Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của than sinh học đến hệ vi sinh vật chuyển hóa methane và phat thait khí methane trong đất trồng lúa :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THUỲ TRANG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THAN SINH
HỌC ĐẾN HỆ VI SINH VẬT CHUYỂN HOÁ
METHANE VÀ PHÁT THẢI KHÍ METHANE
TRONG ĐẤT TRỒNG LÚA
Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành : 60520320
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Ngọc Nam
Người phản biện 1: PGS.TS. Phan Thị Phượng Trang.................................................
Người phản biện 2: Ts. Nguyễn Ngọc Ẩn ....................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ngày…..tháng …..năm 2019
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ...................................................................- Chủ tịch hội đồng
2. ...................................................................- Phản biện 1
3. ...................................................................- Phản biện 2
4. ...................................................................- Ủy viên
5. ...................................................................- Thư ký
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG VIỆN KHCN&QLMT
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thuỳ Trang MSHV: 15118671
Ngày, tháng, năm sinh: 26/08/1992 Nơi sinh: Bắc Giang
Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường Mã chuyên ngành: 60520320
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu ảnh hưởng của than sinh học đến hệ vi sinh vật chuyển hoá methane và
phát thải khí methane trong đất trồng lúa
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của than sinh học đến hệ vi sinh vật chuyển hóa methane
trong đất trồng lúa
- Đánh giá ảnh hưởng của than sinh học đối với phát thải khí methane từ lúa nước
quy mô phòng thí nghệm
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Quyết định số 1065/QĐ-DHCN ngày 08 tháng 05
năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 08/11/2018
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trịnh Ngọc Nam
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019
NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN&QLMT
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng sâu sắc đối với
thầy TS. Trịnh Ngọc Nam, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn này. Thầy đã mở ra cho tôi những vấn đề khoa học
rất lý thú, định hướng tôi vào nghiên cứu các lĩnh vực hết sức thiết thực và vô
cùng bổ ích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Tôi
đã học hỏi được rất nhiều ở thầy phong cách làm việc, cũng như phương pháp
nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn đến thầy TS. Nguyễn Thanh Bình, PGS. TS Lê
Hùng Anh và thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Công Nghiệp Tp HCM đã
tận tình giảng dạy dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tại Phòng F4.4 Viện Sinh Học
Và Công Nghệ Thực Phẩm, các bạn học viên cao học và các tôi sinh viên làm
việc tại phòng, những người đã làm cùng tôi, luôn ở bên tôi lúc thất bại hay
những lúc thành công.
Luận văn được thực hiện trong phạm vi nội dung và kinh phí của đề tài cấp trường
(mã số 171.4031 và hợp đồng số 38/HĐ- ĐHCN) xin chân thành cảm ơn.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ
tôi.
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hiện nay, các hoạt động sản xuất lúa nước là một trong những nguồn phát thải lớn khí
methane. Sự giảm phát thải CH4 có thể đóng góp vào việc kiểm soát sự nóng lên toàn
cầu. Bên cạnh đó, tận dụng các phụ phẩm trong quá trình sản xuất có thể xem như
nguồn tài nguyên tái tạo được bằng cách chuyển sang dạng than sinh học. Chính vì
vậy, nghiên cứu này được thực hiện với 2 nội dung:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của than sinh học đến hệ vi sinh vật chuyển hoá methane
trong đất trồng lúa thông qua sự phong phú của 16S rRNA của methanogens, sự
phong phú của các gen methane monooxygenase (pmoA), và sinh khối của cây
lúa.
- Đánh giá ảnh hưởng của than sinh học đối với phát thải khí methane từ lúa nước
quy mô phòng thí nghiệm.
Đất nhiễm mặn đã được sử dụng cho một thí nghiệm nhà lưới với hai yếu tố thí
nghiệm: Than sinh học (không có than, than sinh học trấu và than sinh học rơm) và
phân bò (có và không có phân bò). Không có phân bò, việc bổ sung cả than sinh học
từ trấu và than sinh học từ rơm làm tăng đáng kể sự phát triển của cây lúa. Thêm
than sinh học có nguồn gốc từ rơm rạ vào đất nhiễm mặn, làm giảm đáng kể lượng
khí thải CH4 hơn 30% so với các biện pháp kiểm soát tương ứng (448,3 mg/ m2
/ 90
ngày so với 649,8 mg/ m2
/ 90 ngày). Lượng phát thải CH4 tăng mạnh khi bổ sung
phân bò (dao động từ 6.091,3 đến 10,427,4 mg/ m2
/ 90 ngày) nhưng vẫn ở mức thấp
trong trường hợp bổ sung than sinh học (từ 557,9 đến dưới 2.000 mg/ m2
/ 90 ngày).
