Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỷ Lệ Chất Đóng Rắn Và Thời Gian Ép Đến Độ Bền Dán Dính Của Màng Keo Epi 1980 1993 Và 1985 1993 Khi Dán Ép Gỗ Keo Lá Tràm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ chất đóng rắn và thời gian ép đến độ bền dán
dính của màng keo EPI 1980/1993 và 1985/1993 khi dán ép gỗ Keo lá tràm”. Địa
điểm tại trường Đại học Lâm Nghiệp – Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Nội, đến nay
tôi đã hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình. Qua đây cho phép tôi bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong bộ môn Ván nhân tạo, các thầy cô
giáo thuộc trung tâm thí nghiệm khoa Chế biến lâm sản và trung tâm công nghiêp
rừng Trường Đại học Lâm Nghiệp, trung tâm thông tin - thư viện và đặc biệt là cô
giáo T.S. Trịnh Hiền Mai – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn công ty keo dán CASCO ADHESIVES đã tài trợ
kinh phí và cung cấp nguyên liệu keo dán cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các bạn trong nhóm nghiên cứu khoa học và
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện do chưa có kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học
và vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế nên vẫn còn nhiều sai xót và khuyết
điểm kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến
của bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
ĐHLN, ngày 30 tháng 04 năm 2010
Sinh viên:
Đỗ Đình Mỹ
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu là một trong những ngành có kim ngạch xuất
khẩu lớn ở nước ta, tuy nhiên, hiện nay các loại gỗ rừng tự nhiên ngày càng trở nên
cạn kiệt và khan hiếm nên giá thành của chúng rất cao. Vì vậy, xu hướng sử dụng
các loại gỗ rừng trồng và ván nhân tạo thay thế gỗ rừng tự nhiên là xu hướng tất
yếu trên thế giới cũng như ở nước ta. Để sản xuất ván nhân tạo cần phải sử dụng
một lượng rất lớn keo dán. Do đó việc nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các loại
keo dán mới đáp ứng các yêu cầu với giá thành phù hợp vào ngành công nghiệp gỗ
là rất quan trọng.
Trên thế giới hiện nay, xu thế sử dụng keo dán gỗ là sử dụng các loại keo dán
không độc và thân thiện môi trường có nồng độ formaldehyde tự do thấp hoặc
không phát thải formaldehyde như các loại keo có nguồn gốc tự nhiên, keo gốc
Isocyanate , keo PVAc….Ở nước ta mới bắt đầu sử dụng các loại keo này gần đây,
nhưng do giá thành còn cao nên chúng mới chỉ được sử dụng chủ yếu trong sản
xuất đồ mộc và công nghiệp ván ghép thanh. Đặc biệt, một trong các loại keo mới
được đưa vào nước ta là dòng keo EPI (Emulsion Polymer Isocyanate ). Loại keo
này có nhiều ưu điểm như cường độ dán dính cao, có thể ép nhiệt hay ép nguội,
màng keo có khả năng chịu ẩm, chịu dung môi và nhiệt độ cao tốt, và đặc biệt hàm
lượng formaldehyde tự do trong quá trình ép tạo sản phẩm cũng như trong quá
trình sử dụng rất thấp. Tuy nhiên, do đây là loại keo mới được đưa vào nước ta nên
việc nghiên cứu sử dụng nó trong ngành công nghiệp gỗ ở nước ta còn rất hạn chế.
Keo EPI là loại keo gốc Isocyanate hai thành phần gồm phần nhựa và chất
đóng rắn. Chất đóng rắn của loại keo này là loại chất đóng rắn tham gia trực tiếp
vào liên kết của màng keo trong quá trình keo đóng rắn, nó được pha vào keo trước
khi tiến hành bôi tráng. Tỷ lệ chất đóng rắn pha vào trong keo có ảnh hưởng trực
2
tiếp đến độ bền màng keo khi dán dính và thời gian ép sản phẩm. Thông thường
nếu tỷ lệ chất đóng rắn tăng thì thời gian ép sẽ giảm, điều đó sẽ giúp làm tăng năng
suất của thiết bị nhưng nó có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến độ bền của màng keo
cũng như làm giảm thời gian sống (potlife) của keo gây khó khăn trong sản xuất.
Xuất phát từ các vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Chế biến lâm sản – trường
ĐHLN, sự hướng dẫn giúp đỡ của cô giáo TS.Trịnh Hiền Mai, sự tài trợ kinh phí
từ phía công ty keo dán Casco Adhesives tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài khoa
học : “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ chất đóng rắn và thời gian ép tới độ bền
dán dính màng keo Synteko 1980/1993 và Synteko 1985/1993 khi dán ép gỗ Keo
lá tràm (Acacia auriculiformis )”.
3
Chương І .TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới, dòng keo gốc Isocyanate đã được nghiên cứu và sử dụng vào ngành
công nghiệp chế biến gỗ từ lâu. Tuy nhiên nó chỉ mới được đưa vào nước ta những
năm gần đây nên các đề tài nghiên cứu khoa học về loại keo này ở nước ta còn rất
hạn chế.
Là một trong những cơ sở đầu nghành nghiên cứu về nghành chế biến gỗ, trường
Đại học Lâm Nghiệp đã có một số đề tài nghiên cứu về loại keo dán này như:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng keo tráng EPI tới độ bền dán dính một số vật
liệu gỗ”, (Phạm Duy Hưởng, ĐHLN 2008 ). Tác giả đã tìm ra lượng keo tráng
thích hợp cho từng loại gỗ keo như sau: Keo lai: 240g/m2
, Keo lá tràm: 240g/m2
,
Keo tai tượng: 200g/m2
; “Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất ép tới khả năng dán
dính một số vật liệu gỗ sử dụng chất kết dính EPI”, (Đỗ Vũ Thắng , ĐHLN 2008).
Tác giả tìm ra áp suất ép hợp lí đối với một số loại gỗ keo như sau: Keo tai tượng:
0,6-0,8 MPa, Keo lai: 0,8-1,0 MPa; “Nghiên cứu ảnh hưởng chất lượng gia công
bề mặt gỗ keo lai tới cường độ dán dính keo EPI”, (Trần Văn Trung, ĐHLN
2009). Qua nghiên cứu tác giả kết luận: khi chất lượng gia công bề mặt càng cao
thì cường độ dán dính của màng keo càng lớn, ở cùng chế độ gia công thì cường độ
màng keo EPI 1980/1993 cao hơn keo EPI 1911/1999 khi dán dính cho gỗ Keo lai;
“Nghiên cứu ảnh hưởng gỗ giác gỗ lõi của Keo lá tràm tới cường độ dán dính keo
EPI”, (Nguyễn Hà Giang, ĐHLN 2009 ). Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy
cường độ dán dính tốt nhất khi dán gỗ lõi –lõi và thấp nhất khi dán gỗ giác – giác;
“Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian sau khi trộn keo đến độ bền dán dính keo
Synteko 1911/1999”, (Hà Thị Thu, ĐHLN 2009 ). Nghiên cứu của tác giả cho thấy
4
sau khi pha chất đóng rắn ta tiến hành tráng keo ngay thì cường độ dán dính là cao
nhất; “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ chất đóng rắn tới cường độ dán dính màng
keo của một số loại vật liệu gỗ, sử dụng chất kết dính loại EPI”, (Lê Thị Thi
,ĐHLN 2009 ). Tác giả đưa ra tỷ lệ chất đóng rắn hợp lí cho từng loại gỗ keo như
sau: Keo lai: 15.15%, Keo lá tràm: 13.57%, Keo tai tượng: 14.17%; “Nghiên cứu
ảnh hưởng của tỷ lệ chất đóng rắn tới cường độ dán dính màng keo EPI
1911/1999”, (Nguyễn Thị Lan Phương, ĐHLN 2009 ). Kết quả đề tài: tác giả đưa
ra miền tỷ lệ chất đóng rắn hợp lí 12%-15%.
Các đề tài nghiên cứu trên đã đưa ra được các trị số có thể tham khảo trong
thực tiễn sản xuất cũng như các đề tài nghiên cứu về sau. Tuy nhiên trong các đề
tài trên chỉ nghiên cứu một yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của màng keo EPI, chưa
có đề tài nào nghiên cứu ảnh hưởng của đa yếu tố đến độ bền của màng keo, cụ thể
ở đây là nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ chất đóng rắn và thời gian ép tới độ bền
của màng keo EPI. Hiện nay loại keo này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực sản
xuất ván ghép thanh và sản xuất đồ mộc. Vì đây là loại keo mới được đưa vào
nước ta nên việc nghiên cứu ứng dụng loại keo này trong sản xuất thực tiễn là rất
cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ chất đóng rắn và thời gian ép tới độ bền dán dính
màng keo khi dán dính gỗ Keo lá tràm bằng keo Synteko 1980/1993 và Synteko
1985/1993. Từ đó xác định khoảng trị số hợp lí của tỷ lệ chất đóng rắn và thời gian
ép để tạo được màng keo có độ bền cao nhất ứng dụng vào thực tế sản xuất nhằm
nâng cao năng suất máy móc và đảm bảo chất lượng sản phẩm, kết quả đề tài có
thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu về sau.
1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu