Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm cắt ngọn đến năng suất và chất lượng của các giống cao lương ngọt triển vọng tại Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
145
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1762

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm cắt ngọn đến năng suất và chất lượng của các giống cao lương ngọt triển vọng tại Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LIÊU THANH HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI ĐIỂM

CẮT NGỌN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG

CỦA CÁC GIỐNG CAO LƢƠNG NGỌT

TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LIÊU THANH HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI ĐIỂM

CẮT NGỌN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG

CỦA CÁC GIỐNG CAO LƢƠNG NGỌT

TRIỂN VỌNG TẠI THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số : 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Bích Thảo

Thái Nguyên - 2015

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là

trung thực và chưa từng được công bố.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ

nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Liêu Thanh Hùng

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự

quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, Phòng Đào tạo, cô giáo hướng dẫn Hoàng Thị Bích Thảo, các thầy

giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo

phòng Đào tạo, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Trường Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn thành luận văn này.

Tôi xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Thị Bích Thảo đã tận

tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, đồng

nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động viên tôi trong suốt

quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cám ơn !

Tác giả luận văn

Liêu Thanh Hùng

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii

MỤC LỤC.......................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................ v

DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................vii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề...................................................................................................................1

2. Mục tiêu của đề tài.....................................................................................................2

3. Yêu cầu của đề tài......................................................................................................2

4. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................................2

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................................3

1.2. Đặc điểm thực vật học của cây cao lương ngọt...................................................4

1.3. Nguồn gốc phân bố và yêu cầu ngoại cảnh của cây cao lương ngọt.................6

1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lƣơng trên thế giới và Việt Nam...7

1.4.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới....................................... 7

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU................................................................................................................ 29

2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................29

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................29

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 29

2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 29

2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................29

2.4.2. Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 31

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................... 31

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 34

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 35

3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng .......................................................................................35

3.1.1. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây..................................................... 35

3.1.2. Động thái ra lá....................................................................................... 37

3.1.3. Đường kính thân.................................................................................... 38

3.2. Khả năng nhiễm bệnh hại ....................................................................................38

3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng.................................40

3.3.1. Khối lượng thân lá................................................................................. 40

3.3.2. Khối lượng thân..................................................................................... 43

3.3.3. Năng suất sinh khối và năng suất thân.................................................. 47

3.3.4. Brix........................................................................................................ 52

3.3.5. Năng suất đường và năng suất Ethanol................................................. 53

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 57

1. Kết luận.....................................................................................................................57

2. Đề nghị......................................................................................................................58

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59

v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

% Tỷ lệ

Kg Kilogam

CT Công thức

CGIAR Trung tâm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế.

ICRISAT International Crops Research Institute for the Semi

– Adrid Tropics

(Trung tâm nghiên cứu cây trồng vùng bán

khô hạn)

INRAN Niger National Insitute of Agricultural Research

(Viện nghiên cứu nông nghiệp Niger)

INTSORMIL International Sorghum and Millet

Collaborative

-CRSP Research Support Program

(Chương trình hỗ trợ nghiên cứu hợp tác quốc tế về

cây cao lương và cây kê).

NLSH Năng lượng sinh học

NLTT Năng lượng tái tạo

NS Năng suất

SAFGRAD Tổ chức nghiên cứu và phát triển cây ngũ cốc vùng

bán khô hạn.

vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các giống cao lương

ngọt thí nghiệm ................................................................................35

Bảng 3.2. Khả năng ra lá của các giống cao lương ngọt thí nghiệm ...............37

Bảng 3.3. Đường kính thân của các giống cao lương ngọt thí nghiệm ...........38

Bảng 3.4. Mức độ nhiễm bệnh của các giống cao lương ngọt thí nghiệm ......39

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của giống và công thức cắt ngọn đến khối lượng

thân lá của các giống cao lương ngọt thí nghiệm ............................42

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của giống và công thức cắt ngọn đến khối lượng

thân của các giống cao lương ngọt thí nghiệm ................................46

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của giống và công thức cắt ngọn đến năng suất

sinh khối và năng suất thân của cao lương ngọt ..............................51

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của giống và công thức cắt ngọn đến Brix của cao

lương ngọt ........................................................................................52

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của giống và công thức cắt ngọn đến năng suất

đường và năng suất Ethanol của cao lương ngọt .............................56

vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các giống cao lương

ngọt thí nghiệm ................................................................................36

Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của các thời điểm cắt ngọn đến năng suất

thân thực thu của ba giống cao lương ngọt thí nghiệm....................49

Hình 3.3: Biểu đồ ảnh hưởng của các thời điểm cắt ngọn đến năng suất

thân thực thu của ba giống cao lương ngọt thí nghiệm....................50

Hình 3.4: Biểu đồ ảnh hưởng giữa giống và cắt ngọn đến năng suất đường........54

Hình 3.5: Biểu đồ ảnh hưởng giữa giống và cắt ngọn đến năng suất ethanol ......55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Việc tạo ra và sử dụng nhiên liệu sinh học để thay thế năng lượng sinh

học là một giải pháp đầy triển vọng đã được nhiều quốc gia áp dụng trong đó

có Việt Nam. Ngày 20/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số

177/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học

đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Quyết định này đã tạo hành lang

pháp lý, chính sách và các kế hoạch đầu tư cho phát triển nhiên liệu sinh học.

Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích những nghiên cứu về phát triển nhiên

liệu sinh học mới trong đó đặc biệt chú ý đến những nghiên cứu về các giống

cây nguyên liệu mới, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành nông nghiệp

để sản xuất nhiên liệu sinh học. Nhiều chương trình nghiên cứu, dự án hợp tác

giữa các tổ chức, công ty trong và ngoài nước nhằm đưa ra cây trồng thích

hợp nhất cho việc sản xuất nguồn nguyên liệu tái sinh phục vụ sản xuất

ethanol sinh học, trong đó có cây cao lương ngọt.

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tham gia nghiên cứu tuyển

chọn các giống cao lương ngọt cao sản với sự hợp tác của Nhật Bản từ năm

2011 và bước đầu tuyển chọn được một số giống có triển vọng với năng suất

thân trên 100 tấn/ha. Tuy nhiên, mục đích của việc trồng cao lương ngọt

nguyên liệu sản xuất xăng sinh học là lấy đường trong thân của cây nên việc

nghiên cứu về hàm lượng đường trong cây là rất quan trọng.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng

NL3, giống KCS105 và giống EN8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2

.

Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn nêu trên chúng tôi đã tiến

hành đề tài: “Nghiê thời điểm

và các giống cao lương ngọt triển vọng tại Thái Nguyên”.

2. Mục tiêu của đề tài

Xác định được kỹ thuật cắt ngọn phù hợp cho ba giống cao lương

ngọt thí nghiệm.

3. Yêu cầu của đề tài

Xác định được ảnh hưởng của các thời điểm cắt ngọn khác nhau đến

năng suất của ba giống cao lương ngọt thí nghiệm

Xác định được ảnh hưởng của các thời điểm cắt ngọn khác nhau đến

chất lượng (độ Brix) của ba giống cao lương ngọt thí nghiệm

Xác định được ảnh hưởng của các thời điểm cắt ngọn khác nhau đến năng

suất đường và năng suất Ethanol của ba giống cao lương ngọt thí nghiệm

4. Ý nghĩa của đề tài

4.1 Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học

Kết quả nghiên cứu là cở sở cho các nghiên cứu về sau, cũng như đưa

ra được quy trình kỹ thuật cho phù hợp đối với cây cao lương

4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ để

ngọt làm nguyên liệu sản xuất Ethanol sinh học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

Cao lương ngọt [Sorghum bicolor (L) Moench] là cây C4 có khả năng

sinh trưởng, cho năng cho sinh khối lớn và hàm lượng đường cao ở tất cả các

vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cao lương ngọt là một cây nguyên liệu sinh học

tiềm năng, cao lương ngọt có khả năng tạo sinh khối lớn với 70-80% sinh

khối là dịch đường với độ brix cao [2], [3]. Vì vậy, ngày nay, cao lương ngọt

đang được các nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu và sản xuất làm cây nhiên

liệu sinh học thay thế [9], [16], [18].

Giống như cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng phát triển cây

cao lương phải trải qua 2 giai đoạn đó là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh

trưởng sinh thực. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng cây tăng nhanh về sinh

khối, đây là giai đoạn quyết định đến năng suất sinh vật học của cây. Giai

đoạn sinh trưởng sinh thực bắt đầu từ khi phân hóa mầm hoa, đây là giai đoạn

cây cây bắt đầu tích lũy đường và quyết định đến chất lượng của cây. Cao

lương ngọt thường bắt đầu tích lũy đường ở giai đoạn ra hoa và đạt cao nhất ở

giai đoạn chín sinh lý [14].

Trên thế giới đã có những nghiên cứu về cắt ngọn (cắt hoa) cây cao

lương làm tăng năng suất cũng như chất lượng. Đối với cây cao lương, ở giai

đoạn sinh trưởng sinh thực (ra hoa) các chất được tích lũy từ thân, lá vận

chuyển khá nhiều lên hoa để hình thành hoa và hình thành hạt (bông cao

lương nặng khoảng 200 – 300 gam) vì vậy sẽ làm giảm khối lượng thân của

cây xuống. Do vậy khi cắt ngọn (cắt hoa) các chất được tích lũy trong thân lá

không vận chuyển để hình thành hoa nên khối lượng thân đạt cao hơn. Chính

vì vậy nghiên cứu thời điểm cắt ngọn (cắt hoa) cho cây cao lương rất cần thiết

nhằm tăng năng suất và chất lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

4

1.2. Đặc điểm thực vật học của cây cao lƣơng ngọt

Cao lương ngọt một loại cây thuộc họ hòa thảo chiều cao từ 0,6 – 5 m,

đường kính thân 5 – 30 mm tùy thuộc vào giống, điều kiện canh tác và môi

trường. Đặc điểm thực vật học cũng như thời gian sinh trưởng của cây cao lương

tương tự như cây ngô và các cây ngũ cốc khác.

