Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Thời Gian Để Ráo Màng Keo Oat Và Nhiệt Độ Ép Đến Chất Lượng Dán Dính Của Keo Synteko 1354 Uf Cho Gỗ Keo Lá Tràm
MIỄN PHÍ
Số trang
53
Kích thước
595.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1244

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Thời Gian Để Ráo Màng Keo Oat Và Nhiệt Độ Ép Đến Chất Lượng Dán Dính Của Keo Synteko 1354 Uf Cho Gỗ Keo Lá Tràm

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong một vài năm trở lại đây nhu cầu sử dụng gỗ của thế giới nói

chung và của Việt Nam nói riêng đang gia tăng một cách đáng kể. Hiện nay

với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra các xu hướng sử dụng gỗ hợp

lý và nâng cao chất lượng gỗ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, lượng

gỗ từ rừng tự nhiên không thể đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường. Để đáp ứng

yêu cầu về gỗ chất lượng cao cũng như để sử dụng gỗ hiệu quả hơn, công

nghệ sản xuất ván nhân tạo đã phát triển nhiều dạng sản phẩm khác nhau.

Song song với vấn đề này, công nghệ keo dán gỗ ra đời là một nguyên liệu

quan trọng trong công nghiệp chế biến gỗ hiện đại, tạo nên nhiều loại vật liệu

mới như ván dán, ván dăm, ván sợi, ván ghép thanh…, góp phần nâng cao

hiệu quả sử dụng gỗ. Dưới tác dụng của keo dán ở những điều kiện nhất định

sẽ tạo ra mối dán gắn kết các vật dán lại với nhau, liên kết các vật dán để tạo

ra các sản phẩm có kích thước lớn hơn tùy theo yêu cầu và mục đích sử dụng

của con người và xã hội.

Các loại chất kết dính của hãng Casco Adhesives hiện nay đang được

dần dần đưa vào sử dụng trong ngành chế biến Lâm sản ở Việt nam, nhiều

loại chất kết dính có cường độ dán dính tốt, khả năng chịu nhiệt, chịu ẩm cao,

… Chất kết dính Synteko 1354 (UF) là một trong những loại chất kết dính

mới xuất hiện trên thị trường, có nhiều ưu điểm hơn các loại chất kết dính

khác. Để góp phần sử dụng loại chất kết dính này sao cho hiệu quả, chúng tôi

thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian để ráo màng keo

(OAT) và nhiệt độ ép đến chất lượng dán dính của keo Synteko 1354 cho gỗ

Keo lá tràm”

2

Phần 1 TỔNG QUAN

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về Assembly time nói chung và

Open assembly time nói riêng với mục đích mở rộng phạm vi sử dụng trong

từng điều kiện cụ thể.

K.Semple, E.Sackey, H.Park và G.Smith (2005) đã nghiên cứu ảnh

hưởng của Assembly time đến độ bền của ván dăm định hướng (OSB) với

loại keo PMDI. [8].

Bryan H.River, E.Arnold Okkonen (1991) đã nghiên cứu ảnh hưởng

của độ ẩm gỗ tới độ bền dán dính khi thực hiện mối dán cạnh ván. Trong đó

tác giả có nghiên cứu ảnh hưởng của Assembly time đến độ đặc của keo. [6]

Tiêu chuẩn D6325- 98 của Hoa Kỳ đã đưa ra các phương pháp xác định

Open assembly time cho tấm thảm được tráng keo. [5]

Ở Việt Nam có một số đề tài nghiên cứu về Assembly time, Open

assembly time do GS.TS Phạm Văn Chương hướng dẫn: nghiên cứu ảnh

hưởng của Assembly time đến độ bền dán dính của keo Synteko 1980/ 1993

và Synteko 1985/ 1993 với gỗ Keo lá tràm, Keo lai, Keo tai tượng. Nhưng

chưa có công trình nghiên cứu nào về Open assembly time và nhiệt độ ép đến

chất lượng dán dính của keo Synteko 1354 (UF) do hãng keo Casco cung cấp.

Qua tìm hiểu chúng tôi thấy có một số đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của

nhiệt độ ép đến một số tính chất của ván nhân tạo:

+ Bùi Trọng Tá (2002) khoá luận tốt nghiệp “ Nghiên cứu ảnh hưởng

nhiệt độ ép tới một số tính chất cơ bản của ván dăm hỗn hợp từ luồng và gỗ

keo Lá tràm ”.

+ Nguyễn Đức Vaxi (2004) khoá luận tốt nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng của

nhiệt độ ép tới một số tính chất của ván LVL sản xuất từ gỗ keo lai ”.

