Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu bầu không khí tâm lý gia đình (nghiên cứu trường hợp tại xã ninh phụng, thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
NGHIÊN CỨU BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ GIA ĐÌNH
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ NINH PHỤNG,
THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC
Đà Nẵng - Năm 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
NGHIÊN CỨU BẦU KHÔNG KHÍ TÂM LÝ GIA ĐÌNH
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ NINH PHỤNG,
THỊ XÃ NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN TÂM LÝ HỌC
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Dung
Lớp : 14CTL
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Trâm Anh
Đà Nẵng - Năm 2018
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .........................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2
5. Giả thuyết khoa học...................................................................................................2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................................3
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận............................................................3
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................................3
7.3. Nhóm phƣơng pháp xử lý kết quả nghiên cứu.................................................3
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI..........................................................4
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về bầu không khí tâm lý...........................................4
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài..........................................................................4
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam.............................................................................7
1.2. Định nghĩa về Bầu không khí tâm lý gia đình .....................................................8
1.2.1. Gia đình ................................................................................................................8
1.2.2. Bầu không khí tâm lý.....................................................................................10
1.2.3. Bầu không khí tâm lý gia đình......................................................................12
1.3. Đặc điểm của bầu không khí tâm lý gia đình .................................................12
1.4. Các yếu tố cơ bản tạo nên bầu không khí tâm lý trong gia đình..................13
1.4.1.Tổ chức đời sống vật chất trong gia đình ..................................................13
1.4.2. Tổ chức đời sống tinh thần trong gia đình ...............................................14
1.5. Các biểu hiện tâm lý của bầu không khí tâm lý gia đình ..............................16
1.5.1. Hành vi giao tiếp .........................................................................................16
1.5.2. Mối quan hệ gia đình..................................................................................17
1.5.3. Tổ chức thực hiện những công việc chung trong gia đình......................19
1.5.4. Ý thức xây dựng cuộc sống gia đình .........................................................20
1.6. Các dạng của bầu không khí tâm lý gia đình .................................................21
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................28
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu .............................................................................28
2.2. Tổ chức nghiên cứu ..............................................................................................29
2.2.1. Mục tiêu...........................................................................................................29
2.2.2. Nội dung ..........................................................................................................29
2.2.3. Khách thể khảo sát.........................................................................................29
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................30
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi...........................................................30
2.3.1.1. Mục đích ...................................................................................................30
2.3.1.2. Cách thiết kế.............................................................................................30
2.3.1.3. Mô tả công cụ nghiên cứu .......................................................................30
2.3.1.4. Kiểm tra độ tin cậy ..................................................................................31
2.3.1.5. Cách tính điểm .........................................................................................31
2.3.1.6. Cách đánh giá và xếp loại mức độ..........................................................32
2.3.2. Phƣơng pháp quan sát ......................................................................................33
2.3.2.1. Mục đích ...................................................................................................33
2.3.2.2. Nội dung....................................................................................................33
2.3.2.3. Cách tiến hành .........................................................................................33
2.3.2.4. Cách đánh giá...........................................................................................34
2.3.3. Phƣơng pháp phỏng vấn................................................................................34
2.3.3.1. Mục đích ...................................................................................................35
2.3.3.2. Nội dung....................................................................................................35
2.3.3.3. Cách tiến hành .........................................................................................35
2.3.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu ..............................................................................35
2.3.4.1. Mục đích: xử lí số liệu thu đƣợc thông qua phần mềm SPSS. ............35
2.3.4.2. Nội dung....................................................................................................35
2.3.4.3. Cách tiến hành .........................................................................................36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................36
3.1. Đánh giá chung về bầu không khí tâm lý gia đình.........................................36
3.1.1. Mức độ bầu không khí tâm lý gia đình.....................................................36
3.1.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng ................................................................37
3.1.3. Đề xuất các biện pháp ................................................................................39
3.2. Các nhóm biểu hiện về BKKTLGĐ.................................................................40
3.2.1. Biểu hiện về hành vi giao tiếp....................................................................40
3.2.2. Biểu hiện về mối quan hệ gia đình ............................................................42
3.2.3. Biểu hiện về việc tổ chức thực hiện công việc chung trong gia đình .....46
