Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật có mạch trong một số kiểu thảm thực vật tại Thị trấn Yên Bình, Huyện Quang Bình, Tỉnh Hà Giang góp phần bảo tồn Đa dạng sinh học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐÀM THỊ NGA
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÖC VÀ TÍNH ĐA DẠNG THỰC
VẬT CÓ MẠCH TRONG MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT TẠI
THỊ TRẤN YÊN BÌNH - HUYỆN QUANG BÌNH - TỈNH HÀ GIANG
GÓP PHẦN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60.42.60
LUẬNVĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Hƣớng dẫn khoa học: TS. MA THỊ NGỌC MAI
THÁI NGUYÊN NĂM 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
LỜICẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Sinh thái học tại khoa Sinh - KTNN Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình!
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ma Thị Ngọc Mai,
người thầy đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Bam Giám hiệu; các thầy cô
trong Ban chủ nhiệm khoa; các thầy cô và các anh (chị) kỹ thuật viên thuộc
khoa Sinh – KTNNN; Phòng quản lý và Đào tạo sau đại học - Trường Đại
học Sư Phạm Thái Nguyên; thầy cô giáo Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND Thị Trấn Yên Bình, Chi cục
Kiểm lâm Huyện Quang Bình, phòng Thống kê huyện Quang Bình, Ban Quản
lý khu mỏ quặng Khoang Ao Xanh – huyện Quang Bình – Tỉnh Hà Giang . Qua
đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường THPT Xuân Giang - Huyện
Quang Bình - Tỉnh Hà Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học Cao học.
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về mặt thời gian,
kinh phí cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo,
các nhà khoa học, cùng bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 24 tháng 4 năm 2012
Tác giả
Đàm Thị Nga
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
LỜICAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, là do công sức của mình. Nếu sai
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục.................................................................................................................. 3
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt.................................................................. 5
Danh mục các bảng ............................................................................................... 6
Dangh lục các hình vẽ, đồ thị................................................................................ 7
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 8
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 8
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 9
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 9
4. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 10
1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới và Việt Nam .............. 10
1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới................................. 10
1.1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam ................................. 10
1. 2. Những nghiên cứu về hệ thực vật............................................................ 14
1. 2.1. Những nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới .................................... 14
1. 2. 2. Những nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam................................... 15
1.3. Những nghiên cứu về thành phần loài, thành phần dạng sống ................ 16
1.3.1. Những nghiên cứu về thành phần loài................................................... 16
1.3.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống ........................................ 19
1.4. Nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng .... 21
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG
NGHIÊN CỨU................................................................................................... 23
2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 23
2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 23
2.1.2. Địa hình ................................................................................................. 24
2.1.3. Đất đai.................................................................................................... 25
2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn .................................................................................. 26
2.1.5. Tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản........................................... 27
2.2. Điều kiện xã hội........................................................................................ 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 29
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 29
3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
3.2.1. Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC)...................... 29
3.2.2. Phương pháp phân tích mẫu thực vật .................................................... 30
3.2.3. Phương pháp điều tra trong dân ............................................................ 30
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 31
4.1. Đa dạng các trạng thái thảm thực vật KVNC........................................... 31
4.1.1. Hiện trạng thảm thực vật ....................................................................... 31
4. 2. Đa dạng về cấu trúc và hình thái của các trạng thái thảm thực vật......... 34
4.2.1. Trạng thái thảm cỏ ................................................................................ 37
4.2.2. Trạng thái thảm cây bụi......................................................................... 37
4.2.3. Trạng thái rừng non thứ sinh ................................................................. 38
4.2.4. Trạng thái rừng thứ sinh trưởng thành .................................................. 38
4.2.5. Trạng thái rừng nguyên sinh.................................................................. 39
4.3. Đa dạng về hệ thực vật khu vực nghiên cứu ............................................ 41
4.3.1. Đa dạng ở mức độ ngành....................................................................... 41
4.3.2. Đa dạng về số họ ................................................................................... 43
4.3.3. Đa dạng ở mức độ chi............................................................................ 48
4.4. Đa dạng hệ thực vật trong các trạng thái thảm thực vật........................... 49
4.4.1. Đa dạng về mức độ ngành trong các trạng thái TTV ở KVNC ............ 49
4.4.2. Đa dạng về số họ trong các trạng thái TTV ở KVNC .........................51
4.4.3. Đa dạng về số chi trong các trạng thái TTV ở KVNC.......................... 60
4.5. Đa dạng về thành phần các loài thực vật quý hiếm.................................. 64
4.6. Đa dạng về thành phần dạng sống............................................................ 65
4.7. Đa dạng về giá trị sử dụng........................................................................ 68
4.8. Đề xuất giải pháp bảo tồn, nâng cao đa dạng sinh học khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 92
PHỤ LỤC........................................................................................................... 97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Xin đọc là
CR Rất nguy cấp (Critically Endangered).
