Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Đặc Điểm Hệ Thực Vật Tại Rừng Phòng Hộ Phu Phạ Tỉnh Hua Phăn Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
PREMIUM
Số trang
135
Kích thước
3.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1346

Nghiên Cứu Đặc Điểm Hệ Thực Vật Tại Rừng Phòng Hộ Phu Phạ Tỉnh Hua Phăn Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHOUVISIT SENGPHATHAM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỆ THỰC VẬT TẠI

RỪNG PHÒNG HỘ PHU PHẠ, TỈNH HUA PHĂN,

NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

CHUYÊN NGHÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

MÃ SỐ: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. VƢƠNG DUY HƢNG

Hà Nội, 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoàn bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa

học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung

thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà nội, ngày ……. Tháng……. Năm 2019

Tác giả

Phouvisit

SENGPHATHAM

LỜI CÁM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện làm luận văn tốt nghiệp, trong

chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ khoa học Lâm nghiệp, chuyên ngành Quản lý tài

nguyên rừng, tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, tôi luôn nhận đƣợc sự

ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, đồng

nghiệp và bạn bè. Nhân dịp hoàn thành bản Luận văn tốt nghiệp, tôi xin bày

tỏ lòng biết ơn tới các tổ chức và cá nhân dƣới đây:

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý và các thầy cô giáo

trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức cho tôi

trong suốt 2 năm học qua.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy TS. Vƣơng Duy Hƣng,

giáo viên hƣớng dẫn tôi định hƣớng nghiên cứu, và tạo mọi điều kiện giúp đỡ

tôi hoàn thiện bản Luận văn này.

Tôi xin cảm ơn chính quyền, nhân địa phƣơng, sở Nông lâm nghiệp

tỉnh Hua Phăn, Ủy ban Nhân dân huyện Sốp Bâu, Phòng Nông lâm nghiệp

huyện Sốp Bâu, tỉnh Hua Phăn, nƣớc CHDCND Lào đã tạo điều kiện giúp đỡ

tôi thu thập số liệu ngoại nghiệp.

Tôi xin cảm ơn Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, các bạn bè đồng du học

đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian từ khi tôi chuẩn bị đến Việt Nam

và ở Việt Nam.

Xin cảm ơn Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã tạo điều kiện

cho tôi đƣợc học tập rèn luyện ở Việt Nam. Tôi mong sự hợp tác của hai quốc

gia ngày càng bền chặt, thắm thiết, ổn định và lâu dài.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện luận văn,

nhƣng có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc ý

kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, bạn bè,

đồng nghiệp để bản luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn! ĐHLN, tháng 5 năm 2019

Tác giả

Phouvisit SENGPHATHAM

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................... i

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT....................................... v

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 3

1.1. Nghiên cứu thực vật trên Thế giới ............................................................. 3

1.2. Nghiên cứu hệ thực vật tại Lào.................................................................. 9

1.3. Nghiên cứu về thực vật tại rừng phòng hộ Phu Phạ ................................ 13

Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU................................................................................................ 14

2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 14

2.1.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 14

2.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 14

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 14

2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 14

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 14

2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 14

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 15

2.4.1. Phƣơng pháp lập danh lục thực vật và xác định bản chất hệ thực vật.. 15

2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu yếu tố địa lý của hệ thực vật ........................ 21

2.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu dạng sống của hệ thực vật............................ 24

2.4.4. Phƣơng pháp xác định các tác động đến hệ thực vật............................ 26

4.4.5. Phƣơng pháp đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên thực vật................ 27

Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU................................................................................................ 28

3.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 28

3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 28

3.1.2. Khí hậu .................................................................................................. 29

3.1.3. Thủy văn................................................................................................ 29

3.1.4. Địa chất, thổ nhƣỡng............................................................................. 29

3.1.5. Tài nguyên sinh vật ............................................................................... 29

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .......................................... 30

Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 31

4.1. Danh lục và bản chất hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ....................... 31

4.1.1. Danh lục thực vật .................................................................................. 31

4.1.2. Bản chất hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu........................................ 31

4.2. Yếu tố địa lý của hệ thực vật.................................................................... 46

4.3. Dạng sống của hệ thực vật ....................................................................... 48

4.3.1. Phổ dạng sống tại khu vực nghiên cứu ................................................. 48

4.3.2. So sánh với phổ dạng sống của các khu vực khác ................................ 50

4.4. Các tác động đến tài nguyên thực vật tại khu vực nghiên cứu ................ 52

4.4.1. Tác động tích cực .................................................................................. 52

4.4.2. Tác động tiêu cực .................................................................................. 55

4.5. Đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên thực vật tại RPH Phu Phạ ............ 56

