Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bonslas và chất điều hòa sinh trưởng ddeenssinh trưởng, năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------
NGUYỄN KHẮC HÙNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ
VÀ CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG ĐẾN SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG BƯỞI
ĐẠI MINH HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN - NĂM 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN KHẮC HÙNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ
VÀ CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG ĐẾN SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG BƯỞI
ĐẠI MINH HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hà Duy Trường
2. TS. Nguyễn Minh Tuấn
Thái Nguyên - NĂM 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 08 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Khắc Hùng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Hà Duy Trường
và TS. Nguyễn Minh Tuấn người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến
quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông học và Phòng Đào tạo
- Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã
luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Khắc Hùng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................................ix
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.....................................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài........................................................................................................................ 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài........................................................................................................ 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón lá.................................................................. 5
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng.......................................... 6
1.2. Nguồn gốc của cây bưởi.......................................................................................6
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ...............................................7
1.3.1. Tổng quan tình hình sản xuất bưởi trên thế giới................................................... 7
1.3.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam................................................................................... 8
1.3.3. Tình hình sản xuất bưởi tại Yên Bái.............................................................................13
1.4. Các nghiên cứu về cây bưởi trên thế giới và trong nước....................................................15
1.4.1. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cây bưởi trên thế giới........................................15
1.4.2. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cây bưởi trong nước .........................................18
1.5. Nghiên cứu về sử dụng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng....................................23
1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới.....................................................................................................23
1.5.2. Nghiên cứu trong nước.......................................................................................................25
1.6. Kết luận rút ra từ tổng quan...................................................................................................29
iv
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 30
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.......................................................................30
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................... 30
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................30
2.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................................................. 31
Xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. ........................................................................... 31
2.3. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................31
2.4. Nội dung và phương pháp nghiêncứu.................................................................................. 31
2.4.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................................... 31
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 31
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 37
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái .................................37
3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và các đợt lộc
của bưởi Đại Minh............................................................................................................... 37
3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến đặc điểm lộc thuần thục của
bưởi Đại Minh ..................................................................................................41
3.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của
bưởi Đại Minh...................................................................................................................... 42
3.1.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của bưởi Đại Minh ............................................................................................. 44
3.1.5. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến đặc điểm quả của bưởi Đại Minh.... 46
3.1.6. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng quả của bưởi
Đại Minh............................................................................................................................. 47
3.1.7. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sâu hại của bưởi Đại Minh ..................... 49
3.1.8. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của bưởi Đại Minh...... 50
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng, năng suất và
chất lượng bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái........................................ 51
v
3.2.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian sinh trưởng và các đợt lộc
của bưởi Đại Minh............................................................................................................... 51
3.2.2. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến đặc điểm lộc thuần thục của bưởi
Đại Minh............................................................................................................................... 54
3.2.3. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của
bưởi Đại Minh...................................................................................................................... 55
3.2.4. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của bưởi Đại Minh ............................................................................................. 57
3.2.5. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến đặc điểm quả của bưởi Đại Minh....... 58
3.2.6. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến chất lượng quả của bưởi Đại Minh .... 59
3.2.7. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sâu hại của bưởi Đại Minh.................. 60
3.2.8. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến hiệu quả kinh tế của bưởi Đại Minh... 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 66
1. Kết luận .................................................................................................................66
2. Đề nghị ..................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐC : Đối chứng
CT : Công thức
CV% : (Coefficient of variation) Hệ số biến động KH
& CN : Khoa học và công nghệ
LSD : (Least-Significant Difference) Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
NN-PTNT : Nông nghiệp - phát triển nông thôn
PC : Phân chuồng
UBND : Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên thế
giới năm 2016........................................................................................7
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất cây bưởi ở Việt Nam (2012 - 2016).......................8
Bảng 1.3: Lượng phân bón hàng năm cho một số giống bưởi đặc sản ở Việt Nam........21
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng
và các đợt lộc xuân của bưởi Đại Minh ..............................................37
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng
và các đợt lộc hè của bưởi Đại Minh ..................................................39
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian sinh trưởng
và các đợt lộc thu của bưởi Đại Minh .................................................40
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến đến sinh trưởng và
phát triển các đợt lộc của bưởi Đại Minh............................................41
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến thời gian ra hoa của
bưởi Đại Minh .....................................................................................43
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tỷ lệ đậu quả của
bưởi Đại Minh .....................................................................................44
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của bưởi Đại Minh .........................................45
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến đặc điểm quả của
bưởi Đại Minh .....................................................................................46
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng quả của
bưởi Đại Minh .....................................................................................48
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá sâu hại của bưởi Đại Minh.........49
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến hiệu quả kinh tế của
bưởi Đại Minh .....................................................................................50
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian sinh
trưởng và các đợt lộc xuân của bưởi Đại Minh...................................51
viii
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian sinh
trưởng và các đợt lộc hè của bưởi Đại Minh.......................................52
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian sinh
trưởng và các đợt lộc thu của bưởi Đại Minh .....................................53
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng và
phát triển các đợt lộc của bưởi Đại Minh............................................54
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến thời gian ra hoa
của bưởi Đại Minh...............................................................................55
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ đậu quả của
bưởi Đại Minh .....................................................................................56
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất của bưởi Đại Minh...................................57
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến đặc điểm quả của
bưởi Đại Minh .....................................................................................58
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến chất lượng quả của
bưởi Đại Minh .....................................................................................59
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sâu hại của bưởi
Đại Minh..............................................................................................60
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến hiệu quả kinh tế
của bưởi Đại Minh...............................................................................61
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất của bưởi
Đại Minh.......................................................................................................... 45
Hình 3.2: Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất của bưởi
Đại Minh..............................................................................................57
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một loại cây ăn quả rất quen thuộc
với người dân Việt Nam. Bưởi là loại quả tươi dễ vận chuyển, bảo quản được nhiều
ngày mà vẫn giữ nguyên hương vị, phẩm chất. Bưởi được nhiều người ưa chuộng vì không
những có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao mà còn có giá trị trong y học.