EN Nguy cấp (Endangered).
IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên
Quốc tế ( The Internatonal Union for Conservation of
nature and Natural Resources).
Nxb Nhà xuất bản.
ODB Ô dạng bản.
OTC Ô tiêu chuẩn.
SL Số lượng.
TTV Thảm thực vật.
VNC Vùng nghiên cứu.
VU Sẽ nguy cấp (Vulnerable).
% Tỉ lệ phần trăm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Số liệu khí hậu của Huyện Quang Bình - Tỉnh Hà Giang.............. 27
Bảng 4.1. Cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật khu
vực nghiên cứu............................................................................................... 34
Bảng 4.2. Phân bố các bậc taxon (họ, chi, loài) trong các ngành ở
khu vực nghiên cứu........................................................................................ 41
Bảng 4.3. Các họ có từ 2 loài trở lên tại KVNC............................................. 43
Bảng 4.4. Các chi có từ 3 loài trở lên tại KVNC............................................ 48
Bảng 4.5. Số lượng, tỷ lệ % các họ, chi, loài trong các trạng thái thảm cỏ,
thảm cây bụi, rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh........................................................... 49
Bảng 4.6. Những họ có từ hai loài trở lên trong các trạng thái thảm cỏ,
thảm cây bụi, rừng thứ sinh,rừng nguyên sinh.......................................................... 51
Bảng 4.7. Các chi có từ 2 loài trở lên trong các trạng thái thảm cỏ,
thảm cây bụi, rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh.......................................................... 60
Bảng 4.8. Các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở VNC.......... 64
Bảng 4.9.Dạng sống trong các trạng thái thảm cỏ, thảm cây bụi,
rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh........................................................................ 66
Bảng 4.10. So sánh các phổ dạng sống Lâm Sơn và vùng nghiên cứu........... 68
Bảng 4.11. Một số công dụng chính của các loài thực vật VNC................... 69
Bảng 4.12. Các loài làm rau ăn trong khu vực nghiên cứu............................ 70
Bảng 4.13. Các loài cho quả trong khu vực nghiên cứu................................ 72
Bảng 4.14. Các loài cho gỗ trong khu vực nghiên cứu................................. 73
Bảng 4.15. Các loài dùng làm thuốc trong khu vực nghiên cứu................... 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang................................................ 24
Hình 4.1. Biểu đồ phân bố các bậc taxon (họ, chi, loài) trong các ngành
thực vật tại khu vực nghiên cứu.................................................................... 42
Hình 4.2. Biểu đồ Tỷ lệ % các họ, chi, loài trong các trạng thái thảm thực vật.. 50
Hình 4.3. Biểu đồ Dạng sống trong các trạng thái thảm cỏ, thảm cây bụi,
rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh................................................................................. 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thảm thực vật rừng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người,
rừng được coi là một trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng cung cấp
nhiều sản vật phục vụ cuộc sống con người như: gỗ, củi đốt, nguyên liệu làm giấy
và cây thuốc…
Rừng góp phần duy trì chất lượng và nguồn nước sạch. Hơn 3/4 lượng
nước sạch trên trái đất bắt nguồn từ rừng. Khi diện tích và chất lượng của rừng bị
suy giảm sẽ làm cho chất lượng nước suy giảm; thiên tai như lũ lụt, lở đất và
thoái hóa đất đã gây ra những tác động nghiêm trọng tới cuộc sống của con người
và các sinh vật trên trái đất. Rừng có vai trò như cỗ máy điều hòa tự nhiên, là
những cỗ máy vệ sinh cần mẫn góp phần làm cho môi trường trong trong lành,
bớt độc hại bởi chúng có khả năng hấp thụ, lọc, hút bớt lượng các chất khí độc
hại, chống ô nhiễm, làm sạch không khí, giảm tiếng ồn giúp tránh được những
nguy hại cho sức khỏe con người .