4.5.1. Nhóm giải pháp về kỹ thuật .................................................................. 56

4.5.2. Các nhóm giải pháp về mặt xã hội........................................................ 57

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ........................................................ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 63

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa

CHDCND Công hòa dân chủ nhân dân

ĐHLN Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

ITM Viện Y học cổ truyền

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên

Thiên nhiên

IUCN RL IUCN Red List: Danh lục đỏ của IUCN

KVNC Khu vực nghiên cứu

LSNG Lâm sản ngoài gỗ

NUOL Đại học Quốc gia Lào

NXB Nhà xuất bản

PDR Công hòa dân chủ nhân dân

RPH Rừng phòng hộ

SCN Sau công nguyên

STT Số thứ tự

TCN Trƣớc công nguyên

VQG Vƣờn Quốc gia

VQG-KBT Vƣờn Quốc gia – Khu bảo tồn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Tổng hợp số họ, chi, loài của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu. 31

Bảng 4.2. Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn............................... 32

Bảng 4.3. Danh sách các họ thực vật nhiều loài, chi tại khu vực nghiên cứu 34

Bảng 4.4. Danh sách các chi thực vật nhiều loài tại khu vực nghiên cứu ...... 35

Bảng 4.5. Danh sách các họ thực vật đơn loài tại khu vực nghiên cứu.......... 37

Bảng 4.6. Danh sách các loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại khu vực theo

IUCN Red List 2019 ....................................................................................... 41

Bảng 4.7. Tỷ lệ các công dụng của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu ........ 42

Bảng 4.8. So sánh số họ, chi loài ở các taxon bậc ngành của Phu Phạ với các

khu vực tƣơng đƣơng khác của Việt Nam ...................................................... 44

Bảng 4.9. So sánh hệ thực vật nghiên cứu với các hệ thực vật khác bằng chỉ

số Sorenson (S)................................................................................................ 45

Bảng 4.10. Tổng hợp yếu tố địa lý của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu .. 46

Bảng 4.11. Tỷ lệ các nhóm dạng sống của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu48

Bảng 4.12. So sánh phổ dạng sống KVNC với các VQG-KBT của Việt Nam51

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Tỉ trọng hai lớp Ngọc lan và Loa kèn tại khu vực nghiên cứu...........33

Biểu đồ 4.2. Tỷ trọng của 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật RPH Phu Phạ .......34

Biểu đồ 4.3. Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật rừng phòng hộ Phu Phạ..........36

Biểu đồ 4.4. Các nhóm công dụng của hệ thực vật tại RPH Phu Phạ.....................43

Biểu đồ 4.5. Phổ các yếu tố địa lý thực vật hệ thực vật RPH Phu Phạ ...................47

Biểu đồ 4.6. Các dạng sống chính của hệ thực vật RPH Phu Phạ...........................49

Biểu đồ 4.7. Các kiểu dạng sống của nhóm cây có chồi trên...................................50

Biểu đồ 4.8. So sánh phổ dạng sống của RPH Phu Phạ và các khu vực lân cận...51

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng đối với con ngƣời và động

thực vật. Vì rừng là nơi cung cấp 4 yếu tố cơ bản cho sự sinh sống của sinh

vật nhƣ: nguồn lƣợng thực, nơi cƣ trú, vật liệu làm đồ tiêu dung hàng ngày và

thuốc chữa bệnh… Ngoài ra chức năng cung cấp 4 yếu tố cơ bản cho sự sinh

sống của sinh vật, rừng còn là lá phổi xanh cung cấp Oxy cho trái đất, cung

cấp thông tin cho việc nghiên cứu khoa học, là nơi nghỉ ngơi du lịch sinh

thái… Đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, con ngƣời đã lạm dụng quá mức

vào tự nhiên làm cho nhiều cánh rừng các vùng bị giảm sút cả về diện tích và

chất lƣợng. Khi hệ sinh thái rừng bị tàn phá quá mức, tính điều tiết của nó mất

đi, nhiều trận lũ quét, sạt lở, gió bão, hạn hán, cháy rừng, ô nhiễm môi trƣờng

sống, các căn bệnh hiểm nghèo… sẽ thƣờng xuyên đe dọa cộng đồng dân cƣ

địa phƣơng, thiệt hại về nhân lực và vật chất sẽ không lƣờng hết đƣợc. Tất cả

thảm họa đó là kết quả của việc phá rừng. Vì vậy vấn đề cấp thiết đƣợc các

nhà khoa học và nhân loại đặt ra là hãy cùng nhau bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa

dạng sinh học.