Sự giảm phát thải methane chủ yếu là do tác động của than sinh học đến các yếu tố
hóa lý của đất và sự thay đổi của quần thể vi sinh vật, đặc biệt là giảm sự phong phú
và hoạt động sản xuất methane của methanogens và sự gia tăng hoạt động oxy hóa
CH4 của methanotrophs. Phát hiện nhấn mạnh vai trò khả thi của việc bổ sung than
sinh học trong việc kiểm soát khí thải CH4 từ đất lúa do đó giúp ngăn ngừa biến đổi
khí hậu.
Từ khóa: Than sinh học, phát thải methane, methanogens, methanotrophs, đất trồng
lúa.
iii
ABSTRACT
Currently, paddy fields are one of the largest anthropogenic sources of global
methane emission. A decrease in paddy methane emission can contribute
significantly towards the control of global warming. Besides, making use of byproduct in the manufacturing can be considered a renewable source that converting
biochar format. For reason, the aims of the current investigation are:
- To study the influence by biochar on microbial metabolism of methane in paddy
field indicated the abundance of 16S rRNA genes of methanogens, the abundance of
methane monooxygenase (pmoA) genes, and biomass of rice plants.
- Assessing the impact of biochar on methane emissions at laboratory scale.
Saline-sodic soil was used for a net house experiment with two experimental factors:
biochar (no-biochar, rice-husk, and –straw biochar) and cow manure (with and
without cow manure). Without the manure, the addition of both rice-hush and –straw
biochar significantly increased rice growth. Adding biochar derived from straw to
saline-sodic soil significantly reduced methane emissions by more than 30%
compared to the corresponding controls (448.3 mg/m2
/90 days compared to 649.8
mg/m2
/90 days). Emissions of CH4 hugely increased with cow manure addition
(ranging from 6,091.3 to 10,427.4 mg/m2
/90 days) but remained at low level in the
case of biochar addition (ranging from 557.9 to under 2,000 mg/m2
/90 days). The
decrease of methane emissions of methane was mainly due to the impact of biochar on
physicochemical factors of soil and changes in populations of microorganisms,
especially the reduction of the abundance and activity of producing methane of
methanogens and the increase of the abundance and methane oxidative activity of
methanotrophs. Our findings highlight the viable role of biochar addition in the
control of methane emissions from paddy soil and thus helps prevent climate change.
Key words: Biochar, methane emission, methanogens, methanotrophs, paddy soil
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Học viên
Nguyễn Thuỳ Trang
v
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... ix
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Cách tiếp cận trong nghiên cứu...............................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU...................................5
1.1 Tình hình sản xuất lúa nước và sự phát thải khí nhà kính ....................................5
1.1.1 Tình hình sản xuất lúa nước...............................................................................5
1.1.2 Sự phát thải khí nhà kính từ sản xuất lúa nước..................................................7
1.2 Hệ vi sinh vật ........................................................................................................8
1.2.1 Hệ vi sinh vật sản sinh khí methane...................................................................8
1.2.2 Hệ vi sinh vật chuyển hóa methane .................................................................12
1.2.3 Than sinh học với hệ vi sinh vật đất ................................................................15
1.3 Than sinh học ......................................................................................................17
1.3.1 Tổng quan.........................................................................................................17
1.3.2 Sử dụng than sinh học trong cải tạo đất..........................................................26
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................29
2.1 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................29
2.1.1 Mẫu đất nghiên cứu..........................................................................................29
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm khác ..................................................................................30
2.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................31
2.2.1 Thí nghiệm Trồng lúa.......................................................................................31
2.2.2 Phương pháp đo đạc thông số sinh trưởng của lúa ..........................................34
vi
2.2.3 Phương pháp xác định phát thải methane: .......................................................35
2.2.4 Phương pháp phân tích hệ vi sinh vật ..............................................................37
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................44
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................45
3.1 Sinh khối của lúa.................................................................................................45
3.2 Đánh giá khả năng phát thải methane ................................................................47
3.3 Đánh giá hoạt động chuyển hoá methane trong đất trồng lúa.............................50
3.4 Đánh giá sự ảnh hưởng của vi sinh vật đến việc chuyển hoá methane trong đất
trồng lúa.....................................................................................................................51
3.4.1 Kết quả phân tích PCR.....................................................................................51
3.4.2 Kết quả phân tích PCR real time......................................................................55
3.5 Tác động của than sinh học đến hệ vi sinh vật chuyển hóa methane và vi sinh
vật sản sinh methane .................................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................63
1. Kết luận ................................................................................................................63
2. Kiến nghị..............................................................................................................63
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA HỌC VIÊN ..................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... vi
PHỤ LỤC.................................................................................................................. xi
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN ....................................................... xix