Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỷ Lệ Xoay Ngang Hai Đầu Ván Ghép Lớp Lõi Đến Độ Cong Vênh Của Ván Sàn Tre 3 Lớp
MIỄN PHÍ
Số trang
56
Kích thước
642.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1974

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỷ Lệ Xoay Ngang Hai Đầu Ván Ghép Lớp Lõi Đến Độ Cong Vênh Của Ván Sàn Tre 3 Lớp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Lê Xuân Phƣơng, ngƣời đã

trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo, các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm

Nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ công nghiệp rừng, các

thầy cô giáo thuộc Trung tâm Thí nghiệm thực hành Khoa Chế biến Lâm sản

- Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã hƣớng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ các trang thiết

bị nghiên cứu tốt nhất giúp tôi hoàn thành đề tài này.

Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các nhà khoa học, bạn bè

cùng gia đình đã quan tâm động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện

khóa luận.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 Tháng 5 năm 2011

Sinh viên

Trần Thị Lý

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Stt Ký hiệu Tên gọi Đơn vị

1 MUF Keo Melamin Ure formaldehyde -

2 TCVN Tiêu chuẩn việt nam -

3 EPI Keo Emulsion Polymer Isocyanate -

4 JAS-SE-07 Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản -

5 EN 204:2001 Độ ẩm %

6 SKT Diện tích khoảng kéo trƣợt mm

2

7 KTMK Kéo trƣợt màng keo -

8 ĐVDU Độ võng do uốn mm

9 P Áp suất MPa

10  Thời gian Phút

11 MC Độ ẩm %

12 KLTT Khối lƣợng thể tích g/cm3

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang

1 Bảng 01. Một số tính chất vật lý và cơ học của gỗ Keo lai 13

2 Bảng 2.3a. Đặc điểm kỹ thuật của keo dán EPI 1913/1993 16

3 Bảng 2.3b. Đặc điểm kỹ thuật của keo dán MUF 1380/2735 17

4 Bảng 4.1.1. Kết quả kiểm tra độ cong vênh mặt ván 34

5 Bảng 4.1.2. Kết quả kiểm tra độ cong lòng máng 36

6 Bảng 4.2. Kết quả kiểm tra độ võng do uốn 37

7 Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra độ ẩm 39

8

Bảng 4.4.1. Bảng kết quả kiểm tra kéo trƣợt màng keo(tre￾gỗ)

41

9

Bảng 4.4.2. Bảng kết quả kiểm tra kéo trƣợt màng keo ván

dán-gỗ

41

10 Bảng 4.5. Bảng kết quả kiểm tra khối khối lƣợng thể tích 43

11 Bảng 4.6. Bảng tổng hợp kết quả 44

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

TT Tên hình Trang

1 Hình 1.3. Kết cấu lớp ván lõi của đề tài 7

2 Hình 2.5.1. Ghép đối xứng vòng năm 20

3 Hình 2.5.2. Cấu tạo lõi ván sàn tre-gỗ của đề tài 21

4 Hình 3.2.1. Sản phẩm ván lõi 30

5 Hình 3.2.2. Quá trình xếp ván 31

7 Hình 3.2.4. Hình ảnh sản phẩm 32

8 Hình 4.1.1a. Phƣơng pháp đo cong vênh mặt ván 33

9 Hình 4.1.1b. Quan hệ giữa tỷ lệ xoay ngang và độ cong mặt ván 34

10 Hình 4.1.2a. Phƣơng pháp đo khe hở lớn nhất 35

11

Hình 4.1.2b. Quan hệ giữa tỷ lệ xoay ngang và độ cong lòng

máng 36

12 Hình 4.2. Quan hệ giữa tỷ lệ xoay ngang và độ võng do uốn. 38

13 Hình 4.3. Quan hệ giữa tỷ lệ xoay ngang và độ ẩm. 40

14 Hình 4.4.1 Kích thƣớc mẫu kiểm tra 41

15 Hình 4.4.2. Kéo trƣợt tre-gỗ 41

16 Hình 4.4.3. Kéo trƣợt ván dán-gỗ 41

17

Hình 4.5.1. Sơ đồ vị trí đo chiều dày mẫu

42

18 Hình 4.5.2. Quan hệ giữa tỷ lệ xoay ngang và KLTT 43

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nếu nhƣ trƣớc kia con ngƣời đã quen dùng các vật liệu lát sàn nhà nhƣ

gạch, đá, thảm….thì ngày nay khi đời sống con ngƣời đƣợc nâng cao ngƣời ta

lại hƣớng tới sử dụng ván sàn gỗ để lát nhà. Ván sàn gỗ đƣợc con ngƣời biết

đến nhƣ một vật liệu sang trọng bởi sàn gỗ có tính năng nổi bật nhƣ khả năng

cách âm, cách nhiệt, tạo không khí ấm cúng, thân thiện, gần gũi với tự nhiên.

Trên thị trƣờng hiện nay có hai loại ván sàn gỗ phổ biến là sàn gỗ tự

nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Sàn gỗ tự nhiên luôn có ƣu điểm về độ bền cơ

học, vân thớ gỗ đẹp và sang trọng. Tuy nhiên, sàn gỗ tự nhiên có giá cả tƣơng

đối cao, hơn nữa nguồn gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm, trong tƣơng

lai không đủ cung ứng cho thị trƣờng. Vì vậy ván sàn công nghiệp đang dần

đƣợc thay thế cho sàn gỗ tự nhiên và trong đó ván sàn tre-gỗ là một loại ván

sàn công nghiệp cũng đang đƣợc sử dụng khá phổ biến trên thị trƣờng.

Ván sàn tre là một loại sản phẩm mới kết hợp giữa vật liệu truyền thống

với công nghệ hiện đại, tạo ra đƣợc sản phẩm ván sàn có độ cứng và chất

lƣợng bề mặt cao nhờ lợi dụng đƣợc đặc tính cơ học cao của tre.

Tuy nhiên ván sàn tre – gỗ nếu bị ngâm nƣớc hoặc sử dụng ở nơi có độ

ẩm cao sẽ dễ bị cong vênh, giãn nở, bề mặt dán dính bị bong tách ảnh hƣởng

tới chất lƣợng sản phẩm. Và cong vênh là khuyết điểm phổ biến, ảnh hƣởng

lớn tới chất lƣợng, quá trình lắp ghép. Để khắc phục đƣợc nhƣợc điểm đó thì

việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm hạn chế mức độ cong vênh cho ván sàn

tre là điều cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

Xuất phát từ thực tế trên và suy nghĩ của bản thân, tôi nhận thấy khi

xoay ngang hai đầu ván ghép lớp lõi thì các thanh ghép thành phần có kích

thƣớc nhỏ hơn do đó co rút ít hơn và khi co rút thì giữa các lớp vật liệu có sự

ràng buộc lẫn nhau, từ đó hạn chế đƣợc cong vênh cho ván sàn tre 3 lớp.

Đƣợc sự nhất trí của hội đồng khoa học nhà trƣờng, của khoa Chế biên

Lâm sản, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ

xoay hai đầu ván ghép lớp lõi đến độ cong vênh của ván sàn tre 3 lớp”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!