Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn và dê tại tỉnh Thái Nguyên, đề xuất biện pháp phòng chống
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------
NGUYỄN THU TRANG
Tên luận án:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH DO ẤU TRÙNG
Cysticercus tenuicollis GÂY RA Ở LỢN VÀ DÊ
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÕNG CHỐNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÖ Y
Năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------
NGUYỄN THU TRANG
Tên luận án:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH DO ẤU TRÙNG
Cysticercus tenuicollis GÂY RA Ở LỢN VÀ DÊ
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÕNG CHỐNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÖ Y
Ngành: Ký sinh trùng và vi sinh vật học Thú y
Mã số: 9. 64. 01. 04
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan
2. TS. Nguyễn Văn Quang
Năm 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được
cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ về nguồn gốc.
TÁC GIẢ
Nguyễn Thu Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan, TS. Nguyễn Văn Quang - những Nhà khoa học
đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện to lớn về cơ sở vật
chất, nhân lực, vật lực của Ban Giám đốc, Ban Đào tạo - Đại học Thái Nguyên;
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y,
Bộ môn Bệnh động vật, Bộ môn Vi sinh vật - Giải phẫu - Bệnh lý, tập thể cán bộ
giảng dạy Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Xin
cảm ơn các học viên cao học Dương Như Ngọc, Trịnh Đức Long, Nguyễn Thị
Tâm và sinh viên các khóa 42, 43 Khoa Chăn nuôi Thú y dưới sự hướng dẫn của
GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan và TS. Nguyễn Văn Quang đã giúp tôi trong quá
trình thực hiện một số nội dung của đề tài luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên; các Trạm Thú y và
Phòng Nông nghiệp; các cán bộ, nhân dân địa phương của 6 huyện, thành phố thuộc
tỉnh Thái Nguyên là: huyện Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, Phổ
Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên
tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Thái nguyên, ngày tháng năm 2017
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Thu Trang
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................2
4. Những đóng góp mới của đề tài..............................................................................2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
1.1.1. Sơ lược quá trình nghiên cứu về thành phần loài sán dây ký sinh ở chó .....4
1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo chung của sán dây............................................5
1.1.3. Đặc điểm sinh học của sán dây T. hydatigena và ấu trùng C. tenuicollis............7
1.1.4. Kỹ thuật sinh học phân tử trong định danh sán dây và ấu trùng sán dây ...10
1.1.5. Một số đặc điểm bệnh ấu trùng C. tenuicollis và bệnh sán dây
T. hydatigena.................................................................................................14
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................24
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...............................................................24
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài............................................................25
1.3. Khái quát một số đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên.............................................34
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..............................................................................................37
2.1. Đối tượng, vật liệu, thời gian, địa điểm nghiên cứu ..........................................37
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................37
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu.....................................................................................37
iv
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..............................................................38
2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................39
2.2.1. Đặc điểm hình thái, phân tử của ấu trùng C. tenuicollis và sán dây
T. hydatigena .................................................................................................39
2.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ấu trùng C. tenuicollis ở lợn
và dê tại các huyện, thành thuộc tỉnh Thái Nguyên.....................................39
2.2.3. Nghiên cứu bệnh ấu trùng C. tenuicollis trên lợn và bệnh sán dây
T. hydatigena trên chó.....................................................................................39
