Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Hệ Thực Vật Tại Xã Phù Lưu Huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
4.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1960

Nghiên Cứu Đặc Điểm Hệ Thực Vật Tại Xã Phù Lưu Huyện Hàm Yên Tỉnh Tuyên Quang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CẢM ƠN

Sau bốn năm học tập và rèn luyện, để kết thúc khóa học 2014-2018 nhằm tạo

điều kiện cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Được sự đồng

ý của Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường,trường Đại học Lâm nghiệp

Việt Nam, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm hệ

thực vật tại xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”.

Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS.

Vương Duy Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện

thuận lợi trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban quản lý Hạt Kiểm lâm rừng đặc

rụng Cham Chu đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình điều tra thu thập thông tin.

Trân trọng cám ơn các bộ kiểm lâm, nhân viên tại UBND xã Phù Lưu và người dân

nơi đây đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực địa.

Mặc dù đã rất cố gắng trong suốt quá trình thực hiện, do điều kiện về thời gian,

năng lực, kinh nghiệp của bản thân và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu

khoa học còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong

nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các Quý Thầy cô để báo cáo được

hoàn thiện hơn.

Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả xử lý, tính toán là trung thực và

được trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, 22 tháng 05 năm 2018

Đinh Thị Phương Ngoan

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... i

MỤC LỤC ............................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v

DANH MỤC BIỂU ............................................................................................... vi

ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 3

1.1. Trên thế giới .................................................................................................... 3

1.2. Tại Việt Nam ................................................................................................... 5

1.3. Nghiên cứu hệ thực vật tại Tuyên Quang ....................................................... 11

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU .................................................................................................................... 13

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 13

2.1.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 13

2.1.1. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 13

2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 13

2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 13

2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 13

2.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp ......................................................................... 13

2.4.2. Phương pháp nội nghiệp ............................................................................. 15

Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI .................................. 20

3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 20

3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 20

3.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu ......................................................................... 20

3.1.3. Nguồn tài nguyên ....................................................................................... 21

3.2. Kinh tế xã hội ................................................................................................ 21

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 24

4.1. Đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật ........................................................... 24

4.1.1. Đánh giá tính đa dạng bậc ngành ................................................................ 24

iii

4.1.2. Tỷ trọng hai lớp trong ngành Ngọc lan ....................................................... 25

4.1.3. Đánh giá đa dạng các taxon dưới ngành ..................................................... 26

4.1.4. Các loài quý hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt tại khu vực nghiên cứu .......... 33

4.1.5. Các loài có ích tại khu vực nghiên cứu ....................................................... 35

4.2. Phân tích phổ dạng sống của hệ thực vật ....................................................... 37

4.2.1. Phân tích về phổ dạng sống tại khu vực nghiên cứu .................................... 37

4.2.2. So sánh với phổ dạng sống của các khu vực khác ....................................... 39

4.3. Phân tích mối quan hệ với thực vật khác ....................................................... 40

4.3.1. So sánh với hệ thực vật tại xã Lục Sơn, tỉnh Bắc Giang .............................. 40

4.3.2. So sánh chỉ số chi, chỉ số họ với hệ thực vật khác....................................... 41

4.4. Đề xuất giải pháp quản lý và phát triển hệ thực vật ....................................... 42

4.4.1. Các tác động đến tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu ..................... 42

4.4.2. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật .................................... 43

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ .............................................................. 45

Kết luận ................................................................................................................ 45

Tồn tại .................................................................................................................. 46

Kiến nghị ............................................................................................................. 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

IUCN International Union Conservation of Natural

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

VQG Vườn quốc gia

UBND Ủy ban nhân dân

ĐHLN Đại học Lâm nghiệp

NC Nghiên cứu

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Tổng hợp số họ, chi, loài của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ......... 24

Bảng 4.2: Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn ...................................... 25

Bảng 4.3: Danh sách các họ thực vật nhiều loài, chi tại khu vực nghiên cứu ........ 27

Bảng 4.4: Danh sách các chi thực vật nhiều loài tại khu vực nghiên cứu .............. 29

Bảng 4.5: Danh sách các họ thực vật đơn loài tại khu vực nghiên cứu ................. 30

Bảng 4.6: Danh sách các loài quý hiếm tại khu vực nghiên cứu ........................... 35

Bảng 4.7: Tỷ lệ các công dụng của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ................ 35

Bảng 4.8: Tỷ lệ các nhóm dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ....... 37

Bảng 4.9: Bảng tổng hợp các taxon của hai hệ thực vật ở hai khu vực ................. 41

Bảng 4.10. So sánh các chỉ số đa dạng của hệ thực vật xã Phù Lưu với các hệ thực

vật khác ................................................................................................................ 41

vi

DANH MỤC BIỂU

Biểu 4.1. Biểu đồ so sánh số họ, chi, loài của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu 25

