Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm gen H5 và N1 của virus cúm A/H5N1 phân lập tại Việt Nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNCÔNG NGHỆ
SINH HỌC
NGUYỄN THỊ BÍCH NGA
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GEN H5 VÀ N1 CỦA VIRUS
CÚM A/H5N1 PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM ĐỂ TẠO NGUỒN
NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VACCINE THẾ HỆ MỚI
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Ị T
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Ng-êi
NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và một số kết quả cùng cộng tác
với các cộng sự khác.
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, một phần đã được
công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành với sự đồng ý và cho phép của các
đồng tác giả.
Phần còn lại chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ngày tháng năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Bích Nga
v
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu , các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
i
ii
iii
vi
vii
viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ VIRUS CÖM 4
1.1.1. Virus cúm và phân loại virus cúm 4
1.1.2. Đặc điểm tiến hóa tạo nên các phân dòng có độc lực cao của virus
cúm A/H5N1
5
1.1.3 Sự hình thành genotype của virus cúm A/H5N1 trên thế giới và Việt
Nam
7
1.1.4 Biến đổi thành phần gen hemagglutinin (HA) tạo nên các nhóm
kháng nguyên (clade) của virus cúm A/H5N1
9
1.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VIRUS CÚM A 11
1.2.1. Đặc tính cấu trúc chung 11
1.2.2. Cấu trúc hệ gen của virus cúm A 13
1.2.3. Chức năng các phân đoạn trong hệ gen 14
1.3. CẤU TRÖC, CHỨC NĂNG CỦA HEMAGGLUTININ VÀ
NEURAMINIDASE
15
1.3.1. Protein hemagglutinin (HA) 15
1.3.2. Protein neuraminidase (NA) 19
1.4. CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐỘC LỰC 21
1.5. CÁC PHƢƠNG THỨC BIẾN ĐỔI KHÁNG NGUYÊN 22
1.5.1. Hiện tƣợng «lệch kháng nguyên» 22
1.5.2. Hiện tƣợng «trộn kháng nguyên» 24
1.5.3. Hiện tƣợng glycosyl hoá 24
1.6. BỆNH CÖM GIA CẦM 25
1.6.1. Lịch sử bệnh cúm gia cầm 25
1.6.2. Tình hình bệnh cúm A/H5N1 trên thế giới 27
1.6.3. Tình hình dịch cúm A/H5N1 ở Việt Nam 28
1.6.4. Đặc điểm của bệnh cúm gia cầm 28
1.6.4.1. Triệu chứng - bệnh tích ở cúm gia cầm 28
v
1.6.4.2. Triệu chứng bệnh cúm gia cầm ở người 29
1.6.5. Tính thích ứng đa vật chủ của virus cúm A/H5N1 29
1.6.6. Cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của virus cúm A trong tế bào 31
1.6.7. Phƣơng thức lây truyền của virus cúm gia cầm 32
1.6.8. Sức đề kháng của virus 33
1.7. CÁC LOẠI VACXIN PHÕNG BỆNH CHO GIA CẦM 33
1.8. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ VIRUS CÖM GIA CẦM A/H5N1 TẠI VIỆT
NAM
36
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. ĐỐI TƢỢNG 39
2.2. NỘI DUNG 39
2.3. VẬT LIỆU 39
2.4. DỤNG CỤ, TRANG THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT NGHIÊN CỨU 40
2.4.1. Dụng cụ, trang thiết bị 40
2.4.2. Hóa chất 40
2.5. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH GEN H5 VÀ N1 CỦA VIRUS
CÚM A/H5N1
40
2.6. CÁC PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC PHÂN TỬ NGHIÊN CỨU GEN
VIRUS CÚM A/H5N1
41
2.6.1. Phƣơng pháp tách chiết ARN tổng số 41
2.6.2. Phƣơng pháp RT-PCR 42
2.6.3. Phƣơng pháp điện di kiểm tra và tinh sạch sản phẩm RT-PCR 42
2.7. PHƢƠNG PHÁP DÕNG HÓA 43
2.7.1. Nối sản phẩm RT-PCR/PCR vào vector tách dòng 43
2.7.2. Chuyển nạp sản phẩm dòng hóa vào tế bào khả biến 44
2.7.3. Chọn lọc, nuôi cấy khuẩn lạc và tách chiết ADN tái tổ hợp 45
2.7.4. Kiểm tra ADN tái tổ hợp 45
2.8. PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ NUCLEOTIDE 45