2.2.4. Nghiên cứu sử dụng kháng nguyên chẩn đoán bệnh ấu trùng C. tenuicollis............40
2.2.5. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng
C. tenuicollis gây ra trên lợn và dê ..............................................................40
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................41
2.3.1. Phương pháp định danh sán dây T. hydatigena và ấu trùng
C. tenuicollis ................................................................................................41
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ấu trùng C. tenuicollis...............43
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu bệnh ấu trùng C. tenuicollis trên lợn và
bệnh sán dây T. hydatigena trên chó ...........................................................45
2.3.4. Phương pháp thu kháng nguyên và sử dụng kháng nguyên chẩn đoán
bệnh ấu trùng C. tenuicollis .........................................................................49
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh ấu trùng
C. tenuicollis ở lợn và dê tại tỉnh Thái Nguyên ...........................................51
2.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................54
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................55
3.1. Đặc điểm hình thái phân tử của ấu trùng C. tenuicollis thu thập ở lợn, dê và
sán dây T. hydatigena thu thập ở chó nuôi tại tỉnh Thái Nguyên...................55
3.1.1. Mô tả hình thái của ấu trùng C. tenuicollis và sán dây T. hydatigena
thu thập tại Thái Nguyên..............................................................................55
3.1.2. Thẩm định loài đối với ấu trùng C. tenuicollis và sán dây
T. hydatigena bằng phân tích phân tử..........................................................57
3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê
tại một số huyện, thành phố thuộc tỉnh Thái Nguyên........................................62
v
3.2.1. Tình hình nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê tại một số huyện,
thành phố thuộc tỉnh Thái Nguyên.................................................................62
3.2.2. Xác định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây T. hydatigena ở chó với
tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê ............................................69
3.3. Nghiên cứu bệnh ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và bệnh sán dây
T. hydatigena ở chó ........................................................................................73
3.3.1. Nghiên cứu bệnh ấu trùng C. tenuicollis trên lợn gây nhiễm.....................73
3.3.2. Nghiên cứu bệnh ấu trùng C. tenuicollis trên lợn ở ngoài thực địa............85
3.3.3. Nghiên cứu bệnh do sán dây T. hydatigena gây ra trên chó gây nhiễm.....88
3.4. Nghiên cứu sử dụng kháng nguyên trong chẩn đoán bệnh ấu trùng C. tenuicollis.....92
3.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá kháng nguyên dùng để chẩn đoán bệnh do ấu
trùng C. tenuicollis gây ra ở lợn...................................................................92
3.4.2. Thử nghiệm kháng nguyên trong chẩn đoán bệnh ấu trùng
C. tenuicollis ở lợn và dê trên thực địa ........................................................96
3.5. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng
C. tenuicollis gây ra ......................................................................................100
3.5.1. Nghiên cứu hiệu lực của một số thuốc tẩy sán dây T. hydatigena cho chó..100
3.5.2. Thử nghiệm thuốc diệt ấu trùng C. tenuicollis trên lợn............................103
3.5.3. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh ấu trùng C. tenuicollis cho lợn và
dê ở tỉnh Thái Nguyên................................................................................106
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................108
1. Kết luận ...............................................................................................................108
2. Đề nghị ................................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110
I. Tài liệu tiếng Việt ................................................................................................110
II. Tài liệu tiếng Anh...............................................................................................113
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI...............120
PHỤ LỤC...............................................................................................................122
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI ..................................... 122
