Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Kích Thước Thanh Cơ Sở Đến Một Số Tính Chất Ván Ghép Thanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian hoàn thành chương trình đào tạo, để giúp cho sinh viên
tổng hợp và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời mở rộng hiểu
biết với kiến thức có liên quan đến chuyên môn, tôi đã thự hiện đề tài tốt
nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hưởng kích thước thanh cơ sở đến một số tính
chất ván ghép thanh”.
Địa điểm: Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà
Tây.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy, cô giáo trong bộ môn Sấy, đặc biệt là cô giáo Th.s Tạ Thị
Phương Hoa, cùng với sự giúp đỡ của bộ phận công nhân viên thuộc trung
tâm thực nghiệm và chuyển giao công nghệ - công nghiệp rừng Đại học Lâm
nghiệp và các thầy cô giáo thuộc trung tâm thí nghiệm Khoa Chế biến lâm
sản.
Qua đó, cho phép tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong
bộ môn và đặc biệt là cô giáo Tạ Thị Phương Hoa đã tận tình hướng dẫn tôi,
tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành bản luận văn này. Tuy nhiên, do năng lực và
khả năng còn hạn chế, nên bản luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự đóng góp
ý kiến của bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Tây, ngày tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thành Vinh
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gỗlà loại vật liệu sử dụng chủ yếu của con người, xã hội càng phát triển
sự tăng dân số ngày càng cao thì nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng lớn. Theo
thông báo của viện điều tra lâm nghiệp thì diện tích rường nước ta hiện nay ở
mức báo động, chỉ còn 9% trên toàn bộ diện tích cả nước. Hậu quả đó là do
hàng loạt vấn đề sau: Chiến tranh nạn khai thác rừng bừa bại, cùng với việc
sử dụng gỗ không hợp lý. Điều đó không những gây hậu quả nghiêm trọng
đối với môi trường sinh thái mà còn ảnh hưởng rất lớn đến ngành công
nghiệp Chế biến Lâm sản cũng như các ngành công nghiệp khác sử dụng gỗ
như: giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, khai khoáng...
Đứng trước tình trạng nguyên liệu ngày càng khan hiếm như vậy đã đặt
ra bài toán về sử dụng cũng như tìm kiếm nguyên liệu mới và sử dụng hợp lý
nguồn nguyên liệu đã có. Trong thực tế sử dụng gỗ vào nhiều mục đích cần
gỗ có kích thước lớn nhưng gỗ cỡ lớn ngày càng ít. Vì thế cần phát triển công
nghệ sản xuất gỗ ghép, một loại vật liệu gỗ được tạo nên từ những thanh gỗ
nhỏ nên vẫn phát huy được tính tự nhiên của gỗ, lại có tính ổn định kích
thước tốt hơn, đặc biệt là gỗ ghép có thể có kích thước chiều dài, chiều rộng,
chiều dày lớn.
Việc nghiên cứu tạo gỗ ghép từ các loại gỗ rừng trồng là rất cần thiết
và là xu hướng tất yếu trong công nghiệp chế biến gỗ. Gỗ Trẩu (Aleuretes
montana willd) là gỗ rừng trồng mọc nhanh có ở hầu hết các tỉnh phía bắc,
với nhiều ưu điểm như gỗ mềm, gỗ thẳng thớ, mịn, ít khuyết tật, dễ gia công,
khả năng gia công phẳng, nhẵn, có gỗ giác, gỗ lõi không phân biệt.
Nghiên cứu sản xuất gỗ ghép từ gỗ Trẩu sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng
loại gỗ này và là cơ sở để mở rộng ra với các loại gỗ khác.
Kích thước thanh cơ sở
CD
CR
( CR là chiều rộng thanh cơ sở, CD là
chiều dày thanh cơ sở) ảnh hưởng lớn đến chất lượng ván. Vì thế nghiên cứu
lựa chọn kích thước thanh cơ sở trong sản xuất gỗ ghép, ván ghép thanh là
3
cần thiết. Với mong muốn có những kết luận ban đầu về ảnh hưởng kích
thước thanh đến tính chất ván khoá luận thí nghiệm “ Ảnh hưởng của kích
thước thanh cơ sở đến một số tính chất của ván ghép thanh”
4
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về ván ghép thanh
Công nghệ sản xuất ván nhân tạo nói chung và ván ghép thanh nói
riêng đang được phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Vùng có khối lượng lớn
nhất ở Châu Âu, Châu Mỹ. ở Châu á, Nhật Bản là nước sản xuất ván ghép
thanh nhiều nhất sau đó là Hàn Quốc, Indonesia…
Ở Việt Nam, công nhân sản xuất ván ghép thanh đang được chú trọng.
Nó phù hợp với điều kiện sản xuất ở Viết Nam: chi phí đầu tư ban đầu thấp,
nhân công dối dào, gỗ nhỏ và phế liệu chưa được sử dụng triệt để.
Để có được những cơ sở khoa học đưa vào sản xuất, nhằm nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu nước ngoài và trong nước. Để góp phần vào việc nghiên cứu thì trường
Đại học Lâm Nghiệp đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về ván nhân tạo nói
chung và có một số đề tài nghiên cứu về ván ghép thanh.
