Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Cư Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Đề Xuất Phương Án Quy Hoạch Phát Triển Lâm Nghiệp Huyện Thanh Sơn Phú Thọ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------
QUYẾT THẮNG
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN, ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
HUYỆN THANH SƠN - TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội, năm 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------
QUYẾT THẮNG
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN, ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
HUYỆN THANH SƠN - TỈNH PHÚ THỌ
Chuyªn ngµnh: L©m häc
M· sè: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN HỮU VIÊN
Hà Nội, năm 2009
B Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT
Trêng §¹i häc L©m nghiÖp
-------------------------------------------
HOÀNG GIANG
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP
ĐỒNG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY CÔN LĨNH
TỈNH HÀ GIANG
Chuyªn ngµnh l©m häc
M· sè: 60.62.60
luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp
Ngêi híng dÉn khoa häc
pGS. TS. VŨ NHÂM
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT
Trêng §¹i häc L©m nghiÖp
-------------------------------------------
HOÀNG GIANG
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP
ĐỒNG QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY CÔN LĨNH
TỈNH HÀ GIANG
(Tóm tắt)
Chuyªn ngµnh l©m häc
M· sè: 60.62.60
luËn v¨n th¹c sü khoa häc l©m nghiÖp
Ngêi híng dÉn khoa häc
pGS. TS. VŨ NHÂM
HÀ TÂY, NĂM 2008
Phụ lục
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy hoạch lâm nghiệp cấp Huyện là một vấn đề rất cần thiết và được
tiến hành theo giai đoạn nhằm phát huy vai trò chỉ đạo, định hướng đối với
sản xuất lâm nghiệp. Trong những năm qua, công tác này tuy đã được thực
hiện ở hầu hết các địa phương ở nước ta song vẫn còn nhiều bất cập. Việc
đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng và quy hoạch phát triển
lâm nghiệp cấp huyện chưa được thực hiện kịp thời và chưa thu hút được sự
tham gia của người dân và cộng đồng. Mục tiêu và nội dung của phương pháp
quy hoạch thường chưa quan tâm một cách thoả đáng tới những lợi thế và
thách thức cũng như tiềm năng cung cấp các nguồn lực và nhu cầu lâm sản
đầu ra của các hoạt động sản xuất nên vai trò của phương án quy hoạch còn
nhiều hạn chế. Ngoài ra, trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế, phương thức
quản lý sử dụng đối với các nguồn tài nguyên trong đó có tài nguyên đất và
rừng cũng có nhiều thay đổi.
Huyện Thanh Sơn nằm phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, là huyện vừa
mới được tách ra theo Nghị định 61/2007 của Chính phủ. Diện tích rừng và đất
lâm nghiệp chiếm 78% tổng diện tích tự nhiên. Là một huyện miền núi có
nhiều tài nguyên rừng, toàn bộ diện tích rừng thuộc khu vực đầu nguồn sông
Bứa, rừng cung cấp lâm sản và thực hiện chức năng phòng hộ bảo vệ môi
trường, góp phần hạn chế thiên tai bảo vệ sản xuất và đời sống của cộng đồng
dân cư trong vùng.
Tuy nhiên sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2006 và việc bổ sung
các cơ chế chính sách thuộc chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng năm 2007.
Đặc biệt việc chia tách huyện Thanh Sơn (cũ) thành 2 huyện Tân Sơn và
Thanh Sơn đã làm thay đổi phạm vi, diện tích 3 loại rừng và kế hoạch hàng
năm trong công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Những thay
đổi trên đòi hỏi phải xây dựng, lập kế hoạch và triển khai phương án quy
2
hoạch lâm nghiệp hợp lý, có cơ sở khoa học nhằm góp phần tăng thu nhập,
cải thiện đời sống của người dân trong vùng, thực hiện xoá đói giảm nghèo và
đưa kinh tế xã hội miền núi phát triển hoà nhập với tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông thôn là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, để góp phần bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng bền vững, ổn định đời sống người dân địa phương cũng như cải
thiện môi trường sinh thái khu vực chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất phương án quy
hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2010-2019”
3
Chương I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Trên Thế giới
1.1.1. Qui hoạch vùng
Qui hoạch vùng tuân theo học thuyết Mác - Lê Nin về phân bố và phát
triển lực lượng sản xuất theo lãnh thổ và sử dụng các phương pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
Các Mác và Ăng Ghen đã chỉ ra: “Mức độ phát triển lực lượng sản xuất
của một dân tộc thể hiện rõ nét hơn hết ở chỗ phân công lao động của dân tộc
đó được phát triển đến mức độ nào”.
Như vậy, sức lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của
phân bố lực lượng sản xuất.