3.2.4. Biểu hiện về ý thức xây dựng cuộc sống gia đình ....................................47
3.2.5. So sánh về mức độ các nhóm biểu hiện bầu không khí tâm lý gia đình
giữa cha mẹ và con cái .............................................................................................50
3.2.6. Tƣơng quan giữa các nhóm biểu hiện của bầu không khí tâm lý gia đình
51
3.3. Phân tích BKKTLGĐ của ba trƣờng hợp điển hình ........................................51
3.3.1. Trƣờng hợp BKKTLGĐ 4 ............................................................................51
3.3.1.1. Mô tả gia đình ..........................................................................................51
3.3.1.2. Đặc điểm gia đình ....................................................................................52
3.3.1.3. Bầu không khí tâm lý gia đình đặc trƣng và các biểu hiện .................52
3.3.2. Trƣờng hợp bầu không khí tâm lý gia đình 6 .............................................59
3.3.2.1. Mô tả gia đình ..........................................................................................59
3.3.2.2. Đặc điểm gia đình ....................................................................................59
3.3.2.3. BKKTLGĐ đặc trƣng và các biểu hiện .................................................59
3.3.3. Trƣờng hợp bầu không khí tâm lý gia đình 1 .............................................67
3.3.3.1. Mô tả gia đình ..........................................................................................67
3.3.3.2. Đặc điểm gia đình ....................................................................................67
3.3.3.3. BKKTLGĐ đặc trƣng và các biểu hiện .................................................67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................70
1. Kết luận ....................................................................................................................70
2. Khuyến nghị .............................................................................................................71
2.1. Đối với cha mẹ ...................................................................................................71
2.2. Đối với con cái....................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................74
PHẦN PHỤ LỤC.........................................................................................................75
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các mặt cấu trúc của bầu không khí
tâm lý gia đình ...............................................................Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2: Xếp loại mức độ các mặt cấu trúc bầu không khí tâm lý gia đình...............32
Bảng 2.3: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn các nhóm biểu hiện của bầu không khí
tâm lý gia đình ...............................................................................................................34
Bảng2.4: Xếp loại mức độ các mặt biểu hiện cấu trúc bầu không khí tâm lý gia đình 34
Bảng 3.1: Mức độ biểu hiện bầu không khí tâm lý gia đình của 10 gia đình tại xã
Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.............................................................36
Bảng 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý gia đình theo cha mẹ. .....37
Bảng 3.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý gia đình theo người nghiên
cứu .................................................................................................................................38
Bảng 3.4: Đề xuất các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý gia đình ..................39
Bảng 3.5: Mức độ về hành vi giao tiếp.........................................................................40
Bảng 3.6: Các biểu hiện hành vi giao tiếp trong bầu không khí tâm lý gia đình (theo
bảng hỏi)........................................................................................................................40
Bảng 3.7: Mức độ về mối quan hệ gia đình..................................................................42
Bảng 3.8: Các biểu hiện về sự quan tâm – yêu thương trong mối quan hệ ..................42
gia đình (theo phiếu hỏi)................................................................................................42
Bảng 3.9: Các biểu hiện về sự giúp đỡ - tương trợ trong mối quan hệ gia đình (theo
phiếu hỏi).......................................................................................................................44
Bảng 3.10: Các biểu hiện về sự tin tưởng – chia sẻ trong mối quan hệ gia đình (theo
phiếu hỏi).......................................................................................................................45
Bảng 3.11: Mức độ tổ chức thực hiện công việc chung trong gia đình........................46
Bảng 3.12: Các biểu hiện về tổ chức thực hiện công việc trong gia đình ....................46
(theo phiếu hỏi)..............................................................................................................46
Bảng 3.13: Mức độ về ý thức xây dựng cuộc sống gia đình ........................................48
Bảng 3.14: Các biểu hiện về ý thức xây dựng cuộc sống gia đình (theo phiếu hỏi) ....48
Bảng 3.15. So sánh về mức độ các nhóm biểu hiện bầu không khí tâm lý gia đình giữa
cha mẹ và con cái...........................................................................................................50
Bảng 3.16: Tương quan giữa các nhóm biểu hiện bầu không khí tâm lý gia đình.......51
Bảng 3.17: Mức độ bầu không khí tâm lý gia đình 4 qua quan sát ..............................52
Bảng 3.18: Mức độ bầu không khí tâm lý gia đình 4 qua phiếu hỏi ............................54
Bảng 3.19: Mức độ bầu không khí tâm lý gia đình 6 qua quan sát ..............................59
Bảng 3.20: Mức độ bầu không khí tâm lý gia đình 6 qua phiếu hỏi ............................60
Bảng 3.21: Mức độ bầu không khí tâm lý gia đình 1 qua quan sát ..............................67
Bảng 3.22: Mức độ bầu không khí tâm lý gia đình 1 qua phiếu hỏi ............................68
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BKKTL : Bầu không khí tâm lý
BKKTLGĐ : Bầu không khí tâm lý gia đình
MĐ : Mức độ
Mean : Điểm trung bình
p : Mức ý nghĩa
R : Hệ số tương quan
SD : Độ lệch chuẩn
TB : Trung bình
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bầu không khí tâm lý gia đình có thể được xem là một trong những yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm lý của mọi thành viên trong gia đình. Ngày nay,
với sự bận rộn của cuộc sống, của công việc đã cuốn những bậc cha mẹ vào vòng xoay
“cơm – áo – gạo – tiền”. Chính vì vậy nhiều bậc phụ huynh không còn có nhiều thời
gian quan tâm đến con cái hay vun vén cuộc sống gia đình. Trong khi đó, những tác
động của gia đình bao giờ cũng để lại dấu ấn lên sự phát triển của con cái. Một đứa trẻ
nếu may mắn được sống trong một gia đình có những mối quan hệ lành mạnh với bầu
không khí tâm lý êm ấm, yên vui thì sẽ cảm thấy an toàn, mạnh dạn, tự tin và được tạo
mọi điều kiện tốt nhất để phát triển hết những khả năng của mình. Ngược lại một đứa
trẻ nếu phải sống trong một gia đình thường xuyên bất ổn, với những mối quan hệ bị
ngăn cách do xung đột, mâu thuẫn, mất mát, chia ly, ốm đau, bệnh tật,… thì sẽ dễ trở
thành một người lặng lẽ, lầm lì và khép mình, thậm chí trở nên phá phách, chống đối
và nhân cách phát triển một cách lệch lạc.
