Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu chữ Nôm khắc trên bia đá (từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------
ĐỖ THỊ BÍCH TUYỂN
NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM KHẮC TRÊN BIA ĐÁ
(TỪ THẾ KỶ XII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2013
2
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ BÍCH TUYỂN
NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM KHẮC TRÊN BIA ĐÁ
(TỪ THẾ KỶ XII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)
Chuyên ngành: HÁN NÔM
Mã số: 62.22.40.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh
2. TS. Nguyễn Thị Lâm
HÀ NỘI - 2013
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học, chƣa từng đƣợc công bố trong
các công trình của ai khác.
- Luận án đã tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.
- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã đƣợc tiếp thu
một cách chân thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn cụ thể trong luận án.
Tác giả luận án
Đỗ Thị Bích Tuyển
4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh và TS Nguyễn Thị
Lâm, hai thầy hƣớng dẫn khoa học đã tận tình hƣớng dẫn và chỉ bảo không chỉ
trong giới hạn nghiên cứu của đề tài luận án, mà còn trong nhiều vấn đề khoa
học khác.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Tá Nhí (nguyên
Trƣởng phòng Nghiên cứu Văn bản Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm), ngƣời
từ rất sớm đã chỉ bảo, dẫn dắt tôi trong công việc và trong nghiên cứu khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Học
viện Khoa học xã hội, các thày cô, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận
lợi và động viên khích lệ trong suốt thời gian tôi học tập và hoàn thành luận án.
Tác giả luận án cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên trong các Hội
đồng đánh giá luận án, bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tác giả luận án có
những tiến bộ trên con đƣờng học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận án
Đỗ Thị Bích Tuyển
5
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Âm HV : Âm Hán Việt
Chữ Nôm trên văn bia : Chữ Nôm khắc trên bia đá
EFEO : Viện Viễn đông Bác cổ
(Ecole Francaice d'Extrême - Orient)
KHXH : Khoa học xã hội
NCS : Nghiên cứu sinh
Nxb. : Nhà xuất bản
Phật thuyết : Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh
TBHNH : Thông báo Hán Nôm học
TCHN : Tạp chí Hán Nôm
Truyền kỳ mạn lục : Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm
N
0
2410 : Thác bản văn bia kí hiệu 2410, hiện đang lƣu trữ tại
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
N
0
19581-84 : Thác bản văn bia kí hiệu 19581/19582/19583/19584
(bia gồm 4 mặt)
[57, tr 100] : Số thứ tự sách hoặc tạp chí trong Tài liệu tham khảo
và trang trích dẫn
6
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
1 Bảng 2.1. Phân loại thác bản văn bia qua hai đợt sưu tầm 26
2 Bảng 2.2. Số liệu văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm theo niên
đại và thời đại
43
3 Bảng 2.3. Văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm phân bố theo địa
phương
46
4 Bảng 2.4. Số liệu văn bia thơ Nôm theo di tích 49
5 Bảng 2.5. Tác giả soạn văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm 50
6 Bảng 3.1: Số liệu và tỉ lệ mã chữ Nôm của 15 tiểu loại 88
7 Bảng 3.2. Số liệu chữ Nôm có nhiều cách viết 94
8 Bảng 3.3: Số liệu và tỉ lệ mã chữ Nôm của các tiểu loại từng thời kỳ 95
9 Bảng 3.4: Diễn biến cấu trúc chữ Nôm trên văn bia 98
10 Bảng 4.1. Thống kê từ cổ trên 1.500 văn bia 128
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ẢNH MINH HỌA TRONG LUẬN ÁN
1 Ảnh 2.1. Thác bản văn bia kí hiệu 12341 36
2 Ảnh 2.2. Bia đá hiện trạng tại núi Non Nước - Quảng Nam và thác
bản N0
19279 hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
56
3 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phân loại chữ Nôm trên văn bia 89
7
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC BÀI VIẾT, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
6
1.1. Những công trình khảo cứu, giới thiệu văn bia chữ Nôm ............................... 6
1.2. Các công trình sử dụng chữ Nôm trên văn bia làm tƣ liệu nghiên cứu nguồn
gốc, cấu tạo, diễn biến của chữ Nôm ....................................................................