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, CHDCND Lào có nguồn tài

nguyên động thực vật khá đa dạng và phong phú. Diện tích rừng và đất rừng

của Lào xấp xỉ 11.200.000 ha chiếm 47% diện tích cả nƣớc, bao gồm: Rừng

nửa rụng lá chiếm diện tích lớn 35 %; Rừng thƣờng xanh và Rừng thƣờng

xanh khô chiếm 5%; Rừng lá kim chiếm 2% và Rừng khộp chiếm 5%. Tuy

nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà diện tích cũng chất lƣợng rừng

tại một số nơi của Lào đang có su hƣớng bị suy giảm. Nhận thấy đƣợc tính

cấp thiết cần phải bảo tồn rừng và các giá trị đa dạng sinh học của rừng, hiện

nay Chính phủ nƣớc CHDCND Lào đã thành lập đƣợc 25 Khu bảo tồn thiên

nhiên và Vƣờn Quốc gia.( Khoua Thor 2018).

Rừng phòng hộ Phu Phạ nằm trên địa giới của huyện Sốp Bau, tỉnh

Hua Phăn, nƣớc CHDCND Lào. Rừng phòng hộ có diện tích khoảng 12.078

ha, đƣợc thành lập với mục tiêu bảo vệ các hệ sinh thái đa dạng sinh học đặc

trƣng của địa phƣơng, giữ gìn môi trƣờng, giữ nguồn nƣớc và chống xói mòn

đất. Rừng phòng hộ Phu Phạ thuộc kiểu rừng tự nhiên đại diện cho địa hình

đồi núi phía Đông Bắc của Lào. Do ngƣời dân thấy đƣợc sự quan trọng của

rừng và tham gia với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phƣơng về công

tác bảo vệ và phát triển rừng, nên hiện nay khu vực này còn khá nguyên vẹn

và phong phú về tài nguyên động vật và thực vật. Rừng phòng hộ Phu Phạ

đang đƣợc đề xuất thành Khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Hua Phăn. Tuy

nhiên đến nay tại Phu Phạ, mới chỉ có các thông tin chung chung về tài

nguyên rừng, các dữ liệu tổng hợp về hệ thực vật hầu nhƣ chƣa có. Vì vậy tôi

đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại rừng phòng hộ

Phu Phạ, tỉnh Hua Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”. Kết quả

nghiên cứu sẽ là số liệu khoa học ban đầu rất có giá trị về hệ thực vật tại Phu

Pha, là cơ sở cho chính quyền địa phƣơng xây dựng các giải pháp quản lý

hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học ở địa phƣơng.

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu thực vật trên Thế giới

Việc nghiên cứu hệ thực vật trên thế giới đã có từ lâu. Các tài liệu mô tả

về hệ thực vật xuất hiện ở Ai Cập khoảng 300 năm trƣớc công nguyên và ở

Trung quốc khoảng 200 năm trƣớc công nguyên. Song những công trình có

giá trị xuất hiện vào thế kỷ XIX-XX nhƣ, Thực vật chí Hongkong (1861),

Thực vật chí Australia (1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn

Độ (1874). Theo hƣớng nghiên cứu thống kê và mô tả thực vật phải kể đến

các công trình nhƣ, Thực vật chí Đông Dƣơng của Lecomte và cộng sự (1907-

1952), Thực vật chí Malasia (1948-1972), Thực vật chí Vân Nam (1979-

1997).

Kiến thức về cây cỏ đƣợc loài ngƣời ghi chép và lƣu lại. Tác phẩm ra

đời sớm nhất có lẽ là của Aristote (384-322 trƣớc công nguyên). Tiếp đó là

tác phẩm lịch sử thực vật của Theophraste (khoảng 349 trƣớc công nguyên)

trong đó ông đã mô tả, giới thiệu gần 500 loài cây cỏ với các chỉ dẫn nơi mọc

và công dụng.

Một số tác giả nghiên cứu về hệ thực vật Trung quốc nhƣ, Dunn S. T.

và Tutcher W. J. (1912) về thực vật Quảng Đông và Hồng Kông, Chen Feng￾hwai và Wu Te-lin (1987-2006) về thực vật chí Quảng Đông, Huang Tseng￾chieng (1994-2003) đã cho ra đời bộ thực vật đài loan, Wu Zheng-yi và

Raven P.H. (1994-2007) với thực vật chí Trung Quốc, Wu Te-lin (2002) với

danh lục các loài thực vật Hồng Kông. Mới đây nhất, năm 2008, Hu Shiu￾ying đã công bố cuốn Thực vật chí Hồng Kông.

Ở Nga, từ năm 1928-1932 đƣợc xem là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ

nghiên cứu hệ thực vật. Tolmachop A.I cho rằng “Chỉ cần điều tra trên một

diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của nơi sống nhưng

không có sự phân hóa về mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể.

Tolmachop A.I đã đƣa ra một nhận định là số loài của một hệ thực vật cụ thể

ở vùng nhiệt đới ẩm thƣờng xanh là 1500-2000 loài.