2.9. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 47
2.9.1. Xử lý chuỗi trong chƣơng trình Chromas 47
2.9.2. Chƣơng trình biên tập chuỗi nucleotide SeqEd 48
2.9.3. Hệ chƣơng trình MacVector 48
2.9.4. Chƣơng trình so sánh và phân tích chuỗi gen GeneDoc 48
2.9.5. Chƣơng trình phân tích di truyền tiến hóa phân tử (MEGA) 49
2.9.6. Xử lý số liệu trong nghiên cứu 49
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 50
3.1. THU NHẬN VÀ LƢU GIỮ GEN H5 CỦA VIRUS CÖM A/H5N1 50
v
TRONG VECTOR TÁCH DÒNG
3.1.1. Tách ARN tổng số và thực hiện RT-PCR 50
3.1.2. Dòng hoá sản phẩm và lƣu gen H5 trong vector tách dòng 52
3.1.3. Giải trình tự và phân tích thành phần amino acid của HA (H5) so
sánh về thành phần nucleotide và amino acid với các chuỗi đăng ký
trong Ngân hàng gen
54
3.1.4. Phân tích vị trí điểm cắt protease, bám dính thụ thể, epitope và
glycosyl hoá của polypeptide H5 trên cơ sở trình tự amino acid suy
diễn
65
3.1.5. Phân tích tƣơng đồng về nucleotide và amino acid ở H5 67
3.1.6. Phân tích mối quan hệ phả hệ và nguồn gốc giữa các chủng của Việt
Nam và thế giới
69
3.2. XÁC ĐỊNH CÁC PHÂN NHÁNH NHÓM KHÁNG NGUYÊN (CLADE)
XUẤT HIỆN MỚI TẠI VIỆT NAM
73
3.2.1 Kết quả sự hình thành phân nhóm kháng nguyên mới 1.1 của clade 1 74
3.2.2 Kết quả sự hình thành phân nhóm kháng nguyên mới của clade 2.3.2
và 2.3.4
76
3.3. THU NHẬN, GIẢI TRÌNH TỰ VÀ LƢU GIỮ GEN N1 CÁC CHỦNG
VIRUS CÚM A/H5N1 TRONG VECTOR TÁCH DÒNG
79
3.3.1. Thực hiện RT-PCR thu nhận gen N1 79
3.3.2. Dòng hoá sản phẩm gen N1 trong vector tách dòng 81
3.3.3. Phân tích thành phần nucleotide và amino acid của gen N1 83
3.3.3.1. Phân tích thành phần nucleotide gen N1 83
3.3.3.2. Phân tích thành phần amino aicd gen N1 85
3.3.4. Phân tích đột biến trƣợt-xoá gen của N1 qua thời gian tiến hoá 89
3.3.5. Phân tích mối quan hệ phả hệ gen N1 của các chủng virus cúm
A/H5N1 giai đoạn 1996 - 2011
92
KẾT LUẬN 98
ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
DANH SÁCH CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 114
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
bp base pair Cặp bazơ
Ck Chicken Gà
dNTP Deoxy Nucleotide Triphosphate Deoxy Nucleotide Triphosphate
ddNTP dideoxy Nucleotide Triphosphate dideoxy Nucleotide Triphosphate
Dk Duck Vịt
DNA Acid deoxyribonucleic Axit deoxyribonucleic
FAO Food and Agricultural Organization Tổ chức nông lương thế giới
Gs Goose Ngỗng
HA Hemagglutinin Kháng nguyên HA
HI Hemagglutination Inhibition Phản ứng ngưng kết hồng cầu
HPAI Highly Pathogenic Avian Influenza Cúm gia cầm thể độc lực cao
kb Kilo base Kilo base
kDa Kilodalton Đơn vị khối lượng kilodalton
LB Luria-Bertani medium Môi trường LB
LPAI Low Pathogenic Avian Influenza Cúm gia cầm thể độc lực thấp
M Matrix protein Protein đệm M
Md Muscovy duck Ngan
MEGA Molecular Evolutionary Genetics Analysis Phân tích di truyền tiến hoá phân tử
NA Neuraminidase Kháng nguyên NA
NEP Nuclear Export Protein Nuclear Export Protein
NP Nucleoprotein Nucleoprotein
NS Non-structural protein Protein không cấu trúc
OIE Office International des Epizooties Tổ chức dịch tễ thế giới
PA Polymerase acidic protein Protein PA
PB1 Polymerase basic protein 1 Protein PB1
PB2 Polymerase basic protein 2 Protein PB2
RNA Ribonucleic acid Axit ribonucleic
RNP Ribonucleoprotein Ribonucleoprotein
RT-PCR Revertranscription Polymerase Chain
Reaction
Phản ứng trùng hợp chuỗi PCR
ngược
SPF Specific Pathogen Free Không tác nhân mầm bệnh
WHO World Health Organization Tổ chức Y thế thế giới
vi
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Thống kê số lượng người bị nhiễm và chết do cúm gia cầm qua
các năm.