PHỤ LỤC 2: TRÌNH TỰ GEN CỦA SÁN DÂY T. hydatigena
VÀ ẤU TRÙNG C. tenuicollis TẠI THÁI NGUYÊN ................ 131
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ SỐ LIỆU CỦA ĐỀ TÀI .... 133
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADN Acid Deoxyribo Nucleic
C. tenuicollis Cysticercus tenuicollis
CO1 Cytochrome coxidase subunit 1
Cs. Cộng sự
H. Huyện
Nxb. Nhà xuất bản
Nhuộm HE Nhuộm Hematoxilin - Eosin
KHKT Khoa học kỹ thuật
KL Khối lượng
PCR Polymerase Chain Reaction
T. hydatigena Taenia hydatigena
TN Thí nghiệm
TP. Thành phố
TT Thể trọng
Tris Tri hydroxy metylamin
Se Sensitivity
Sp Specificity
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Khoảng cách di truyền của một số loài sán dây .......................................59
Bảng 3.2. Tỷ lệ, cường độ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê một số
địa phương .............................................................................................62
Bảng 3.3. Tỷ lệ, cường độ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê theo tuổi .......64
Bảng 3.4. Tỷ lệ, cường độ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê theo tính biệt ........66
Bảng 3.5. Tỷ lệ, cường độ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê theo mùa vụ..........67
Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây T. hydatigena ở chó tại một số địa
phương (qua mổ khám)..........................................................................69
Bảng 3.7. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây T. hydatigena ở chó và tỷ lệ
nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn........................................................71
Bảng 3.8. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây T. hydatigena ở chó và tỷ lệ
nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở dê .........................................................72
Bảng 3.9. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn gây nhiễm ấu trùng
C. tenuicollis..........................................................................................73
Bảng 3.10. Khối lượng lợn ở các thời điểm mổ khám sau khi gây nhiễm ...............74
Bảng 3.11. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của lợn gây nhiễm và đối chứng
(thời điểm 45 ngày sau gây nhiễm ở 2 đợt)...........................................75
Bảng 3.12. Công thức bạch cầu của lợn gây nhiễm và lợn đối chứng (thời điểm
45 ngày sau gây nhiễm ở 2 đợt).............................................................77
Bảng 3.13. Tổn thương đại thể ở các cơ quan có ấu trùng C. tenuicollis ký sinh
(n = 16) ..................................................................................................80
Bảng 3.14. Sự phát triển của ấu trùng C. tenuicollis ở lợn gây nhiễm .....................83
Bảng 3.15. Biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm ấu trùng C. tenuicollis trên thực địa........85
Bảng 3.16. Tỷ lệ các cơ quan nội tạng của lợn có ấu trùng C. tenuicollis ký sinh
(trong số 133 lợn nhiễm) .......................................................................86
Bảng 3.17. Tổn thương đại thể ở các cơ quan có ấu trùng C. tenuicollis ký sinh ....87
Bảng 3.18. Thời gian và tỷ lệ ấu trùng C. tenuicollis phát triển thành sán dây
trưởng thành ở chó gây nhiễm...............................................................89
Bảng 3.19. Tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị bệnh sán dây
T. hydatigena do gây nhiễm...................................................................90
viii
Bảng 3.20. Tổn thương đại thể ở cơ quan tiêu hoá của chó bị bệnh sán dây
T. hydatigena do gây nhiễm...................................................................91
Bảng 3.21. Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng với kháng nguyên
trên lợn gây nhiễm và đối chứng ...........................................................92
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của nhiệt độ - 20oC đến độ nhạy và độ đặc hiệu của phản
ứng theo thời gian bảo quản kháng nguyên...........................................93
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của nhiệt độ 4oC đến độ nhạy và độ đặc hiệu của phản
ứng với kháng nguyên theo thời gian bảo quản.....................................95
Bảng 3.24. Kết quả thử nghiệm kháng nguyên trong chẩn đoán bệnh ấu trùng
C. tenuicollis ở lợn trên thực địa ...........................................................96
Bảng 3.25. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của phản ứng sử dụng kháng nguyên
chẩn đoán bệnh C. tenuicollis cho lợn trên thực địa.............................97