Biểu 4.2: Biểu đồ thể hiện tỉ trọng lớp Ngọc lan và lớp Loa kèn tại khu vực xã Phù

Lưu…………. ...................................................................................................... 26

Biểu 4.3. Biểu đồ thể hiện số loài của 14 họ đa dạng nhất của hệ thực vật tại xã Phù

Lưu 28

Biểu 4.4. Biểu đồ thể hiện số loài của 13 chi đa dạng nhất của hệ thực vật tại xã Phù

Lưu 30

Biểu 4.5. Biểu đồ thể hiện các nhóm công dụng của hệ thực vật tại xã Phù Lưu .. 37

Biểu 4.6. Biểu đồ các dạng sống chính của hệ thực vật xã Phù Lưu ..................... 38

Biểu 4.7. Biểu đồ các kiểu dạng sống của nhóm cây có chồi trên ......................... 39

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới có hệ sinh thái rừng vô cùng

phong phú và đa dạng. Từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài

nước về đa dạng sinh học của Việt Nam đã nhận định rằng Việt Nam là một trong

16 nước có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều loài động, thực vật quý

hiếm, các hệ sinh thái rừng đặc trưng, và là nước có trung tâm đa dạng sinh học giàu

có nhất của vùng Đông Nam Á.

Rừng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái.

Ngoài chức năng cung cấp những lâm sản phục vụ cho nhu cầu của con người, rừng

còn có chức năng bảo vệ môi trường sinh thái và rừng là nơi lưu giữ các nguồn gen

động thực vật phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, và quan trọng

hơn cả đó là rừng cung cấp nguồn Oxy vô tận cho con người và các loài sinh vật có

thể tồn tại đến ngày nay. Rừng có những chức năng đó là nhờ có tính đa dạng sinh

học của hệ sinh thái. Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là

hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các

loài và là những hệ sinh thái vô cùng phúc tạp cùng tồn tại trong một môi trường.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích rừng trên thế giới nói chung và Việt

Nam nói riêng đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, do nhiều nguyên nhân khác

nhau như dân số thế giới tăng, di canh di cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhu

cầu về lâm sản khiến cho con người sử dụng nguồn tài nguyên rừng không hợp lý

dẫn đến rừng bị suy giảm nghiêm trọng và kéo theo suy giảm đa dạng sinh học.

Chính vì vậy loài người đã, đang và sẽ phải đứng trước một thử thách, đó là sự suy

giảm về đa dạng sinh học dẫn đến sự thai đổi môi trường sinh thái và làm không ít

các loài sinh vật đã và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, bên cạnh đó còn làm mất cân

bằng của môi trường kéo theo những thiên tai như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, gió

bão, ô nhiễm môi trường sống của con người,… Tất cả những thảm họa đó là hậu

quả trực tiếp hay gián tiếp của việc suy giảm đa dạng sinh học. Vì vậy vấn đề cấp

thiết được các nhà khoa học và nhân loại đặt ra là hãy cùng nhau bảo vệ rừng, bảo

vệ tính đa dạng sinh học.

2

Xã Phù Lưu là một xã miền núi thuộc huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang nằm

trong khu rừng đặc dụng Chàm Chu. Rừng tự nhiên ở khu vực này không còn nhiều

nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc duy trì tính đa dạng sinh học và

bảo vệ môi trường sinh thái tại địa phương. Trong những năm qua, mặc dù đã được

bảo vệ nghiêm ngặt nhưng các hoạt động khai thác gỗ củi và lâm sản trái phép vẫn

diễn ra. Các tác động tiêu cực của người dân địa phương đã ảnh hưởng xấu đến tính

đa dạng sinh học nhất là đối với các loài quý hiếm và các loài có vai trò quan trọng

đối với hệ sinh thái nơi đây. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá tài nguyên

thực vật của một khu vực sẽ xác định được bản chất, tính chất, mức độ đa dạng của

hệ thực vật tại khu vực và qua đó dự báo được xu hướng hiến đổi của chúng trong

tương lai gần, làm cơ sở kho học trong việc sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, bảo

tồn nguồn gen quý hiếm.

Nhằm đóng góp một phần kết quả nghiên cứu của đề tài là sơ sở khoa học phục

vụ cho công tác quản lý, sử dụng, phát triển bền vững tài nguyên thực vật tại xã Phù

Lưu, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại xã Phù Lưu, huyện

Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” để góp phần bảo vệ và phát triển tài nguyên thực vật

nói riêng và đa dạng sinh học nói chung của Việt Nam.