26
Bảng 2.1 Danh sách các chủng virus cúm A/H5N1 phân lập giai đoạn
2004 – 2011.
39
Bảng 2.2 Danh sách các cặp mồi sử dụng trong thu nhận gen kháng
nguyên H5 và N1.
42
Bảng 2.3 Thành phần phản ứng RT-PCR và chu trình nhiệt. 42
Bảng 2.4 Danh sách các cặp mồi sử dụng trong giải trình tự gen kháng
nguyên H5 và N1.
47
Bảng 2.5 Thành phần phản ứng và chu trình nhiệt giải trình tự. 47
Bảng 3.1 Danh sách các chủng virus cúm A/H5N1 của Việt Nam và thế
giới sử dụng chuỗi H5 trong phân tích so sánh thành phần gen và
mối quan hệ nguồn gốc phả hệ.
54
Bảng 3.2 Các vị trí nucleotide sai khác trong chuỗi H5 giữa các chủng so
sánh.
56
Bảng 3.3 Kết quả tổng hợp phát hiện 41 vị trí sai khác amino acid của
chuỗi H5 so sánh ở 32 chủng phân lập tại Việt Nam từ năm 2004
- 2011.
64
Bảng 3.4 Các vị trí amino acid quan trọng trong chuỗi polypeptide H5 65
Bảng 3.5 Tỷ lệ (%) tương đồng về nuleotide (trên đường chéo) và amino
acid (dưới đường chéo) của gen H5.
68
Bảng 3.6 Kết quả thống kê 14 chủng virus cúm AH5N1 được xác định gen
H5 và các nhóm kháng nguyên giai đoạn 2004 – 2011 trong
nghiên cứu.
78
Bảng 3.7 Danh sách các chủng cúm A/H5N1 thu thập qua các năm 2004-
2011 đã giải trình tự và cung cấp chuỗi gen N1 sử dụng để so
sánh nucleotide và amino acid.
83
Bảng 3.8 Kết quả thống kê 14 chủng virus cúm A/H5N1 giai đoạn 2004-
2011 đã được giải trình tự và đăng ký gen N1
97
ix
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Dịch tễ học các biến chủng virus cúm A ở khu vực Đông Nam Á 6
Hình 1.2 (A) Hình thành genotype trong quá trình tiến hóa từ các nguồn gen
khác nhau. (B) Các genotype bắt đầu từ khi mới xuất hiện thể độc
lực cao HPAI tạo thành từ các trao đổi chéo tiến hóa tạo genotype
mới tại Việt Nam từ 2001 – 2007.
8
Hình 1.3 Quá trình tái tổ hợp và sự hình thành các genotype của virus cúm
A/H5N1
8
Hình 1.4 (A)Ảnh các dạng hình thái của virus cúm A được nhuộm âm tính
trên kính hiển vi điện từ truyền qua. (B) Mô hình cấu tạo hạt virus
cúm A. (C) Cấu trúc của phức hợp ribonucleoprotein RNP của
virus cúm.
12
Hình 1.5 Mô hình cấu trúc hemagglutinin. 16
Hình 1.6 Minh họa đột biến điểm của hiện tượng “lệch kháng nguyên”
(antigenic drift) ở virus cúm A.
23
Hình 1.7 Minh họa đột biến tái tổ hợp của hiện tượng “trộn kháng nguyên”
(antigenic shift) của virus cúm A.
24
Hình 1.8 Mối quan hệ lây nhiễm và thích ứng vật chủ của biến chủng virus
cúm A.