3

1.2 Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian để ráo màng keo (OAT) và nhiệt

độ ép đến chất lượng dán dính màng keo Synteko 1354 (UF) với gỗ Keo lá

tràm.

Trên cơ sở đó xác định được khoảng thời gian OAT và nhiệt độ ép hợp

lý để ứng dụng trong sản xuất.

1.3 Nội dung nghiên cứu

+ Nghiên cứu lý thuyết.

+ Tìm hiểu một số tính chất cơ lý của gỗ Keo lá tràm.

+ Tìm hiểu một số tính chất kỹ thuật, công nghệ của keo Synteko 1354

(UF) do hãng Casco Nobel sản xuất.

+ Lựa chọn thời gian để ráo màng keo và nhiệt độ ép để thực nghiệm

khảo sát cho cả hai loại keo.

+ Thực hiện tạo mẫu thí nghiệm.

+ Kiểm tra chất lượng dán dính của màng keo (lực kéo trượt theo EN

205: 2003 và tỷ lệ bong tách theo tiêu chuẩn JAS Type 2).

+ Xử lý số liệu, viết báo cáo.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian để ráo màng keo (OAT) (từ 10

phút – 10h) và nhiệt độ ép (từ 700C- 1300C) tới chất lượng dán dính màng keo

Synteko 1354 (UF) cho gỗ Keo Lá tràm (8-10 tuổi) qua hai chỉ tiêu độ bền

kéo trượt màng keo (theo EN 205: 2003) và độ bong tách màng keo (theo tiêu

chuẩn Nhật Bản JAS Type 2).

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có về

nguyên liệu gỗ, chất kết dính và chế độ ép.

4

- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện tạo mẫu kiểm tra chất lượng

dán dính của màng keo theo tiêu chuẩn Châu Âu EN 205 : 2003 và tiêu chuẩn

Nhật bản JAS type 2 và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.

1.6. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu là cơ sở góp phần xác định sự ảnh hưởng của thời

gian ráo màng keo và nhiệt độ ép tới chất lượng dán dính màng keo từ gỗ Keo

lá tràm với chất kết dính của hãng keo Casco cung cấp.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh

viên đồng thời trợ giúp cho người sử dụng keo Synteko 1354 (UF) đạt được

hiệu quả sử dụng cao.

5

Phần 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Bản chất hiện tƣợng dán dính

Để giải thích bản chất của quá trình dán dính người ta đã đưa ra nhiều

lý thuyết để giải thích. Trước đây người ta giải thích quá trình này như một sự

kết hợp cơ giới của vật chất, khi dung dịch keo chui vào các lỗ hổng trên bề

mặt vật dán và đóng rắn lại tạo thành các đinh keo, chúng đóng vai trò là các

mối liên kết. Song trong thực tế thì các mặt dán nhẵn có khả năng dán dính tốt

hơn các mặt dán sù xì thô ráp. Lý thuyết đó không đủ cơ sở để giải thích các

hiện tượng trong quá trình liên kết bằng keo dán. Ngày nay người ta giải thích

hiện tượng dán dính dựa vào các lực liên kết của chúng xuất phát từ các

nguyên nhân sau:

+ Nguyên nhân hấp thụ.

+ Nguyên nhân dính kết.

+ Nguyên nhân thấm ướt.

2.1.1. Hiện tƣợng hấp thụ

Hấp thụ là kết quả tác dụng của ba loại liên kết giữa hai loại vật chất

khác nhau:

+ Liên kết vật lý hay liên kết bằng lực hấp dẫn.

+ Liên kết tích điện hay liên kết có cực.

+ Liên kết hóa học thông qua các cầu nối hóa học.

2.1.2. Hiện tƣợng dính kết

Hiện tượng dính kết là kết quả của tổng hợp các lực do sức căng bề mặt

khi một dung dịch tiếp xúc với vật rắn qua các pha tiếp xúc: chất rắn – môi

trường (R – M) chất lỏng – môi trường (L – M) chất rắn – chất lỏng (R – L).

2.1.3. Hiện tƣợng thấm ƣớt

Đó là hiện tượng chất lỏng chui vào các lỗ hổng của chất rắn. Khả năng

thấm ướt phụ thuộc vào đường kính, số lượng lỗ hổng, độ sâu của lỗ hổng và

độ nhớt chất lỏng. Khi chất lỏng chui vào lỗ hổng thì các hiện tượng hấp thụ,

dính kết cũng xảy ra ngay trong lỗ hổng. Song qua thực tế cho thấy cường độ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!