Bảng 3.26. Kết quả thử nghiệm kháng nguyên trong chẩn đoán bệnh ấu trùng
C. tenuicollis ở dê trên thực địa.............................................................99
Bảng 3.27. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của phản ứng sử dụng kháng nguyên
trong chẩn đoán bệnh C. tenuicollis cho dê trên thực địa......................99
Bảng 3.28. Hiệu lực của thuốc tẩy sán dây trên chó gây nhiễm .............................101
Bảng 3.29. Hiệu lực của thuốc tẩy sán dây cho chó trên thực địa ..........................102
Bảng 3.30. Kết quả gây nhiễm ấu trùng C. tenuicollis trên lợn..............................104
Bảng 3.31. Hiệu lực của thuốc diệt ấu trùng C. tenuicollis trên lợn gây nhiễm.....104
Bảng 3.32. Hiệu lực của thuốc diệt ấu trùng C. tenuicollis cho lợn trên thực địa ...105
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Kết quả Blast tìm kiếm trình tự tương đồng của gen CO1 từ mẫu sán
dây T. hydatigena thu từ chó tại Thái Nguyên ..........................................57
Hình 3.2. Kết quả Blast tìm kiếm trình tự tương đồng của gen CO1 từ mẫu ấu
trùng sán dây T. hydatigena thu từ lợn tại Thái Nguyên...........................58
Hình 3.3. Kết quả Blast tìm kiếm trình tự tương đồng của gen CO1 từ mẫu ấu
trùng sán dây T. hydatigena thu từ dê tại Thái Nguyên ............................58
Hình 3.4. Mối quan hệ tiến hóa phân tử của các mẫu T. hydatigena thu tại Việt
Nam với các loài thuộc giống Taenia dựa trên trình tự gen CO1. ............61
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê
tại một số địa phương ................................................................................63
Hình 3.6. Đồ thị tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis theo tuổi lợn.............................65
Hình 3.7. Đồ thị tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis theo tuổi dê ..............................65
Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê theo tính biệt ......67
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê theo mùa vụ........68
Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây T. hydatigena ở chó tại các địa phương
(qua mổ khám).............................................................................................69
Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây T. hydatigena ở
chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn........................................71
Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây T. hydatigena ở
chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở dê .........................................72
Hình 3.13. Biểu đồ sự thay đổi một số chỉ số huyết học của lợn...............................76
Hình 3.14. Biểu đồ tỷ lệ các loại bạch cầu của lợn gây nhiễm và đối chứng ............77
Hình 3.15. Đồ thị độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng khi sử dụng kháng
nguyên bảo quản ở nhiệt độ -20oC ...........................................................94
Hình 3.16. Đồ thị độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng khi sử dụng kháng
nguyên bảo quản ở nhiệt độ 4
oC................................................................95
Hình 3.17. Biểu đồ kết quả thử nghiệm kháng nguyên trong chẩn đoán bệnh ở
lợn trên thực địa.........................................................................................97
Hình 3.18. Biểu đồ kết quả thử nghiệm kháng nguyên trong chẩn đoán bệnh ở dê
trên thực địa ............................................................................................ 100
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh sán dây là bệnh ký sinh trùng rất phổ biến của đàn chó nuôi ở nước ta. Ấu
trùng một số loài sán dây ký sinh và gây bệnh trên người và nhiều loài gia súc khác,
gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi và tác hại lớn đối với sức khoẻ con người. Một
trong những ấu trùng đó là Cysticercus tenuicollis (C. tenuicollis), là ấu trùng của sán
dây Taenia hydatigena (T. hydatigena) gây bệnh trên lợn, dê, cừu, trâu, bò, thỏ, ngựa,
kể cả con người.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [15] cho biết, ấu trùng C. tenuicollis ký sinh
trên bề mặt các khí quan trong xoang bụng của vật chủ và gây bệnh. Ấu trùng là
những bọc nước mang đầu sán dây T. hydatigena, có kích thước to, nhỏ không đều,
bám trên bề mặt màng treo ruột, lách, gan, thận, phổi... Vì thế, trong quá trình giết
mổ, người ta thường nhầm lẫn ấu trùng với các bọc nước bình thường nên không có
biện pháp tiêu diệt ấu trùng, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm sán dây ở chó và tăng
nguy cơ nhiễm ấu trùng sán dây cho nhiều loài gia súc và người.