Ở các gia đình nông thôn, hầu hết các bậc cha mẹ đều chỉ làm những công việc
lao động chân tay là chính, trình độ nhận thức của họ không cao bằng so với các bậc
phụ huynh sống ở thành phố nên quan điểm về gia đình, quan điểm về xây dựng cuộc
sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc cũng như cách nuôi dạy con cái của các gia đình ở
nông thôn cũng còn nhiều hạn chế và chưa được chú trọng đúng mức.
Nếp sống, sinh hoạt của các gia đình ở nông thôn có nhiều điểm khác biệt so
với các gia đình ở thành thị. Trẻ em nông thôn thường xuyên phải phụ giúp cha mẹ
trong công việc nhà. Trẻ em nông thôn cũng có những tâm tư, tình cảm và nguyện
vọng riêng. Do đó, bầu không khí tâm lý các gia đình trẻ em ở nông thôn cũng có
những điểm đặc trưng riêng.
Đứng từ góc độ của công tác quản lí giáo dục, việc nghiên cứu bầu không khí
tâm lý gia đình của trẻ em ở nông thôn thật sự có ý nghĩa. Một số trẻ em khi có những
biểu hiện khó khăn trong học tập, chưa hẳn là do lười biếng hay kém thông minh, mà
có thể do bầu không khí tình cảm trong gia đình không ổn định, khiến cho trẻ cảm thấy
không an toàn, yên tâm thoải mái để tập trung trí óc cho việc học. Đối với bất kì trẻ em
ở độ tuổi nào, được sống trong khung cảnh gia đình ấm êm, hòa thuận, yêu thương lẫn
nhau là điều kiện cần thiết để phát huy trí tuệ và phát triển tốt về mặt nhân cách.
2
Vì vậy, việc nghiên cứu bầu không khí tâm lý gia đình của trẻ em ở nông thôn
sẽ góp phần giúp các nhà giáo dục nắm bắt được toàn cảnh về hoàn cảnh gia đình của
các em. Từ đó có cơ sở khoa học nhất định để giải thích được những đặc tính hành vi
của các em. Đồng thời đưa ra những hướng tác động phù hợp để tạo điều kiện cho các
em phát triển một cách tốt hơn cũng như kịp thời uốn nắn những sai lệch trong nhân
cách để tránh đưa đến những hậu quả khó lường sau này.
Song song với đó, việc nghiên cứu bầu không khí tâm lý của các gia đình ở cơ
sở sẽ giúp địa phương nắm bắt được tình hình của từng hộ gia đình, đi sâu đi sát vào
đời sống nhân dân. Mặt khác, đây cũng là nền tảng để giúp các ban ngành địa phương
làm cơ sở chiến lược cho công tác xây dựng gia đình văn hóa, văn minh, hạnh phúc.
Với những lí do trên, vì vậy đề tài được chọn là “Nghiên cứu bầu không khí
tâm lý trong gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa,
tỉnh Khánh Hòa)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận nhằm đánh giá được thực trạng bầu không khí
tâm lý một số gia đình tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Từ đó có
thể đề xuất kiến nghị cải thiện bầu không khí tâm lý gia đình.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: bầu không khí tâm lý trong các gia đình tại xã Ninh Phụng,
thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
- Khách thể nghiên cứu: các gia đình tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh
Hòa.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: 10 gia đình tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
- Quy mô: nghiên cứu về bầu không khí tâm lý gia đình tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh
Hòa, tỉnh Khánh Hòa
- Không gian: xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
- Thời gian: từ ngày 12/2017 – 05/2018
5. Giả thuyết khoa học
Bầu không khí tâm lý mỗi gia đình có những nét đặc trưng riêng, tồn tại một số
đặc điểm tích cực lẫn tiêu cực do các yếu tố khách quan lẫn chủ quan ảnh hưởng, trong
đó các yếu tố chủ quan mang tính chất quyết định.
3
Bầu không khí tâm lý các gia đình tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh
Khánh Hòa được phân ra các mức độ khác nhau: có gia đình có bầu không khí tâm lý
tích cực, có gia đình có bầu không khí tâm lý trung bình, có gia đình có bầu không khí
tâm lý tiêu cực.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về bầu không khí tâm lý gia đình.
- Đánh giá thực trạng bầu không khí tâm lý tại các gia đình xã Ninh Phụng, thị xã Ninh
Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ
thống hóa lý thuyết về bầu không khí tâm lý gia đình.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp
điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu: Phương pháp xử lý số liệu bằng
thống kê toán học và sử dụng phần mềm SPSS.
8. Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp:
Bao gồm 3 phần: Mở đầu, Phần nội dung, Phần Kết luận và kiến nghị.
Trong đó Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu