 7. Biểu đồ phân bố Ntt/H và Nlt/H của Gụ mật ở rừng giàu .......................54
Hình 4. 8. Biểu đồ mật độ cây tái sinh theo cấp H....................................................59
Hình 4. 9. Sơ đồ Venn mối quan hệ của các tổ chức, cá nhân trong QL, BT. PT loài
...................................................................................................................................68
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt : Nghĩa của từ Từ viết tắt : Nghĩa của từ
BT : Bảo tồn HVVP : Hành vi vi phạm
BV : Bảo vệ IUCN :
Liên minh Bảo tồn Thiên
nhiên Quốc tế
CCKL : Chi cục Kiểm lâm KDCB : Kinh doanh chế biến
CĐ : Cộng đồng KHCN : Khoa học công nghệ
CGCN : Chuyển giao công nghệ LR : Ít nguy cấp
CN : Cá nhân MTR : Môi trường rừng
CR : Rất nguy cấp MTST : Môi trường sinh thái
CSHT : Cơ sở hạ tầng NCKH : Nghiên cứu khoa học
D : Đường kính NE : Không đánh giá
D1.3 : Đường kính ở vị trí 1,3m NN&PTNT :
Nông nghiệp & phát triển
nông thôn
DD : Thiếu dẫn liệu ODB : Ô dạng bản
ĐDSH : Đa dạng sinh học OTC : Ô tiêu chuẩn
Dtán : Đường kính tán PT : Phát triển
EN : Nguy cấp QBVPTR :
Quỹ bảo vệ phát triển
rừng
EW : Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên QL : Quản lý
EX : Tuyệt chủng QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
H : Chiều cao S.KHĐT : Sở Kế hoạch đầu từ
Hdc : Chiều cao dưới cành UBND : Ủy ban nhân dân
HGĐ : Hộ gia đình VQG : Vườn quốc gia
HKL : Hạt Kiểm lâm VU : Sẽ nguy cấp
HTQT : Hợp tác quốc tế WWF :
Quỹ Quốc tế về bảo tồn
thiên nhiên
Hvn : Chiều cao vút ngọn (m) XTTSTN : Xúc tiến tái sinh tự nhiên
vii
LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm theo học Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Phân hiệu
Trường Đại học Lâm nghiệp, nhất là trong khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt
nghiệp với chủ đề: “Nghiên cứu đặc điểm hiện trạng quần thể Gụ mật (Sindora
siamensis Teysm. ex Miq.) và giải pháp bảo tồn loài tại Vườn Quốc gia Bù Gia
Mập, tỉnh Bình Phước”. Cho đến nay, Đề tài cơ bản đã đạt được yêu cầu của khóa
đào tạo.
Để có được kết quả học tập, nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của các tập thể, cá nhân, quý thầy cô, gia đình và
bạn bè đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo Trường Đại
học Lâm nghiệp, quý lãnh đạo Phân hiệu trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai,
tập thể quý thầy cô giáo, quý thầy cô trong phòng KHCN&HTQT, các nhà khoa học
đã giúp đỡ tôi trong việc học tập, nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đến đơn
vị công tác đã tạo điều kiện cho tôi được theo học khóa học này. Tôi xin đặc biệt cảm
ơn TS. Phạm Văn Hường người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này. Cũng nhân đây, tôi xin cảm ơn đến tập thể anh chị em học
viên lớp K28A2, cán bộ, công nhân viên tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân đến cha
mẹ là những người sinh thành, cảm ơn chồng, con cùng anh chị em đã đồng hành, sát
cánh động viên tôi, hỗ trợ tôi trong thời gian qua.
Trân trọng cảm ơn!
Đồng Nai, tháng 6 năm 2022
Người thực hiện
Trần Thị Liên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gụ mật (Sindora siamensis Teysm. ex Miq.) còn có tên gọi khác là Gõ mật,
Gõ đen, Gõ xẻ. Gụ mật thuộc họ Đậu (Fabaceae), là loài cây gỗ lớn, cây sinh trưởng
chậm, cao tới 18 – 20 m và đường kính thân đạt tới 0,7 m. Gụ mật là loài thực vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm được xếp vào nhóm IIA của Nghị định số 84/2021/NĐ-CP.
Theo Sách đỏ Việt Nam, Gụ mật thuộc phân hạng EN A1a, c, d nghĩa là loài nguy
cấp đang bị suy giảm quần thể ít nhất 50% tại nơi phân bố. Trên thế giới, Gụ mật
phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia; ở Việt Nam Gụ mật sống trong rừng
nhiệt đới thường xanh và nửa rụng lá ở các tỉnh Tây nguyên như: Kon Tum, Gia Lai,
Đắk Lắk, Lâm Đồng và các tỉnh Đông Nam Bộ như: Bình Phước, Bình Dương, Tây
Ninh, Đồng Nai (IUCN, 2017; Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, 2007). Tại Vườn
quốc gia Bù Gia Mập, Gụ mật phân bố tập trung ở tiểu khu 1, 3, 5, 6, 7, 9, 22 và 24
(Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập, 2021; Vương Đức Hòa, 2019).
Gụ mật là loài có giá trị kinh tế cao do có gỗ tốt, cứng, có màu hồng và có vân
nâu đẹp. Được dùng đóng đồ dùng cao cấp trong gia đình, dùng trong điêu khắc và
trong xây dựng. Các kết quả đánh giá về thực trạng công tác quản lý, bảo tồn loài cho
thấy trong các thập niên vừa qua do gỗ của loài có giá trị cao nên chịu sự tác động
tiêu cực mạnh mẽ từ hoạt động khai thác trái phép. Từ đó dẫn đến số lượng cây giảm
sút nghiêm trọng, dẫn đến ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cây gỗ quý, hiếm của
Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng. Mặt khác, các thông tin dữ liệu
cũng cho thấy hiện nay có nhiều cơ sở sản xuất giống cây trồng đã tập trung gây tạo
giống để cung cấp nguồn cây giống cho trồng rừng, trồng cây đô thị, cây bóng mát.
Tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập những thông tin ban đầu ghi nhận còn sót lại các
quần thể cây Gụ mật trong các trạng thái rừng của kiểu rừng kín thường xanh mưa
ẩm nhiệt đới. Từ khi thành lập Vườn quốc gia đến nay, đơn vị cũng đã triển khai áp
dụng đồng bộ các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm nói chung và loài Gụ mật nói riêng (Vương Đức Hòa, 2019).
Loài Gụ mật cũng được một số đơn vị quan tâm và thực hiện các giải pháp bảo tồn.
Nhìn chung, những giải pháp quản lý, bảo tồn loài đã nhận được sự quan tâm của các
cơ quan chuyên môn, các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương (Vườn quốc gia
Bù Gia Mập, 2021). Xong cho đến nay chưa có báo cáo đánh giá cụ thể, chi tiết về
thực trạng quần thể và kết quả của công tác bảo tồn loài Gụ mật. Trong khi tính chất
cấp bách trong công tác bảo tồn, phát triển loài đòi hỏi có những thông tin cụ thể, sát
thực, có cơ sở khoa học. Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu đó, việc kế thừa những thành
2
quả nghiên cứu trước đây và tiếp tục đi sâu nghiên cứu về hiện trạng quần thể loài và
công tác bảo tồn loài tại VQG Bù Gia Mập là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.
Đó cũng là lý do đề tài luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm hiện trạng quần thể
Gụ mật (Sindora siamensis Teysm. ex Miq.) và giải pháp bảo tồn loài tại Vườn
quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” được đặt ra.