Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỷ Lệ Kết Cấu Đến Chất Lượng Ván Sàn Công Nghiệp Dạng Lớp Được Sản Xuất Từ Gỗ Bồ Đề Và Gỗ Keo Lá Tràm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ván sàn công nghiệp ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong nội
thất gia đình, văn phòng, công sở,… Xã hội càng phát triển, đòi hỏi của con
người về chất lượng cuộc sống, về tính thẩm mỹ cao hơn. Điều đó được thể
hiện một phần qua không gian nội thất, chính vì vậy mà ván sàn công nghiệp
được ưa chuộng, được sử dụng nhiều hơn, đồng thời thúc đẩy việc phát triển
sản xuất ván sàn công nghiệp.
Ván sàn công nghiệp hiện nay thường là loại ván sàn sử dụng các loại
ván nhân tạo làm lõi, có phủ mặt bằng loại gỗ, ván lạng, ván bóc, giấy trang
sức hoặc tre nứa … có chất lượng tốt để nâng cao chất lượng bề mặt, và phía
dưới được dán một lớp giấy cân bằng, chống ẩm.
Ván sàn công nghiệp cũng có nhiều ưu điểm như ván sàn làm bằng gỗ
tự nhiên như: Bề mặt không bị đọng nước khi thời tiết nồm, cách âm, cách
nhiệt, vân thớ đẹp, thân thiện với con người và môi trường, … Hơn nữa bề
mặt ván có thể tạo ra được với nhiều loại vân thớ, màu sắc khác nhau theo ý
muốn sử dụng. Mặt khác giá thành của ván sàn công nghiệp thấp hơn so với
ván sàn làm bằng gỗ tự nhiên.
Bên cạnh đó nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm không cung cấp
đủ cho nhu cầu sử dụng, để đáp ứng được một đơn đặt hàng với số lượng lớn
ván sàn trong thời gian ngắn thì khó có thể đáp ứng được. Nhưng với ván sàn
công nghiệp thì điều này lại dễ dàng. Vì vậy việc chuyển hướng nghiên cứu
sử dụng các sản phẩm từ gỗ tự nhiên sang các loại hình sản phẩm khác từ gỗ
nhân tạo là hoàn toàn hợp lý.
Chất lượng ván sàn công nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:
Nguyên liệu, tỷ lệ kết cấu ván, chế độ ép ván, … Trong đó tỷ lệ kết cấu là một
2
yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng ván, nếu tỷ kết cấu ván
không hợp lý thì ván rất dễ bị cong vênh sau một thời gian sử dụng. Đó cũng
là khuyết tật thường gặp của ván sàn công nghiệp hiện nay.
Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài có tên: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của tỷ lệ kết cấu đến chất lượng ván sàn công nghiệp (dạng lớp) được sản
xuất từ gỗ Bồ đề và gỗ Keo lá tràm”.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về ván sàn gỗ công nghiệp dạng lớp
Ván sàn công nghiệp là loại ván sử dụng nguyên nền tảng là gỗ
xẻ, ván bóc, ván lạng, gỗ dán mỏng. Ván được ứng dụng chủ yếu trong
xây dựng và kỹ thuật. Nói rõ hơn ván sàn công nghiệp có cấu tạo 3 lớp,
lớp giữa được làm từ gỗ xẻ ghép lại và 2 lớp mặt là 2 lớp vật liệu mỏng.
Công nghệ sản xuất ván sàn công nghiệp chú trọng vào vật liệu dán phủ
bề mặt. Một lớp vật liệu mỏng ở mặt bên trên có tác dụng bảo vệ và
trang sức cho lớp lõi, một lớp vật liệu mỏng khác ở phía dưới có tác
dụng chống hút ẩm và chống sự cong vênh. Tổng chiều dày các lớp ván
mặt không nhỏ hơn 1/3 chiều dày sản phẩm.[13]
Với những tính năng ưu việt của sàn gỗ công nghiệp, chống chịu
được tác động của môi trường như chống ẩm, chống xước, nấm mốc,
mối mọt, … đem lại sự ấm cúng và sang trọng cho mọi không gian nội
thất. Sàn nhà được lát ván sẽ tạo cảm giác sạch sẽ, êm ái cho đôi chân
người sử dụng, có thể nằm ngủ trên sàn nhà mà không cần dùng giường.
Nó dần thay thế sàn gỗ tự nhiên và các vật liệu lát sàn khác như gạch
men.
Trong đề tài này ván sàn công nghiệp dạng lớp (layer flooring)
được sản xuất từ gỗ Bồ đề và gỗ Keo lá tràm. Kết cấu của nó gồm 2
phần chính đó là ván mặt và ván lõi.
Ván mặt bao gồm mặt trên và mặt dưới, mặt trên của ván gồm 2 lớp
ván bóc, mặt dưới (lớp cân bằng lực) có từ 1 đến 2 lớp ván bóc tùy vào kết
cấu sản phẩm.Ván lõi sử dụng ván ghép thanh.
4
Hình 1.1. Cấu tạo ván sàn gỗ công nghiệp dạng lớp
(sản phẩm của đề tài)
Hình 1.2. Sản phẩm ván sàn công nghiệp dạng lớp của đề tài
1.2. Tình hình sản xuất ván sàn
1.2.1. Trên thế giới [14]
Nhu cầu sử dụng ván sàn trên thế giới ngày càng tăng, nó trở
thành vật liệu lát sàn chủ yếu hiện nay, với nhiều tính năng nổi trội so
với các loại vật liệu lát sàn cao cấp khác. Trước đây ván sàn làm từ gỗ tự
nhiên như: Sồi, Lim, Pơmu, Giáng hương,… nhưng nguồn gỗ tự nhiên
Lớp lõi Lớp mặt
Lớp cân bằng lực
5
ngày càng khan hiếm, các nhà sản xuất đã chuyển hướng sang sản xuất
ván sàn từ gỗ nhân tạo (ván sàn công nghiệp). Trên thế giới, ván sàn
công nghiệp đã được đưa vào sử dụng rộng rãi cách đây khoảng 10
năm, những nước đi đầu trong việc sản xuất và sử loại vật liệu này là
Đức, Thụy Điển, Phần Lan, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Ý,… Các thương hiệu
ván sàn công nghiệp nổi tiếng có thể kể đến như: Pergo (Thụy Điển),
Unilin (Bỉ), Kronotex, Parador (Đức), Gago, Green Dongwha (Hàn
Quốc), EPI (Pháp), Picenza (Ý)…Trong đó, Pergo là hãng phát minh và
sản xuất sàn gỗ công nghiệp đầu tiên trên thế giới, cung cấp ván sàn
cho cả thị trường xây dựng dân dụng cũng như công nghiệp cùng với các nhà
phân phối độc quyền trên 60 nước từ Châu Âu, Bắc Mỹ đến Châu Á Thái
Bình Dương. Đồng thời vào năm 1999 được sự giúp đỡ của Pergo, Uỷ Ban
Liên Minh Châu Âu gồm 11 nước đã đưa ra tiêu chuẩn Châu Âu về ván sàn
công nghiệp.
1.2.2. Tại Việt Nam [14]
Hiện nay sản lượng ván sàn công nghiệp trong nước còn thấp
chưa đáp ứng được nhu cầu nội địa mà chủ yếu là nhập khẩu từ nước
ngoài.Ván sàn công nghiệp ở Việt Nam mới chỉ được sử dụng phổ biến
vài năm gần đây. Nhưng sản lượng tiêu thụ tăng nhanh mỗi năm vào
khoảng 20– 30%.
Ván sàn công nghiệp có màu sắc, vân thớ phong phú đa dạng tạo
được thẩm mỹ tốt cho căn phòng. Bên cạnh việc tạo ra nhiều mẫu mã,
sàn gỗ công nghiệp nay đã có những cải tiến kỹ thuật để phù hợp với
khí hậu Việt Nam, có thể chịu được độ ẩm lên tới 80%, bề mặt được xử
lý nên có độ bền mầu, khả năng chịu va đập và khả năng chống xước rất
cao. Và việc lắp đặt cũng khá dễ dàng với kết cấu mộng kép không phải
dùng keo, với kết cấu mộng khóa đặc biệt làm cho liên kết giữa các tấm
kín khít và luôn bền vững với thời gian.
6
Theo thống kê sơ bộ, có đến 80% các căn hộ chung cư cao cấp
mới xây sử dụng sàn gỗ nhân tạo và có đến 50% các công trình nhà dân
dụng mới xây lựa chọn ván sàn gỗ nhân tạo do có giá thành hợp lý, giá
trị sử dụng cao. Bên cạnh đó, cũng đã có rất nhiều công trình nhà dân
dụng đang ở và chung cư cũ nâng cấp từ sàn gạch men lên sàn gỗ nhân
tạo do giá trị sử dụng cao, giá thành hợp lý và quá trình sửa chữa nâng
cấp đơn giản và thuận tiện.
Theo số liệu mới nhất thì sản lượng ván sàn được sử dụng ở Việt
Nam năm 2008 đã đạt mức 2,5 triệu m
2
/năm. Thị trường ván sàn khá
sôi động và ngày càng phát triển, hiện có tới 30 hãng nổi tiếng giới
thiệu và cung cấp sản phẩm tới khách hàng. Các sản phẩm ván sàn gỗ
đa dạng về chủng loại và kiểu cách, từ sản phẩm được sản xuất trong
nước tới các sản phẩm nhập ngoại. Sàn gỗ công nghiệp ngoại chủ yếu
được nhập khẩu từ Châu Âu và Châu Á với khoảng trên 15 nhãn hiệu khác
nhau. Các loại sàn gỗ công nghiệp có giá từ 160.000 - 600.000 đồng/m2
sàn
tùy loại, tùy hãng và công nghệ sản xuất sàn.
Trong nước cũng đã có một số nhà máy sản xuất ván sàn cung cấp
cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài. Có thể
kể đến như: Tập đoàn Hoà Phát (Hà Nội), The Bamboo Factory (Hải
Dương), Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lạng Sơn…và một số
làng nghề truyền thống về mây tre đan tại Tiến Động (Hà Tây) cũng đã
và đang sản xuất ván sàn.
Ta có thể tìm hiểu sản phẩm ván sàn tại một số công ty sau:
+ Shenzhen Ciiat Technology Co.,Ltd - Bamboo flooring expert
of China.