Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi và một số chỉ tiêu hình thái cây Cá Lẻ đến tỷ suất dăm công nghệ gỗ keo lá tràm (Acacia auriculiformis a.cunn ex benth) sản xuất dăm gỗ ở tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vũ Văn Thông và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 101 - 106
101
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA TUỔI VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI
CÂY CÁ LẺ ĐẾN TỶ SUẤT DĂM CÔNG NGHỆ GỖ KEO LÁ TRÀM
(ACACIA AURICULIFORMIS A.CUNN EX BENTH)
SẢN XUẤT DĂM GỖ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
Vũ Văn Thông1*
, Vũ Tiến Hinh2
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên1
, Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam2
TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hƣởng của tuổi và một số chỉ tiêu hình thái cây cá lẻ đến tỷ suất dăm công nghệ
gỗ Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn ex Ben) trồng tại Thái Nguyên cho thấy tỷ suất dăm
công nghệ cây cá lẻ biến động từ 62,72% (tuổi 6) đến 85,58% (tuổi 12), tuổi 14 tỷ suất dăm công
nghệ giảm xuống còn 83,02% so với nguyên liệu ban đầu ở cùng độ ẩm quy đổi (3 5%). Nếu xét
chung cho các cỡ tuổi thì tỷ suất dăm công nghệ là 77,38%, tƣơng đƣơng tiêu chuẩn ngành. Tuổi
và các chỉ tiêu biểu thị hình thái cây rừng: hdc/d; hdc/hvn; h/d; dt
/d1.3; dc và Nc có quan hệ với tỷ suất
dăm công nghệ ở mức chặt đến rất chặt. Quan hệ giữa tỷ suất dăm công nghệ với tuổi và đƣờng
kính cành đƣợc mô tả bằng phƣơng trình Q0 = 76,064 + 2,120.A -10,322.dc; Số cành trên đơn vị
chiều dài thân cây thể hiện bằng phƣơng trình Q0 = 68,658 + 1,795.A -1,530.Nc; Tỷ số dt/d1.3 mô
tả bằng phƣơng trình Q0 = 72,895 + 1,897.lnA – 49,436.lndt/d1.3; Tỷ số hdc/h phƣơng trình lập
đƣợc là Q0 = 27,422 + 0,543.lnA +116,585.lnhdc/h; Tỷ số hdc/d mô tả bằng phƣơng trình Q0 =
3,957 + 0,026.A + 0,024.hdc/d; Tỷ số h/d mô tả bằng phƣơng trình Q0 = 38,052 + 2,366.A +
6,324.h/d.
Từ khóa: Dăm công nghệ, chỉ tiêu hình thái, Keo lá tràm, tuổi, rừng trồng.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Nƣớc ta đang tích cực thực hiện chủ trƣơng
đẩy mạnh trồng rừng và chế biến gỗ rừng
trồng, hƣớng tới đóng cửa rừng tự nhiên.
Theo đó nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến gỗ chủ yếu sẽ là gỗ rừng trồng. Do
vậy, yêu cầu đặt ra là phát triển mạnh công
nghiệp sản xuất các loại ván nhân tạo (ván
sợi, ván dăm, ván ghép thanh) cho phù hợp
với nguyên liệu và đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng về gỗ của nền kinh tế và đời sống
nhân dân. Đồng thời việc sử dụng có hiệu quả
nguyên liệu rừng trồng và các phế liệu trong
nông lâm nghiệp là biện pháp tích cực góp
phần bảo vệ rừng tự nhiên, thúc đẩy việc
trồng rừng.
Theo kinh nghiệm của các nƣớc đã có ngành
sản xuất gỗ nhân tạo phát triển, sản xuất ván
dán có chiều hƣớng giảm mạnh do khó khăn
về nguyên liệu. Nhƣng sản xuất các loại ván
dăm, ván sợi ngày càng gia tăng. Loại ván này
*
Tel: 0989 773986
có nhiều thuận lợi hơn về mặt nguyên liệu, nếu
sản xuất đồ mộc, mức hao phí chỉ từ 5%-20%
nên tỷ lệ thành khí cao hơn gỗ tự nhiên.
Sản phẩm ván dăm có mặt ở Việt Nam (dạng
sản phẩm sản xuất thử) có từ năm 1994 nhƣng
khó tiêu thụ đƣợc, mặt khác chƣa có cơ sở
nào có máy móc thiết bị để chế biến. Đến
những năm 1995, 1996 việc sử dụng ván dăm
làm nguyên liệu để sản xuất đồ mộc, trang trí
nội thất bắt đầu tăng nhanh và ngày càng sử
dụng rộng rãi. Trong tổng số sản phẩm chế
biến gỗ hiện nay, sản phẩm chế biến từ ván
dăm chƣa đƣợc chú ý nhiều nên chỉ chiếm
25%. Việt Nam hiện có 5 nhà máy sản xuất
ván dăm quy mô nhỏ với tổng công suất thiết
kế 23.000 m3
SP/năm, thực tế mới chỉ đạt trên
50% công suất.
Khối lƣợng ván dăm sản xuất ở Việt Nam chủ
yếu của 5 nhà máy chính phân bố từ Bắc vào
Nam. Ngoài ra còn có một số dây chuyền sản
xuất với công suất nhỏ chiếm một tỷ lệ không
nhiều của các cơ sở tƣ nhân. Thị trƣờng sản
phẩm ván dăm gồm nhiều thành phần kinh tế
tham gia.