1.3. Các công trình nghiên cứu, giới thiệu mô hình phân loại chữ Nôm..........
10
12
1.4. Những bài viết, công trình khảo sát về chữ Nôm trên văn bia .................... 13
Tiểu kết ........................................................................................................... 17
CHƢƠNG 2
ĐẶC TRƢNG CỦA VĂN BIA KHẮC CHỮ NÔM 18
2.1. Giải thích những khái niệm .............................................................................
2.1.1. Khái niệm về văn bia ................................................................................
18
18
2.1.2. Giới thuyết về văn bia có chữ Nôm .......................................................... 20
2.1.2.1. Khái niệm văn bia có chữ Nôm .......................................................... 21
2.1.2.2. Khái niệm văn bia chữ Nôm .............................................................. 22
2.1.2.3. Giới hạn tƣ liệu văn bia có khắc chữ Nôm ......................................... 25
2.2. Đặc điểm về thời gian và thể loại của văn bia có khắc chữ Nôm ...................
2.2.1. Thời Lý - Trần ..........................................................................................
26
27
2.2.2. Thời Lê sơ - Mạc ...................................................................................... 34
2.2.3. Thời Lê Trung hƣng - Tây Sơn ................................................................ 37
2.2.4. Thời Nguyễn ............................................................................................. 41
2.3. Đặc điểm về không gian của văn bia có khắc chữ Nôm ................................. 46
2.4. Tác giả soạn văn bia khắc có chữ Nôm và một số vấn đề khác .......................
2.4.1. Tác giả soạn văn bia .................................................................................
49
49
2.4.2. Một số vấn đề khác ................................................................................... 53
2.4.2.1. Vấn đề trùng bản ở một số văn bia chữ Nôm ..................................... 53
8
2.4.2.2. So sánh văn bia trong kho thác bản và văn bia trên thực tế ............... 54
Tiểu kết ............................................................................................................ 57
CHƢƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM VÀ DIỄN BIẾN CỦA CHỮ NÔM TRÊN VĂN BIA 58
3.1. Khái quát tình hình chữ Nôm thể hiện trên các loại hình văn bản .................. 58
3.2. Thống kê, phân loại cấu trúc chữ Nôm trên văn bia ....................................... 60
3.2.1. Mô hình phân loại chữ Nôm ..................................................................... 60
3.2.2. Thống kê, phân loại cấu trúc chữ Nôm trên văn bia ................................ 62
3.2.2.1. Chữ Nôm mƣợn chữ Hán ................................................................... 62
Chữ A1: Mƣợn hình, mƣợn âm Hán Việt và nghĩa .................................... 62
Chữ A2: Mƣợn hình, mƣợn âm Tiền Hán Việt ........................................... 63
Chữ B1: Mƣợn hình, mƣợn âm Hán Việt, bỏ nghĩa ................................... 65
Chữ B2: Mƣợn Hình, mƣợn âm Hán Việt, đọc chệch âm .......................... 66
Chữ C: Mƣợn nghĩa .................................................................................... 67
3.2.2.2. Chữ Nôm tự tạo ...................................................................................... 69
Chữ D: Ghép một chữ Hán với một kí hiệu phụ ......................................... 70
Chữ E1: Hội âm (âm + âm) đẳng lập .......................................................... 76
Chữ E2A: Hội âm chính phụ (ghi âm bằng hai mã tách rời) ...................... 77
Chữ E2B: Hội âm chính phụ (ghép hai mã âm + âm) ............................. 80
Chữ F1: Hội ý đẳng lập (ghép ý + ý đẳng lập) ........................................... 82
Chữ F2: Hội ý chính phụ (ghép ý + ý chính phụ) ....................................... 83
Chữ G1: Ghép âm + ý đẳng lập .................................................................. 83
Chữ G2: Ghép âm + ý (chính phụ) ............................................................. 84
Chữ H1: Bộ thủ Hán + chữ Hán biểu âm (bộ thủ có chức năng liên kết)..... 86
Chữ H2: Bộ thủ Hán + chữ Nôm ............................................................... 87
Sơ đồ phân loại chữ Nôm trên văn bia ................................................................... 89
3.3. Một số đặc điểm chủ yếu của chữ Nôm trên văn bia ...................................... 90
3.3.1. Chữ Nôm trên văn bia còn bảo lƣu đƣợc nhiều dấu vết cổ ................... 90
3.3.2. Chữ Nôm trên văn bia có nhiều chữ mang ký hiệu phụ ........................ 91
3.3.3. Chữ Nôm trên văn bia có nhiều cách đọc, cách viết ............................. 93
3.4. Diễn biến của chữ Nôm trên văn bia qua các thời kỳ .................................... 95
3.4.1. Diễn biến về mặt số lƣợng và tiểu loại chữ ............................................... 95
3.4.1.1. Số lƣợng và các tiểu loại chữ trong từng thời kỳ ............................... 96
3.3.1.2. Diễn biến về tiểu loại chữ qua các thời kỳ ......................................... 97
3.4.2. Diễn tiến về tự dạng của chữ Nôm trên văn bia qua các thời kỳ .............. 97
3.4.2.1. Thành tố biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm mang tính ổn định .......... 101
3.4.2.2. Xu hƣớng chuyển từ chữ đơn sang chữ ghép (thay đổi về cấu trúc) 102
3.4.2.3. Chuyển từ chữ ghép âm + âm sang chữ âm + ý ................................. 102
9
3.4.2.4. Thành tố biểu ý thay đổi hƣớng tới độ chính xác cao về ý nghĩa của từ 103
Tiểu kết .......................................................................................................... 104
CHƢƠNG 4
NGỮ ÂM VÀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT QUA CỨ LIỆU CHỮ NÔM
TRÊN VĂN BIA 106
4.1. Ngữ âm tiếng Việt thể hiện qua cách ghi bằng chữ Nôm trên văn bia .......... 107
4.1.1. Dấu vết các tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Việt cổ ................................ 108
4.1.2. Dấu vết phản ánh những mối liên hệ ngữ âm trong hệ thống âm đầu tiếng Việt 111
4.1.3. Dấu vết phụ âm đầu tiền Hán Việt .......................................................... 117
4.1.4. Dấu vết vần Việt cổ .................................................................................. 118
4.2. Từ vựng tiếng Việt qua cách ghi bằng chữ Nôm trên văn bia ......................... 122
4.2.1. Từ láy ........................................................................................................ 122
4.2.1.1. Nhấn mạnh về ngữ nghĩa ................................................................... 122
4.2.1.2. Nhấn mạnh về ngữ âm ....................................................................... 123
4.2.3. Ghi tiếng địa phƣơng ............................................................................... 124
4.2.4. Ghi từ cổ tiếng Việt ................................................................................. 127
4.2.5. Từ thuần Việt ghi tên đất, tên ngƣời ....................................................... 132
4.2.5.1. Ghi tên đất ........................................................................................ 132
4.2.5.2. Ghi tên ngƣời ................................................................................... 138
Tiểu kết ......................................................................................................... 146
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................... 147
DANH MỤC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh mục 1395 văn bia có khắc chữ Nôm
Phụ lục 2: Danh mục 105 văn bia Nôm
Phụ lục 3: 10 ảnh minh họa thác bản văn bia có chữ Nôm và văn bia Nôm
Phụ lục 4: Bảng tra 15 loại chữ Nôm trên văn bia theo mô hình phân loại cấu trúc
10
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Văn bia khắc chữ Hán và chữ Nôm (gọi tắt là văn bia Hán Nôm) là một loại
hình văn bản có niên đại khá chính xác nên có thể cung cấp những thông tin xác
thực giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn học, văn hóa xã hội, đặc
biệt là vấn đề ngôn ngữ văn tự, trong đó có chữ Nôm. Hiện trong kho sách của
Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lƣu giữ đƣợc hơn ba chục ngàn thác bản văn bia
có giá trị, trong đó có một bộ phận chiếm số lƣợng đáng kể là văn bia có khắc
chữ Nôm. Đây là những văn bia chữ Hán, có khắc một số chữ Nôm để ghi
những tên đất, tên ngƣời, tên vật dụng của ngƣời Việt một cách chính xác mà
chữ Hán không thể đáp ứng đƣợc; và một số văn bia hoàn toàn dùng chữ Nôm
để ghi chép, chúng tôi gọi là văn bia chữ Nôm.
Theo khảo sát của chúng tôi, văn bia có khắc chữ Nôm có niên đại sớm
nhất ra đời năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) đời vua Lý Nhân Tông. Đây là
văn bia có niên đại sớm nhất xác định về thời điểm chữ Nôm xuất hiện trên văn
bản. Từ đó về sau, khi bia đá đƣợc dựng nhiều ở các công trình tín ngƣỡng, các
công trình công cộng và mộ chí thì văn bia có chữ Nôm đã trở nên phổ biến với
số lƣợng tăng dần theo thời gian. Số văn bia này hiện đƣợc lƣu giữ chủ yếu
trong kho thác bản đã đƣợc Viện Viễn đông Bác cổ (EFEO) sƣu tầm đầu thế kỷ
XX và có bổ sung từ những đợt sƣu tầm sau này của Viện Nghiên cứu Hán
Nôm. Qua chọn lọc, thống kê phân loại, chúng tôi nhận thấy, số văn bia có chữ
Nôm nằm rải rác ở các tỉnh từ miền núi phía Bắc nhƣ Hà Giang, Lạng Sơn,
Tuyên Quang đến miền Nam Trung bộ là Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, nhƣng tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở các tỉnh ở phía
Nam của đất nƣớc, căn cứ vào số lƣợng thác bản văn bia sƣu tầm đầu thế kỷ XX
lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, hiện chúng tôi chƣa tìm thấy văn bia
nào có chữ Nôm.
11
Văn bia có chữ Nôm với niên đại xuất hiện sớm đã trở thành chứng tích
quan trọng để chứng minh thời điểm xuất hiện của chữ Nôm trên văn bản Hán
Nôm. Các nhà khoa học, các học giả trong và ngoài nƣớc qua nghiên cứu đã đƣa
ra giả thuyết rằng, trong khi chƣa tìm thấy những chứng tích nào sớm hơn nữa
thì những chứng tích trên những văn bia thời Lý cho thấy rằng muộn nhất là vào
đầu thế kỷ XII, một số đơn vị chữ Nôm ghi tiếng Việt đã thực sự có mặt trong
các văn bản chữ Hán của ngƣời Việt.
Đồng thời nhờ niên đại tƣơng đối chính xác, nên những cứ liệu chữ Nôm
trên văn bia đã trở thành những mẫu tự cần thiết cho việc nghiên cứu quá trình
hình thành và phát triển của chữ Nôm trong tiến trình phát triển ngôn ngữ văn
tự và văn học Nôm của dân tộc. Trên cơ sở thống kê, phân loại từ những cứ liệu
cụ thể, tác giả luận án sẽ làm rõ đặc điểm của chữ Nôm trên văn bia qua mỗi
thời kỳ, chỉ rõ tính kế thừa và ổn định cũng nhƣ diễn biến của chữ Nôm về tự
dạng và cấu trúc. Qua khảo sát những mã chữ Nôm trên văn bia, cũng thấy
đƣợc mối tƣơng quan của chữ Nôm với ngữ âm tiếng Việt qua các thời kỳ.
Do có tính chính xác về niên đại, nên chữ Nôm trên văn bia có thể sử dụng
làm tiêu chí để giám định niên đại văn bản Hán Nôm, hoặc ít nhiều cũng góp
phần đính chính những chữ viết khác, viết sai trong các văn bản Nôm khắc in và
chép tay sau này. Đây có thể coi là ƣu điểm của văn bia mà các loại hình văn
bản Hán Nôm khác không có đƣợc.
Chữ Nôm trên văn bia thời kỳ đầu với chức năng chính là ghi tên đất, tên
ngƣời... nên ít nhiều đã phản ánh đƣợc cách ghi từ thuần Việt về tên đất, tên
ngƣời mang nét riêng theo phong tục tập quán và sinh hoạt của ngƣời Việt, góp
thêm tƣ liệu cho khoa học nghiên cứu về nhân danh và địa danh.
Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu về văn bia đã đƣợc nhiều ngƣời
quan tâm, trong đó một số công trình về văn bia chữ Hán đã đƣợc công bố rộng
rãi nhƣng các công trình nghiên cứu về văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ
Nôm thì lại rất ít. Điều đó cho thấy sự cần thiết cần có công trình nghiên cứu
một cách hệ thống về văn bia có chữ Nôm, qua đó góp thêm tƣ liệu quan trọng
12
để xác định thời điểm xuất hiện của chữ Nôm trên văn bia cũng nhƣ nghiên cứu
quá trình phát triển của hệ thống văn tự Nôm và ngôn ngữ của dân tộc.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, NCS chọn hƣớng nghiên cứu chữ Nôm
khắc trên bia đá, từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX làm đề tài luận án Tiến sĩ
chuyên ngành Hán Nôm.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu là:
- Phương pháp văn bản học
Do đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là những thác bản văn bia có khắc chữ
Nôm nên NCS vận dụng phƣơng pháp này để xác định niên đại của những thác
bản văn bia không ghi năm tạo hoặc khắc lại, hoặc tục khắc, qua đó có thể xác
định ra niên đại văn bản, làm cơ sở cho việc nghiên cứu chữ Nôm thuộc giai
đoạn lịch sử nhất định.
- Phương pháp định lượng
Nghiên cứu sinh sử dụng phƣơng pháp này để thống kê, định lƣợng, định
tính những mã chữ Nôm trên văn bia theo đồng đại và lịch đại. Sau đó, tác giả
luận án sử dụng những thao tác đối chiếu, so sánh các mã chữ Nôm trên văn bia
qua các thời kỳ, đồng thời so sánh những mã chữ Nôm trên văn bia với một số
văn bản Nôm cùng thời để làm cơ sở cho những bƣớc nghiên cứu
tiếp theo.
- Phương pháp văn tự học
Luận án này nghiên cứu chữ Nôm khắc trên văn bia từ góc độ văn tự học.
Do vậy, trong quá trình thực hiện nghiên cứu từ góc độ văn tự học đối với hệ
thống hàng ngàn chữ Nôm khảo sát đƣợc, luận án đặt trọng tâm vào nghiên cứu
phân loại, cấu trúc chữ Nôm và diễn biến phát triển của nó gắn với sự phát triển
của ngữ âm và từ vựng tiếng Việt trong suốt chiều dài lịch sử gần tám thế kỷ.
- Phương pháp liên ngành
Nghiên cứu chữ Nôm trên văn bia không chỉ là xem xét đối tƣợng nghiên
cứu trong quá trình vận động của lịch sử phát triển văn bia, mà cần kết hợp các
13
tri thức về khoa học xã hội và nhân văn. Do vậy các phƣơng pháp mang tính
liên ngành nhƣ: ngữ văn học, văn hóa học, dân tộc học... cũng đƣợc vận dụng
thích hợp trong quá trình phân tích và giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu liên
quan đến đề tài luận án.
Do nghiên cứu chữ Nôm trên các thác bản văn bia, nên NCS đã thực hiện
những chuyến đi điều tra điền dã để kiểm tra những điểm tồn nghi, nhƣ: thác
bản trong kho lƣu trữ và bia đá trên thực tế; những chỗ bị đục mờ, tẩy xóa; địa
điểm khắc trên bia và trên thực tế nơi dựng bia... Qua những chuyến đi điền dã
đã giúp NCS thấy đƣợc hiện trạng văn bia ở địa phƣơng so với thác bản đã đƣợc
lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Gồm 1.500 thác bản văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm hiện đang
lƣu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong đó bao gồm văn bia chữ Hán có
chữ Nôm và văn bia chữ Nôm.
- Hệ thống 3.391 mã chữ Nôm trên 1.500 văn bia có niên đại từ thế kỷ XII
đến đầu thế kỷ XX.
- Sử dụng một số văn bản Nôm khắc in và chép tay có niên đại để tiến
hành so sánh đối chiếu với chữ Nôm trên bia đá nhằm làm rõ những luận điểm
của mình.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận án đi vào 2 vấn đề chính:
- Hệ thống hóa và nghiên cứu đặc trƣng của văn bia khắc chữ Nôm từ thế
kỷ XII đến đầu thế kỷ XX, với sự lựa chọn các văn bia tiêu biểu từ các địa
phƣơng khác nhau.
- Tiến hành thống kê, phân loại, nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm trên văn bia
với hệ thống mã chữ, từ đó rút ra những nhận xét về đặc điểm và diễn biến của
chữ Nôm trên văn bia. Từ việc nghiên cứu các mã chữ Nôm trên văn bia từ thế
kỷ XII đến đầu thế kỷ XX, sẽ làm cơ sở để nghiên cứu sự phát triển của lịch sử
tiếng Việt và những yếu tố văn hóa địa phƣơng qua lớp từ thuần Việt.