Theo Phạm Sỹ Lăng (2002) [18], bệnh phân bố ở khắp các vùng, đặc biệt ở
những nơi nuôi nhiều chó, việc giết mổ gia súc không được kiểm soát chặt chẽ, tình
trạng vệ sinh thú y không đảm bảo. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở gia súc tăng dần theo tuổi
do thời gian và cơ hội gia súc tiếp xúc với mầm bệnh tăng dần. Khi bị nhiễm ấu
trùng, vật chủ có thể có một số triệu chứng như gầy yếu dần, đau bụng, bụng căng
to, ấn vào vùng bụng con vật có cảm giác đau, nếu nhiễm nặng có thể thấy con vật
có hiện tượng hoàng đản. Vật chủ có thể chết do thiếu máu, nội quan bị huỷ hoại
hoặc do các bệnh kế phát.
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào công bố về thuốc điều trị
đặc hiệu bệnh do ấu trùng C. tenuicollis gây ra. Ngoài ra, việc chẩn đoán bệnh đối với
con vật còn sống rất khó khăn vì triệu chứng bệnh không điển hình. Đặc biệt, không
thể tìm ấu trùng bằng cách xét nghiệm phân do ấu trùng ký sinh trên bề mặt các khí
quan trong xoang bụng.
Ở nước ta chó được nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong
đó có tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, chó thường được nuôi theo phương thức thả
rông, nếu chó bị nhiễm sán dây thì rất dễ phát tán trứng sán dây, làm cho các vật
2
nuôi khác và người dễ nhiễm trứng sán và mắc bệnh ấu trùng C. tenuicollis. Tại tỉnh
Thái Nguyên, việc kiểm soát giết mổ các loài gia súc vẫn còn rất khó khăn, dẫn đến
chó dễ bị bệnh sán dây T. hydatigena do ăn phải ấu trùng sán dây, đồng thời các
loài gia súc khác như trâu, bò, lợn, dê,… dễ bị bệnh ấu trùng C. tenuicollis do nuốt
phải trứng sán dây T. hydatigena.
Những vấn đề trên cho thấy, việc nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và chế tạo
kháng nguyên để chẩn đoán bệnh do ấu trùng C. tenuicollis gây ra ở một số loài vật
nuôi, trong đó có lợn và dê, từ đó xây dựng biện pháp phòng chống thích hợp là rất
cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc
điểm bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn và dê tại tỉnh Thái
Nguyên, đề xuất biện pháp phòng chống".
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được tình hình nhiễm ấu trùng C. tenuicollis ở lợn và dê tại tỉnh
Thái Nguyên; Xác định được đặc điểm gây bệnh của ấu trùng C. tenuicollis ở lợn
và bệnh sán dây T. hydatigena ở chó; Xây dựng biện pháp phòng chống bệnh do
ấu trùng C. tenuicollis gây ra ở dê, lợn hiệu quả và phù hợp với điều kiện chăn
nuôi ở tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất được biện pháp phòng chống bệnh đạt
hiệu quả cao.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ của bệnh
do ấu trùng C. tenuicollis gây ra ở lợn và dê tại tỉnh Thái Nguyên, về hiệu quả của
kháng nguyên trong chẩn đoán bệnh, về quy trình phòng chống bệnh hiệu quả.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng
các biện pháp phòng, trị bệnh do ấu trùng C. tenuicollis gây ra, nhằm hạn chế tỷ lệ và
cường độ nhiễm, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra trên lợn, dê và kể cả trên người.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối hệ thống về bệnh do ấu trùng
C. tenuicollis gây ra trên lợn và dê ở tỉnh Thái Nguyên.
3
- Nghiên cứu về đặc điểm gây bệnh của ấu trùng C. tenuicollis trên lợn - ký
chủ trung gian.
- Nghiên cứu chế tạo kháng nguyên chẩn đoán bệnh do ấu trùng C. tenuicollis
gây ra bằng phương pháp biến thái nội bì.
- Nghiên cứu biện pháp phòng, trị bệnh do ấu trùng C. tenuicollis gây ra cho
lợn, dê có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các hộ gia đình nuôi lợn, dê,
chó và các loại vật nuôi khác.