Engler (1882) đƣa ra con số thống kê cho thấy số loài thực vật Thế giới

là 275.000 loài, trong đó thực vật có hoa có 155.000 – 160.000 loài, thực vật

không có hoa có 30.000 – 135.000 loài. Riêng thực vật có hoa trên Thế giới,

Van lop (1940) đƣa ra con số 200.000 loài, Grosgayem (1949) là 300.000

loài. Hai vùng giàu có nhất thế giới là Brazil 40.000 loài và quần đảo

Malaixia 45.000 loài, 800 chi, 120 họ trong khi đó ở Trung Trung Hoa có

2.900 loài, 936 chi, 155 họ (Dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008).

Takhtajan Viện sỹ thực vật, Acmenia đã có những đóng góp lớn cho

khoa học phân loại thực vật. Trong cuốn “Diversity and Classifcation of

Flowering Plant” (1977), đã thống kê và phân chia toàn bộ thực vật Hạt kín

trên thế giới khoảng 260.000 loài, vào khoảng 13.500 chi, 591 họ, 232 bộ

thuộc 16 phân lớp và 2 lớp. Trong đó Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) gồm

11 phân lớp, 175 bộ, 45) 8 họ, 10.500 chi; không dƣới 195.000 loài vào Lớp

Một lá mầm (Monocotyledoneae) gồm 6 phân lớp, 57 bộ, 133 họ, trên 3000

chi và khoảng 65.000 loài.

Brummit (1992) chuyên gia của Phòng Bảo Tàng Thực Vật Hoàng Gia

Anh, trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống kê tiêu bản

thực vật cao có mạch trên thế giới vào 511 họ, 13.884 chi, 6 ngành là, Khuyết

lá thông (Plilotophyta), Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút

(Equisetophyta), Dƣơng xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) và

Hạt kín (Angiospermae).Trong đó ngành Hạt kín (Angiospermae) có 13.477 họ,

454 chi và đƣợc chia ra hai lớp là, Lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) bao gồm

10.715 chi, 357 họ và Lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) bao gồm 2.762 chi,

97 họ.

Theo Phạm Hoàng Hộ (1992 – 2003), hệ thực vật trên Thế giới nhƣ sau,

Pháp có khoảng 4.800 loài, châu Âu 11.000 loài, Ấn Độ có khoảng 12.000 –

14.000 loài, Malaysia và Indonesia có khoảng 25.000 loài.

Lê Trần Chấn và cộng sự (1999), đƣa ra con số về số lƣợng loài thực vật

ở các vùng nhƣ sau, vùng hàn đới (đất mới, 208 loài), vùng ôn đới (Litva,

1.439 loài), cận nhiệt đới (Palextin, 2.334 loài), vùng nhiệt đới ẩm và nhiệt

đới gió mùa (Philippin 8.099 loài, Bắc Việt Nam 5.609 loài). Trong phạm vi

bắc bán cầu, tỷ lệ 10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật giảm giần từ vùng bắc

cực đến vùng xích đạo (từ gần 75% đến khoảng 40%). Trong khi đó số họ

chiếm vị trí nổi bật trong 10 họ giàu loài nhất tăng dần từ vùng nhiệt đới

(10%) đến vùng ôn đới, nhất là hàn đới.

Sau khi học thuyết tiến hóa của S. Darwin ra đời các cơ sở lý luận của

địa lý thực vật cũng đƣợc hình thành và phát triển. Sau đó, trong nửa sau thế

kỷ XIX có nhiều công trình nghiên cứu địa lý thực vật xuất hiện và phát triển

theo các xu hƣớng chính, Đánh giá số lƣợng thực vật, phân vùng địa lý thực

vật.

Về xác định yếu tố địa lý của từng loài có các tác giả nhƣ, Aliochin

(1961), Schmidthusen (1976), Pócs Tamás (1965), Takhtajan (1978), K. et J.

Wu (1991).

Xác định các loài đặc hữu là vấn đề cũng rất quan trọng khi phân tích

đặc trƣng phân bố địa lý của hệ thực vật. Theo T. Pocs, A.I.Tolmatrov,

J.Schmithuse, “... đặc hữu là những loài chỉ phân bố ở một vùng (miền, địa

phƣơng...) duy nhất trên trái đất, không thể phát hiện ở bất kỳ nơi nào khác”.

Rõ ràng là với cách hiểu này khi xác định tính đặc hữu chỉ cần quan tâm đến

không gian phân bố hiện tại của loài này hoặc loài kia, chứ không cần biết

nguồn gốc phát sinh của chúng. Nó khác với việc phân tích hệ thực vật về mặt di

truyền là để xác định nguồn gốc phát sinh, từ đó khẳng định đây là loài bản địa

hoặc di cƣ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!