Rễ cây cao lương là rễ chùm với rất nhiều rễ bên có khả năng hút nước

hiệu quả, rễ đâm rộng. Nhờ đặc điểm này mà cao lương có thể sống ở những

nơi khô hạn hơn ngô. Rễ chính đâm sâu với nhiều rễ phụ và rễ bên, rễ chủ yếu

xuất hiện ở tầng đất mặt, rễ chính có thể đâm sâu tới 1,5 m, nhưng thông

thường tập trung ở độ sâu 0,9 m [6].

Thân cây đứng, gồm các lóng và đốt, lá mọc ra từ đốt, chồi có thể mọc ra

từ các đốt thân. Thời gian đẻ nhánh sớm hay muộn tùy thuộc vào giống, thời vụ

và kỹ thuật canh tác. Sau khi thu hoạch có thể cắt bỏ các nhánh tạo điều kiện

cho cây đẻ nhánh vào vụ sau mà không cần phải trồng lại. Tất cả các giống cao

lương đều có thân mọng nước. Hàm lượng nước trong thân khi trưởng thành

thường không vượt quá 20% sau đó giảm dần. Những giống có hàm lượng

nước trong thân cao thường có thân màu xanh xám, gân lá màu tối.

Lá cao lương cũng có phần bẹ ôm sát vào thân cây làm tăng độ cứng cho

cây, bẹ lá thông thường dài khoảng 15 – 35 cm và cuộn chặt lấy thân. Phiến lá

dài 30 – 135 cm, rộng từ 1,5 – 13 cm với mép lá thẳng hoặc gợn sóng, mặt lá

thường được phủ một lớp phấn muội. Lá cao lương ngắn và rộng hơn lá ngô,

mỗi lá sinh ra từ một đốt, số lá ở thời kỳ trưởng thành tương đương với số đốt

trên thân. Số lượng lá trên cây tương quan với thời gian sinh trưởng, thông

thường trên thân có từ 7 – 18 lá hoặc hơn [19].

Hoa của cây cao lương là một cụm thẳng đứng, hoa có một cuống trung

tâm, với những nhánh cấp 1, cấp 2, và đôi khi có đến cấp 3, từ các nhánh này đôi

khi sinh ra các chùm hoa nhỏ. Chiều dài và khoảng cách của những nhánh hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

5

đôi khi quyết định hình dạng của chùm hoa, từ hình nón hoặc hình ô van kín.

Thông thường hạt được bao phủ bởi một lớp mày.

Hạt hình tròn và có đầu nhọn có kích thước từ 4 – 8 mm. Hình dạng, kích

thước và màu sắc hạt thay đổi tùy thuộc vào từng giống.

Cao lương là cây tự thụ phấn, đôi khi xảy ra hiện tượng giao phấn, tỷ lệ

giao phấn thường nhỏ hơn 6% [13]. Hoa mọc thành chùm, chùm hoa có cả

hoa đực và hoa cái, một chùm gồm khoảng 6.000 bông con. Hạt cao lương

nhỏ hơn hạt ngô và có một lớp vỏ ngoài. 1 kg hạt giống chứa 25.000 đến

61.740 hạt. Hạt có nhiều màu sắc khác nhau từ màu vàng nhạt, màu nâu đỏ

nhạt đến màu nâu sẫm tùy thuộc vào từng giống cây. Hạt càng sậm màu càng

chứa nhiều tananh làm cho hạt có vị đắng.

Thời gian từ gieo đến thu hoạch hạt là một trong những yếu tố quan trọng

để phân loại các giống cao lương, bố trí mùa vụ. Thời gian sinh trưởng ít thay

đổi tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ, cùng một giống

nếu trồng sớm thường có thời gian sinh trưởng dài hơn nếu trồng muộn. Cách

phân loại này dựa trên điều kiện thời tiết bình thường, dưới điều kiện thời tiết

khắc nghiệt hoặc rất thuận lợi có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sinh

trưởng đến 25 ngày so với cách phân loại trên [27].

Cao lương là một loại cây trồng nhiệt đới, cao lương cùng họ với lúa.

nhưng quang hợp theo chu trình C4 đây chính là một ưu điểm vượt trội của

cao lương. Nhờ quang hợp theo đường hướng này mà cao lương ngọt có thể

tổng hợp chất hữu cơ ở điều kiện nhiệt độ cao và không xảy hiện tượng quang

hô hấp. Ngược lại, lúa là đại diện của các loại cỏ ôn đới, sử dụng chu trình

C3. Cao lương ngọt là sự kết hợp tuyệt vời giữa lúa với cây trồng nhiệt đới

với bộ gen lớn hơn nhiều và sự bổ xung các gen có lợi khác từ mía, và là một

trong những cây trồng hiệu quả nhất trên thế giới trong việc sản xuất sinh

khối cây trồng hiện nay.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!