Một điều rất rõ rằng rừng đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến chống lại
biến đổi khí hậu, rừng lưu giữ cacbon và hấp thụ CO2 từ không khí.
Với đặc điểm là hệ sinh thái trên cạn có tính đa dạng sinh học cao bậc nhất,
rừng là nơi trú ngụ của hơn một nửa số sinh vật trên cạn từ những loài linh
trưởng khổng lồ tới những sinh vật nhỏ bé nhất.
Thị trấn Yên Bình, Huyện Quang Bình, Tỉnh Hà Giang là một trong những
nơi có diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng 77,7% với thành phần loài thực vật
khá phong phú và đa dạng. Từ những năm gần đây hiện tượng chặt phá rừng,
khai thác lâm sản thường diễn ra thường xuyên làm cho chất lượng rừng bị giảm
sút nghiêm trọng. Một yêu cầu cấp bách được đặt ra là bảo vệ các hệ sinh thái
rừng đặc trưng, nhất là những khu rừng nguyên sinh và phục hồi các hệ sinh thái
rừng đang và đã bị suy thoái, bảo vệ tính đa dạng của thực vật, đặc biệt là bảo vệ
các loài thực vật quý hiếm trên địa bàn Thị trấn Yên Bình.Với lý do trên chúng
tôi chọn đề tài:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
“Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật có mạch trong một
số kiểu thảm thực vật tại Thị trấn Yên Bình, Huyện Quang Bình, Tỉnh Hà
Giang góp phần bảo tồn Đa dạng sinh học”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân loại thảm thực vật theo khung phân loại của UNESCO (1973) và xác
định cấu trúc hình thái các kiểu thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định tính đa dạng về thành phần loài, đa dạng về giá trị sử dụng, đa
dạng về thành phần dạng sống.
- Xác định một số loài thực vật quý hiếm dựa theo Sách đỏ Việt Nam
(Phần II. Phần Thực vật) (2007), danh lục đỏ IUCN (2006) và Nghị định
32/2006/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2006.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, nâng cao đa dạng thực vật tại khu vực
nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012 tại khu vực thị
trấn Yên Bình Huyện Quang Bình Tỉnh Hà Giang. Do điều kiện hạn chế về thời
gian và không có kinh phí do vậy, chúng tôi tập trung nghiên cứu:
- Tính đa dạng về thành phần loài; Đa dạng về giá trị sử dụng; Đa dạng về
thành phần dạng sống; Cấu trúc các kiểu thảm thực vật; Bước đầu phát hiện một
số loài thực vật quý hiếm; Lập bảng danh lục các loài trong các kiểu thảm thực
vật ở tại khu vực nghiên cứu.
4. Đóng góp của luận văn
- Bước đầu đã xác định được thành phần loài, thành phần dạng sống và cấu trúc
hình thái của các trạng thái thảm thực vật ở Thị trấn Yên Bình, Huyện Quang
Bình, Tỉnh Hà Giang.