Lê Nin cũng đã chỉ ra: “Sự nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự
nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng là nguyên tắc quan trọng để phân bố lực
lượng sản xuất”. Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng cho sự phân bố
lực lượng sản xuất ở một vùng trong quá khứ và hiện tại để xác định khả năng
tiềm tàng và tương lai phát triển của vùng đó.
Từ đánh giá sức lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đi tới
nhận định: phân bố lực lượng sản xuất hợp lý là một trong các điều kiện cơ
bản để nâng cao năng suất lao động, tích luỹ nhiều của cải vật chất cho xã hội,
không ngừng phát triển sản xuất và văn hóa của đất nước.
Kế hoạch phát triển của các ngành kinh tế quốc dân liên quan chặt chẽ
với kế hoạch phân bố lực lượng sản xuất.
Sự phân bố dân cư và các hình thái điểm dân cư và mức độ trang thiết
bị thay đổi phụ thuộc vào sự biến đổi hình thành xã hội.
Dựa trên cơ sở học thuyết của Mác và Ăng Ghen, V.I.Lê Nin đã
nghiên cứu các hướng cụ thể về kế hoạch hoá phát triển lực lượng sản
xuất trong xã hội chủ nghĩa.
4
Sự phân bố lực lượng sản xuất được xác định theo các nguyên tắc sau:
- Phân bố lực lượng sản xuất có kế hoạch trên toàn bộ lãnh thổ của đất
nước, tỉnh, huyện nhằm thu hút các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động
của tất cả các vùng và quá trình tái sản xuất mở rộng.
- Kết hợp tốt lợi ích của Nhà nước và nhu cầu phát triển kinh tế của từng
tỉnh và từng huyện.
- Đưa các xí nghiệp công nghiệp đến gần nguồn nguyên liệu để hạn chế
chi phí vận chuyển.
- Kết hợp chặt chẽ các ngành kinh tế quốc dân ở từng vùng, từng huyện
nhằm nâng cao năng suất lao động và sử dụng hợp lý tiềm năng thiên nhiên.
- Tăng cường toàn diện tiềm lực kinh tế và quốc phòng bằng cách phân
bố hợp lý và phát triển đồng đều lực lượng sản xuất ở các vùng, huyện.
Trên cơ sở đó, tìm hiểu qui hoạch vùng ở một số nước trên Thế giới
như sau:
1.1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari trước đây
a) Mục đích của quy hoạch vùng lãnh thổ ở Bungari
- Sử dụng một cách hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước.
- Bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm đảm bảo tái sản xuất
mở rộng.
- Xây dựng đồng bộ môi trường sống.
- Quy hoạch lãnh thổ đất nước được phân thành các vùng:
+ Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên phải bảo vệ.
+ Lãnh thổ thiên nhiên không có nông thôn, sự tác động của con người
vào đây rất ít.
+ Lãnh thổ là môi trường thiên nhiên có mạng lưới nông thôn, có sự
can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho nghỉ mát.
+ Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp không có mạng lưới nông thôn
nhưng có sự tác động của con người.
5
+ Lãnh thổ là môi trường nông nghiệp có mạng lưới nông thôn và sự
can thiệp vừa phải của con người, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Lãnh thổ là môi trường công nghiệp với sự can thiệp tích cực của con người.
Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ cả nước, tiến hành quy hoạch lãnh
thổ vùng và quy hoạch lãnh thổ địa phương. Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh
thổ, bao gồm các vùng lớn ranh giới bằng một tỉnh hoặc lớn hơn một tỉnh.
Nhiệm vụ khảo sát quy hoạch lãnh thổ vùng, trong đó có quy hoạch vùng
nông nghiệp là sự bố trí đúng đắn và hợp lý các hoạt động khác trên lãnh thổ
vùng, sử dụng một cách có hiệu quả nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên, liên
hiệp với các môi trường sống, hoàn thiện mạng lưới nông thôn.
b) Nội dung của quy hoạch vùng
Đồ án quy hoạch lãnh thổ địa phương là thể thiện quy hoạch chi tiết các
liên hiệp nông - công nghiệp và liên hiệp công - nông nghiệp và giải quyết các
vấn đề sau:
- Cụ thể hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.
- Phối hợp hợp lý sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với mục đích
liên kết dọc.
- Xây dựng các mạng lưới công trình phục vụ lợi ích công cộng và sản xuất.
- Tổ chức đúng đắn mạng lưới khu dân cư và phục vụ công cộng liên
hợp trong phạm vi hệ thống nông thôn.
- Bảo vệ môi trường thiên nhiên và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân
lao động ăn, ở, nghỉ ngơi.
1.1.1.2. Quy hoạch vùng ở Pháp
Theo quan điểm chung của hệ thống các mô hình quy hoạch vùng
M.Thénevin (M. Pierre Thénevin), một chuyên gia thống kê đã giới thiệu một
số mô hình quy hoạch vùng được áp dụng thành công miền Tây Nam nước
cộng hoà Côte d’ivoire.