3

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới

Việc nghiên cứu đa dạng thực vật trên thế giới đã có từ lâu. Người ta đã tìm

thấy các tài liệu có môt tả về thực vật xuất hiện ở Ai Cập khoảng 3000 năm trước

Công nguyên và ở Trung Quốc 2000 năm trước Công nguyên. Song những công

trình có giá trị xuất hiện vào thế kỷ XIX – XX như: Thực vật chí Hong Kong (1861),

Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ

(1874), Thực vật chí Hải Nam (1972-1977), Thực vật chí Malaysia (1892-1897),

Thực vật chí Vân Nam (1977), Thực vật chí Đông Dương của Lecomte và cộng sự

(1907-1952).

Kiến thức về cây cỏ được loài người ghi chép và lưu lại. Tác phẩm ra đời

sớm nhất có lẽ là của Aristote (384-322 trước công nguyên). Tiếp đó là tác phẩm

lịch sử thực vật của Theophraste (khoảng 349 trước công nguyên) trong đó ông

đã mô tả, giới thiệu gần 500 loài cây cỏ với các chỉ dẫn nơi mọc và công dụng.

Trong lĩnh vực nghiên cứu về đa dạng của hệ thực vật và thảm thực vật đã

có nhiều tác giả trên thế giới quan tâm và có các công trình công bố như:

- Lecomte, H, 1907-1952, Flora generale de I’ Indochine. Tom I-VII, Paris.

- Phedorov A.A, 1965. Vai trò của tài nguyên thực vật đối với kinh tế quốc dân,

Tạp chí Tài nguyên thực vật, tập 1 số 1, Tiếng Nga.

- Plant Resources of South - East – Asia -7, 1995. Bamboo – Bogor Indonesia

- IUCN, 1998. The world list of Threatened trees. World Conservasion Press.

- IUCN, 2001, Red list of Threatened Plants.

Ở Nga, từ năm 1928-1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ nghiên

cứu hệ thực vật. Tolmachop A.I cho rằng “Chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ

lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng không có sự phân

hóa về mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể. Tolmachop A.I đã đưa ra một

nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể ở vùng nhiệt đới ẩm thường xanh là

1500-2000 loài.

Brummit (1992) chuyên gia của Phòng Bảo Tàng Thực Vật Hoàng Gia

Anh, trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống kê tiêu bản thực

4

vật bậc cao có mạch trên thế giới vào 511 họ, 13.884 chi, 6 ngành là: Khuyết lá

thông(Plilotophyta), Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta),

Dương xỉ(Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) và Hạt kín (Angiospermae).

Trong đó ngành Hạt kín (Angiospermae) có 13.477 họ, 454 chi và được chia ra hai

lớp là :Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) bao gồm 10.715 chi, 357 họ và Lớp Một

lá mầm(Monocotyledoneae) bao gồm 2.762 chi, 97 họ.

Takhtajan Viện sỹ thực vật, Acmenia đã có những đóng góp lớn cho

khoa học phân loại thực vật. Trong cuốn “Diversity and Classifcation of Flowering

Plant” (1977), đã thống kê và phân chia toàn bộ thực vật Hạt kín trên thế giới

khoảng 260.000 loài, vào khoảng 13.500 chi, 591 họ, 232 bộ thuộc 16 phân lớp và

2 lớp. Trong đó Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) gồm 11 phân lớp, 175 bộ, 458

họ, 10.500 chi; không dưới 195.000 loài vào Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae)

gồm 6 phân lớp, 57 bộ, 133 họ, trên 3000 chi và khoảng 65.000 loài.

Engler (1882) đưa ra con số thống kê cho thấy số loài thực vật Thế giới là

275.000 loài, trong đó thực vật có hoa có 155.000 – 160.000 loài, thực vật

không có hoa có 30.000 – 135.000 loài. Riêng thực vật có hoa trên Thế giới,

Van lop (1940) đưa ra con số 200.000 loài, Grosgayem (1949) là 300.000 loài.

Hai vùng giàu có nhất thế giới là Brazil 40.000 loài và quần đảo Malaixia

45.000 loài, 800 chi, 120 họ trong khi đó ở Trung Trung Hoa có 2.900 loài, 936

chi, 155 họ (Dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008).

Sau khi học thuyết tiến hóa của S. Darwin ra đời các cơ sở lý luận của địa

lý thực vật cũng được hình thành và phát triển. Sau đó, trong nửa sau thế kỷ XIX

có nhiều công trình nghiên cứu địa lý thực vật xuất hiện và phát triển theo các

xu hướng chính, Đánh giá số lượng thực vật, phân vùng địa lý thực vật.

Về xác định yếu tố địa lý của từng loài có các tác giả như, Aliochin

(1961), Schmidthusen (1976), Pócs Tamás (1965), Takhtajan (1978), K. et J. Wu

(1991).

Xác định các loài đặc hữu là vấn đề cũng rất quan trọng khi phân tích đặc

trưng phân bố địa lý của hệ thực vật. Theo T. Pocs, A.I.Tolmatrov, “... đặc hữu là

những loài chỉ phân bố ở một vùng (miền, địa phương...) duy nhất trên trái đất, không

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!