Ván ghép thanh có rất nhiều dạng với rất nhiều tên gọi khác nhau. Nên
định nghĩa theo tiêu chuẩn BS 6100 – 1984, ván ghép thanh chia thành một số
loại chủ yếu như sau.
- Ván ghép thanh lõi đặc không phủ bề mặt (Laminated Board và
Finger Joint Sawntimber).
- Ván ghép thanh khung rỗng (Laminated Space Lumber)
- Ván ghép thanh lõi đặc có phủ bề mặt (Core Plywood, Block Board,
Lamin Board).
Đặc điểm chung của các loại ván này là đa dạng về kích thước, không
kén chọn nguyên liệu, công nghệ sản xuất đơn giản, phạm vi sử dụng rộng.
5
* Ván ghép thanh lõi đặc không phủ bề mặt.
Là sản phẩm thu được bằng cách ghép các thanh gỗ có kích thước nhỏ,
ngắn lại với nhau nhờ chất kết dính trong điều kiện nhất định. Loại sản phẩm
này yêu cầu nguyên liệu có chất lượng tương đối cao, màu sắc đồng đều.
* Ván ghép thanh khung rỗng.
Ván ghép thanh khung rỗng là sản phẩm thu được bằng cách dán ghép
các tấm ván mỏng hoặc ván dán có chiều dày nhỏ lên khung gỗ rỗng với sự
tham gia của chất kết dính trong điều kiện nhất định. Loại sản phẩm này chủ
yếu là dùng sản xuất đồ mộc nên ở Việt Nam còn gọi là ván mộc.
Đặc điểm nổi bật của loại ván này là chiều dày sản phẩm lớn song khối
lượng thể tích nhỏ chính vì vậy mà rất thuận tiện cho quá trình gia công lắp
rắp.
Ván ghép thanh khung rỗng còn có một số dạng sản phẩm tương tự
phần rỗng bên trong ván tuỳ theo mục đích sử dụng mà người ta có thể cho
thêm: Mùn cưa, phoi bào các vật liệu xốp…
* Ván ghép thanh lõi đặc có phủ bề mặt.
Ván ghép thanh lõi đặc có phủ bề mặt là loại sản phẩm thu được bằng
cách dán ép các ván mỏng lên cả hai mặt của tấm gỗ ghép, ván lõi với sự
tham gia của chất kết dính trong điều kiện nhất định. Ván ghép thanh lõi đặc
được chia thành 2 loại “Block Board” và “Lamin boar”, hai loại này khác
nhau chủ yếu về kích thước, chiều rộng của các thành phần để tạo nên ván lõi.
“Block Board”: là sản phẩm thu được bằng cách dán phủ một hoặc hai
lớp ván mỏng lên hai bề mặt của ván lõi. Ván lõi được làm từ các thanh gỗ xẻ
có kích thước nhỏ, ngắn các cạnh được bào nhẵn và được liên kết với nhau
theo chiều rộng và chiều dài thanh. Các thanh lõi là các thanh gỗ có chiều
rộng 7 ÷ 30mm, chiều dày phụ thuộc vào chiều dày sản phẩm, thông thường
chiều dày sản phẩm bằng: 16, 19, 22, 25, 30 mm.
6
Cấu trúc của “Block Board” có thể làm khác nhau, nó phục thuộc vào
số lớp của ván mỏng dán mặt và chiều thớ của ván mỏng so với lớp lõi.
Loại sản phẩm của “Block Board” hiện đang được rất nhiều nó phù hợp
với nguyên liệu gỗ rừng trồng, tỷ lệ lợi dụng của gỗ tương đối cao và giá
thành hợp lý.
Hiện nay, ở nước ta phương pháp ghép thanh dạng Finger Joint đang
được sử dụng phổ biến nhất trong công nghệ sản xuất ván ghép thanh. Căn cứ
vào đặc điểm nguyên liệu, điều kiện công nghệ và thiết bị hiện tại chọn
phương ghép thanh này làm đối tượng nghiên cứu của đề tài.
1.2.Mục tiêu đề tài:
Đưa ra được kết luận về ảnh hưởng của kích thước thanh đến một số
tính chất ván ghép thanh trong phạm vi nghiên cứu.
1.3. Nội dung nghiên cứu:
- Thực nghiệm tạo ván ghép thanh, với các cấp chiều rộng thanh khác
nhau.
- Kiểm tra một số tính chất của ván ghép thanh: độ cong vênh, độ lượn
sóng, độ bền uốn tĩnh, độ bền kéo trượt màng keo, độ bền kéo đứt màng keo.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu: ván ghép thanh từ gỗ Trẩu với các cấp chiều
rộng thanh khác nhau: 30, 33, 36, 39, 42 mm
- Căn cứ lựa chọn chiều dày thanh 15 mm:
+ Định hướng sử dụng sản phẩm làm lớp lõi của ván ghép thanh
phủ mặt.
+ Định hướng sử dụng sản phẩm ván ghép thanh thành phần của
gỗ ghép ba lớp dày 45 mm.