Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỷ Lệ Chất Chống Mốc Tới Cường Độ Dán Dính Của Keo U F Cho Ván Dán
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ván dán trong quá trình sử dụng chịu ảnh hưởng rất nhiều các yếu tố bên
ngoài. Nếu như không có các phương pháp bảo quản tốt rất dễ bị vi sinh vật,
nấm mốc phá hại. Đặc biệt là mốc. Nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm như nước ta rất thuận lợi cho mốc phát triển. Ván dán khi bị mốc xâm
nhập, phá hoại sẽ làm giảm màu sắc và thời gian sử dụng của ván. Vì vậy
chống mốc cho ván dán là vấn đề rất cấp bách và thiết thực.
Nhưng việc sử dụng chất chống mốc với tỷ lệ như thế nào cho hợp lý để
vừa có thể chống mốc vừa không ảnh hưởng tới cường độ dán dính của ván
dán là rất quan trọng.
Được sự nhất trí của khoa chế biến lâm sản và sự hướng dẫn của thầy
giáo: Nguyễn Văn Thuận. Sau khi học xong chuyên môn hóa, em tiến hành
làm khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ chất chống mốc
tới cƣờng độ dán dính của keo U – F cho ván dán”.
Hà nội ngày 1 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Văn Quỳnh
cHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu
Ván nhân tạo nói chung và ván dán nói riêng được con người nghiên cứu
và sử dụng từ lâu. Có nhiều những công trình của các nước trên thế giới và
trong nước nghiên cứu về nguyên lý hình thành ván và các yêu tố ảnh hưởng
tới chất lượng ván. Trong các công trình nghiên cứu về ván dán, tuy đã đề cập
đến những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng ván như (chế độ ép, keo dán, độ
ẩm…). Nhưng về vấn đề bảo quản chống sự xâm nhập của nấm mốc côn trùng
phá hại gỗ kéo dài tuổi thọ cho ván dán ở các nước khoa học công nghệ phát
triển, cũng đã có những công trình nghiên cứu, song kết quả chỉ mới dừng lại ở
mức độ thông tin. Còn các thông số cụ thể hoặc một đơn thuốc cụ thể cho ván
dán mà phù hợp với điều kiện môi trường nước ta là chưa có. Thực tế ở nước ta
có rất nhiều công trình nghiên cứu về bảo quản cho vật liệu gỗ, nhưng chủ yếu
là bảo quản cho gỗ nguyên và vật liệu gỗ. Hầu như ít đề cập đến bảo quản cho
ván dán.
Bảo quản cho ván dán là vấn đề còn phức tạp. Khi dùng thuốc bảo quản
cho ván dán cần được xem xét và nghiên cứu kỹ. Vì khi dùng thuốc bảo quản
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mối dán ra sao?. Hay nói cách khác thuốc bảo
quản ảnh hưởng tới một số tính chất vật lý cơ học của ván thế nào?. Đây chính
là vấn đề cần giải quyết. Trước đây ở trường đại học Lâm Nghiệp cũng có một
số công trình nghiên cứu về vấn đề này như: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ
thuốc bảo quản tới một số tính chất vật lý, cơ học của ván dán 3 lớp 4mm”, “
Xác định mức độ ảnh hưởng của hỗn hợp thuốc bảo quản Bo (muối Borax :
axit Boric = 1 :1) tới cường độ dán dính của màng keo FFD” (năm 1997),
“Bước đầu nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ thuốc bảo quản đến chất
lượng ván dán 3 lớp từ nguyên liệu gỗ Trẩu” (năm 1998)…Các công trình
nghiên cứu trên chưa đề cập tới vấn đề cụ thể tại một cơ sở sản xuất nào chủ
yếu chỉ dừng lại ở nghiên cứu lý thuyết. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu
có trước đã cung cấp cho đề tài nhiều thông tin quý giá về cơ sở lý thuyết và
khoảng tỷ lệ chống mốc hiệu quả và ít ảnh hưởng tới chất lượng ván.
Đề tài này sẽ nghiên cứu trực tiếp tại một cơ sở sản xuất cụ thể nên sẽ có
một ý nghĩa thực tiễn nhất định.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ chất chống mốc tới cường độ dán dính
của keo U-F cho ván dán.
(Đề tài không đề cập tới hiệu quả của thuốc bảo quản muối Natri borax
(Na2B4O7.10H2O))
1.3.Phạm vi nghiên cứu
Dựa trên các cơ sở lý thuyết và căn cứ vào thực tiễn, đề tài sẽ được
nghiên cứu trong phạm vi cụ thể sau:
- Đề tài được thực hiện tại công ty Thương Mại – Dịch Vụ Sản Xuất
Càn Long với các điều kiện có sẵn tại công ty.
- Nguyên liệu: gỗ Bồ Đề
- keo: sử dụng keo U-F (Ure Formaldehyd)
- Thuốc bảo quản: thuốc muối Natri borax (Na2B4O7.10H2O)
- Lượng thuốc bảo quản là 1 – 4 (%)
- Lựa chọn chế độ ép thích hợp
- Xác định cường độ dán dính của ván
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ thuốc qua cường độ dán dính
của ván
1.4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài gồm những nội dung cơ bản sau:
- cơ sở lý thuyết
- thực nghiệm
- xác định cường độ dán dính của ván
- phân tích đánh giá kết quả.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp thực ngiệm