30
Hình 1.9 Quá trình xâm nhiễm và nhân lên của virus cúm A trong tế bào. 31
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu sinh học phân tử virus cúm A/H5N1. 41
Hình 2.2 Cấu trúc của vector pCR
2.1- TOPO 43
Hình 3.1 Điện di sản phẩm RT-PCR gen H5 của 14 chủng virus cúm
A/H5N1trên thạch agarose 1%.
51
Hình 3.2 Kết quả tách dòng ADN tái tổ hợp gen H5 của 14 chủng virus
cúm A/H5N1 và điện di trên agarose 1% .
53
Hình 3.3 Trình bày so sánh trình tự amino acid chuỗi polypeptide H5 của 33
chủng (có 14 chủng phân lập 2004-2011 tại Việt Nam thuộc
nghiên cứu này) với các chủng liên quan có trong Ngân hàng gen
trong danh sách liệt kê ở Bảng 3.1
61
Hình 3.4 Mối quan hệ nguồn gốc phả hệ giữa các chủng cúm A/H5N1 xác
lập dựa trên thành phần nucleotide gen H5 sử dụng chương trình
MEGA4.0.
70
Hình 3.5 Mối quan hệ nguồn gốc phả hệ giữa các chủng cúm A/H5N1 dựa
trên thành phần amino acid của polypeptie H5 sử dụng chương
71
ix
trình MEGA4.0.
Hình 3.6 Cây phả hệ sự hình thành phân nhóm kháng nguyên mới clade 1.1
của clade 1 dựa trên thành phần nucleotide gen H5
74
Hình 3..7 Cây phả hệ sự hình thành phân nhóm mới của clade 1 và 1.1 dựa
trên thành phần amino acid của H5
75
Hình 3.8 Cây phả hệ sự hình thành phân nhóm mới của clade 2.3..2.1 và
2.3.4.3 dựa trên thành phần nucleotide của H5.
77
Hình 3.9 Cây phả hệ sự hình thành phân nhóm mới của clade 2.3.2 và 2.3.4
dựa trên thành phần amino acid của H5.
77
Hình 3.10 Kết quả điện di sản phẩm RT-PCR gen N1 trên thạch agarose 1%
của 14 chủng:virus cúm A/H5N1
80
Hình 3.11 Kết quả tách dòng các DNA tái tổ hợp và điện di trên thạch
agarose 1% gen N1 của 14 chủng virus cúm A/H5N1.
81
Hình 3.12 So sánh đối chiếu trình tự amino acid của N1 giữa các chủng virus
cúm A/H5N1 thu thập qua các năm 2004 -2011.
89
Hình 3.13 Vị trí của các nucleotide protein N1 có đột biến trượt-xoá ở các
chủng nghiên cứu (2004 - 2011) so với các chủng liên quan trong
Ngân hàng gen.
90
Hình 3.14 Vị trí các amino acid của chuỗi polypeptide N1 có đột biến trượtxoá ở 14 chủng nghiên cứu (2004-2011) so sánh với các chủng
liên quan có trong Ngân hàng gen.
91
Hình 3.15 Cây phả hệ biểu thị mối quan hệ nguôn gốc phả hệ giữa các chủng
cúm A/H5N1 dựa trên phân tích thành phần nucleotide gen N1 sử
dụng chương trình MEGA4.0.
94
Hình 3.16 Cây phả hệ biểu thị mối quan hệ nguôn gốc phả hệ giữa các chủng
cúm A/H5N1 dựa trên phân tích thành phần amino acid
polypeptise N1 sử dụng chương trình MEGA4.0.
96
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cúm gia cầm thể độc lực cao (Highly Pathogenic Avian Influenza - HPAI) do
virus cúm A/H5N1 gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính có tốc độ lây lan nhanh với tỷ
lệ gây chết cao trong đàn gia cầm bị bệnh. Virus cúm A/H5N1 là một phân type trong
nhóm virus cúm A thuộc họ Orthomyxoviridae, có protein Hemagglutinin (HA) và
Neuraminidase (NA) trên bề mặt capsid của hạt virus mang tính kháng nguyên tham
gia quá trình đáp ứng miễn dịch. Kháng nguyên HA có 16 phân type (ký hiệu từ H1
đến H16) và kháng nguyên NA có 9 phân type (ký hiệu từ N1 đến N9).
Kháng nguyên HA được mã hóa bởi phân đoạn 4 của hệ gen virus cúm A, có
đặc tính kết hợp với thụ thể đặc hiệu trên bề mặt màng của tế bào nhiễm. HA có khả
năng đột biến trong gen tạo nên sự khác biệt làm thay đổi tính kháng nguyên, đặc biệt
là “vùng kháng nguyên 2” (vị trí 152 – 157) và điểm cắt của enzym protease ở vị trí
chuỗi nối giữa HA1 và HA2) hoặc tái tổ hợp biến chủng làm thay đổi kháng nguyên bề
mặt dẫn đến sự thay đổi tương quan đáp ứng miễn dịch.
Kháng nguyên NA do phân đoạn 6 mã hóa, đây là một protein bề mặt làm
nhiệm vụ enzym phân giải thụ thể tế bào và cắt liên kết glycosid của phân tử acid sialic
(N-acetylneuramic acid) giải phóng virus trong quá trình lây nhiễm.
Từ năm 2003 đến nay, virus cúm A/H5N1 thể độc lực cao gây dịch cúm gia cầm
đã bùng phát ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dịch cúm gia cầm liên
tục tái phát hàng năm với tốc độ lây lan nhanh và diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia.
Đặc biệt, chủng virus cúm A/H5N1 có thể xâm nhiễm gây bệnh ở người với tỉ lệ tử
vong rất cao và đang trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm bắt đầu xuất hiện từ những tháng cuối năm
2003 đầu năm 2004 và đã nhanh chóng lan rộng ở hầu hết các địa phương trong cả
nước. Hàng chục triệu gia cầm và thuỷ cầm đã bị chết hoặc bị tiêu hủy gây thiệt hại
kinh tế nặng nề cho ngành chăn nuôi. Năm 2011 và những tháng đầu năm 2012 đến
nay, dịch cúm A/H5N1 bùng nổ với clade clade 2.3.2.1 xuất hiện mới tại Việt Nam,
2
làm cho tình hình dịch tễ mối quan hệ lây nhiễm và phòng chống bằng vaccine càng
phức tạp hơn.
Tìm hiểu sự thay đổi phân tử các vật liệu di truyền của virus cúm A/H5N1, đặc
biệt là đặc điểm phân tử phân đoạn gen kháng nguyên HA (H5) và NA (N1) ở các
chủng phân lập trên gia cầm tại Việt Nam trong giai đoạn 2004 đến nay là cần thiết,
nhằm đánh giá cấu trúc gen, khả năng tiến hoá của virus liên quan đến thay đổi đặc
điểm kháng nguyên để từ đó có thể đưa ra những dự báo về dịch tễ học ở mức độ phân
tử, định hướng sử dụng nguồn gen kháng nguyên để sản xuất và sử dụng vaccine
phòng bệnh cúm gia cầm thích hợp đạt hiệu quả.
Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm gen H5 và N1 của virus cúm A/H5N1 phân lập tại
Việt Nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới”.
2. Mục tiêu của đề tài
1- Giải mã toàn bộ phân đoạn gen kháng nguyên H5 và N1 một số chủng virus cúm
A/H5N1 thu nhận tại một số địa phương của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2011.
2- Lưu giữ các gen H5 và N1 trong vector tách dòng để làm nguồn vật liệu cho
nghiên cứu tiếp theo làm nguyên liệu để tạo vaccine thế hệ mới.
3- Phân tích đặc điểm sinh học phân tử các gen kháng nguyên H5 và N1, xác định
mối quan hệ phả hệ với các chủng cúm A/H5N1 của Việt Nam và thế giới.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đây là công trình giải trình tự toàn bộ gen H5 và N1 theo cặp trong hệ gen của
từng chủng của virus cúm A/H5N1 đại diện của một số địa phương tại Việt Nam được
phân lập theo thời gian từ năm 2004 – 2011.
Các kết quả phân tích mối quan hệ nguồn gốc phả hệ trong nghiên cứu này cho
thấy sự đa nhiễm các clade của virus cúm gia cầm ở từng thời điểm, từ khi xuất hiện tại
Việt Nam đến nay, đó là clade 1, 1.1, clade 2.3.4 (2.3.4.3) và clade 2.3.2 (2.3.2.1) tại
Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử sử dụng kỹ thuật RT-PCR và giải trình
tự chuỗi nucleotide để phân tích thành phần gen.