- Xác định được một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt
Nam (2007)
- Đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thực vật tại
địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới
Dop P. và Gaussen H.(1931), với công trình nghiên cứu về thảm thực vật
Đông Dương với lượng mưa hàng năm.
H.G. Champion (1936), khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến Điện
đã phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn lớn theo nhiệt độ đó là: thảm thực vật nhiệt
đới, thảm thực vật á nhiệt đới, thảm thực vật ôn đới và thảm thực vật vùng núi
cao.
J. Beard (1938), đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ
và loạt quần hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ
rừng xanh từng mùa; loạt quần hệ khô thường xanh; loạt quần hệ miền núi; loạt
quần hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm .
Maurand (1943), nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dương đã chia thảm
thực vật Đông dương thành 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và
Trung Đông Dương.
1.1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam
Nghiên cứu lâm sinh học ở nước ta trong mấy thập kỷ qua đã thu được
nhiều thành tựu quan trọng đặt nền móng cho các nghiên cứu ứng dụng, nhằm
đưa ra các giải pháp kỹ thuật phục vụ cho sản xuất. Từ khi nguồn tài nguyên rừng
còn phong phú những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân loại thực vật, giá trị
sử dụng của tài nguyên gỗ rừng Việt nam; Nghiên cứu các trạng thái thảm thực
vật, nguyên nhân hình thành, các giai đoạn phát triển. Đó là những nghiên cứu
đặt cơ sở khoa học cho nhiều nghiên cứu tiếp tục sau này.
Năm 1918, nhà bác học Pháp, Chevalier là người đầu tiên đã đưa ra một
bảng phân loại thảm thực vật rừng Bắc bộ Việt Nam (đây được xem là bảng phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
loại thảm thực vật rừng nhiệt đới châu Á đầu tiên trên thế giới).
Năm 1943, kỹ sư lâm học người Pháp, Ronaldo đã chia Đông Dương thành 3
vùng thảm thực vật: Thảm thực vật Bắc Đông Dương; Thảm thực vật Nam Đông
Dương; Thảm thực vật vùng trung gian. Năm 1953, ở miền Nam Việt Nam xuất
hiện bảng phân loại thảm thực vật rừng miền Nam Việt Nam của Maurand khi
ông tổng kết về các công trình nghiên cứu các quần thể rừng thưa của Rollet, Lý
Văn Hội, Neang Sam Oil. Năm 1956, giáo sư người Việt Nam, Dương Hàm Hi
đã xếp loại thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam theo 1 bảng phân loại mới.
Năm 1962, ở miền nam Việt nam còn xuất hiện một bảng phân loại thảm
thực vật rừng Nam Trường Sơn. Bảng phân loại đầu tiên của ngành lâm nghiệp
Việt nam về thảm thực vật rừng ở Việt nam là bản phân loại của Cục điều tra và
quy hoạch rừng thuộc tổng cục lâm nghiệp Việt nam, bảng phân loại này xây
dựng năm 1960, theo bảng phân loại này, rừng trên toàn lãnh thổ Việt nam được
chia làm 4 loại hình lớn:
Loại I: Đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này cần
phải trồng rừng.
Loại II: Gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây hoặc
tỉa thưa.
Loại III: Gồm tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh nên trở thành
nghèo kiệt tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhưng cần phải xúc tiến
tái sinh, tu bổ, cải tạo.
Loại IV: Gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu, chưa bị
phá hoại, cần khai thác hợp lý.Phân loại này không phân biệt được kiểu rừng
nguyên sinh với các kiểu phụ thứ sinh và các giai đoạn diễn thế.
Năm 1970, Trần Ngũ Phương đưa ra bảng phân loại rừng ở miền bắc Việt
nam, chia thành 3 đai lớn theo độ cao:
Đai rừng nhiệt đới mưa mùa