14
5. Đóng góp của luận án
- Lần đầu tiên 1.500 văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm đƣợc giới
thiệu theo đặc điểm không gian và thời gian, giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu
sâu sắc hơn về sự phát triển của văn bia có chữ Nôm và đặc trƣng của thể loại
văn bản này tại các địa phƣơng.
- Luận án đƣa ra hệ thống gồm 3.391 mã chữ Nôm với 15 tiểu loại theo mô
hình phân loại cấu trúc.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp những cứ liệu khoa học để
góp phần tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của chữ Nôm khắc trên bia đá
nói riêng và chữ Nôm trong nền văn hóa Việt Nam nói chung, qua đó góp phần
nghiên cứu các vấn đề tiếng Việt cổ, từ thuần Việt ghi tên đất, tên ngƣời của
ngƣời Việt xƣa.
- Cung cấp bảng tra gồm 3.391 chữ Nôm trên văn bia.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận, nội dung luận án chia làm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan những bài viết, công trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài luận án
Chƣơng 2: Đặc trƣng của văn bia khắc chữ Nôm
Chƣơng 3: Đặc điểm và diễn biến của chữ Nôm trên văn bia
Chƣơng 4: Ngữ âm và từ vựng tiếng Việt qua cứ liệu chữ Nôm trên văn
bia
Phần phụ lục
Phụ lục 1: Danh mục 1.395 văn bia có chữ Nôm xếp theo niên đại
Phụ lục 2: Danh mục 105 văn bia chữ Nôm xếp theo niên đại
Phụ lục 3: 10 ảnh minh họa thác bản văn bia có chữ Nôm và văn bia Nôm
Phụ lục 4: Bảng tra 15 loại chữ Nôm trên văn bia theo mô hình phân loại cấu
trúc.
15
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Nhận thức đƣợc giá trị của chữ Nôm trên văn bia có thể dùng làm tiêu chí
đáng tin cậy để giám định các văn bản Hán Nôm, nên các nhà nghiên cứu Hán
Nôm, nghiên cứu lịch sử, văn hóa đã đặc biệt quan tâm đến loại hình văn bản
này. Có ngƣời đã bỏ nhiều công sức khảo cứu giới thiệu văn bia chữ Nôm mới
đƣợc phát hiện; nhiều ngƣời sử dụng chữ Nôm trên văn bia để chứng minh cho
các luận điểm của mình về nguồn gốc cấu tạo của chữ Nôm; lại có ngƣời
chuyên sâu vào khảo sát loại hình văn bản đặc biệt này để tìm ra những giá trị
đích thực của nó. Trong phần này, chúng tôi giới thiệu tổng quan và phân tích
các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án nhƣ sau:
1.1. Những công trình khảo cứu, giới thiệu văn bia chữ Nôm
Văn bia chữ Nôm từ trƣớc tới nay đã thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của
những ngƣời làm công tác nghiên cứu Hán Nôm. Việc công bố giới thiệu văn
bản phát hiện mới cũng luôn đƣợc chú trọng. Có thể kể nhƣ:
- Nguyễn Thị Trang: Mười tám tấm bia Nôm ở chùa Phật giáo, TCHN, số
1 - 1987, đã giới thiệu 18 văn bia chữ Nôm ở chùa Phật Giáo xã Vĩnh Quỳnh
huyện Thanh Trì, Hà Nội có nội dung bầu Hậu. Qua bài viết, tác giả đã xác định
niên đại của 6 tấm bia Hậu Nôm không ghi niên đại cũng có niên đại cùng thời
với những văn bia có niên đại 1943, 1944 và tác giả qua việc đi thực địa địa
phƣơng nên đã có nhận định đó là những văn bia cùng do một ngƣời soạn và
ngƣời đó vẫn còn sống (tính đến thời điểm tác giả viết bài).
- Hiền Lƣơng - Bạch Văn Luyến: Một số bài thơ Nôm khắc ở vách đá
trong hang Trầm, TCHN, số 1 – 1988, đã phiên âm, giới thiệu 14 bài thơ Nôm,
1 văn văn Nôm khắc trên vách đá hang Trầm huyện Chƣơng Mỹ, Hà Nội có