Bưởi là loài có phổ thích nghi rộng, từ mặt biển lên đến độ cao 2000m
(Agroviet, 2009), [39]. Ở Việt Nam bưởi được trồng hầu khắp các tỉnh thành trong
cả nước, đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi cổ truyền mang tính đặc sản địa
phương như bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ, bưởi Diễn - Từ Liêm - Hà Nội, bưởi Phúc
Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh, bưởi Thanh Trà - Huế, bưởi Năm Roi - Vĩnh Long…
Hiện nay, phát triển cây ăn quả trong đó bao gồm cả cây bưởi là một định hướng
được ưu tiên và là một chiến lược có lợi thế cạnh tranh cao.
Bưởi Đại Minh có nguồn gốc ở làng Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện Yên
Bình, tỉnh Yên Bái. Đây là giống bưởi thấp cây, lá tròn, tán rộng, cho quả sai, hình
cầu dẹt, vỏ vàng, múi mỏng, tôm ngọt, mọng nước, ăn ngọt và có mùi thơm dìu
dịu. Bưởi Đại Minh là giống bưởi có tiềm năng phát triển lớn nhờ vào điều kiện khí
hậu thuận lợi đặc trưng do ảnh hưởng điều tiết của hồ Thác Bà. Mặt khác, vùng
bưởi đặc sản này nằm trên điểm giao nhau của nhiều tuyến giao thông trọng yếu
của nhiều tỉnh phía Bắc và đang được chính quyền địa phương và nhiều tổ chức
quan tâm.
Mặc dù được tỉnh chú trọng đầu tư để phát triển sản xuất bưởi Đại Minh,
nhưng trong thực tế sản xuất bưởi của người dân ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn
trong việc nâng cao chất lượng và năng suất. Các biện pháp canh tác như bón phân,
tưới nước, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh hại được thực hiện không đầy đủ đã làm ảnh
hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh. Trong đó đáng kể đến là
việc đầu tư phân bón cho sản xuất cũng như áp dụng kỹ thuật sử dụng phân bón ở
đây chưa được chú trọng nhiều, khoảng 50% số hộ sử dụng phân chuồng bón cho
cây, việc sử dụng các loại phân bón qua lá hay chất điều hòa sinh trưởng còn rất
2
thấp khoảng 38% các hộ sử dụng. Qua đó cho thấy mức độ đầu tư phân bón cho cây
bưởi ở đây chưa cao, sử dụng phân bón qua lá và chất điều hòa sinh trưởng chưa
được chú trọng nhiều. Bên cạnh đó sử dụng phân bón không đúng cách làm cây
sinh trưởng phát triển kém, năng suất, phẩm chất giảm sút, sản phẩm làm ra chưa
thực sự đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Hiện có một số loại phân bón hữu cơ được chế biến truyền thống như phân
chuồng, phân gia cầm, phân bò... Ngoài những ưu điểm thì phân bón hữu cơ truyền
thống cũng có nhược điểm như: hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón
lượng lớn, đòi hỏi chi phí lớn để vận chuyển và nếu không chế biến kỹ có thể mang
đến một số nấm bệnh cho cây trồng, nhất là khi phân bón hữu cơ được chế biến từ
nguyên liệu là chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Các vi sinh vật gây hại có trong
phân bón gồm: E.coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đường
ruột nguy hiểm hoặc ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật
gây hại quá mức quy định.
Khác với các loại phân trên việc sử dụng phân bón lá để bổ sung kịp thời
nguồn dinh dưỡng thiếu hụt cho cây, đặc biệt là phân vi lượng giúp cây cân bằng
dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu, tăng tỷ lệ đậu quả. Chất điều hòa sinh
trưởng ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, sự lớn lên của quả, tạo quả ít hạt, ngăn cản
sự rụng của các cơ quan như lá, hoa, quả, làm chậm quá trình già hóa của toàn cây
và sự chín của quả, kích thích kéo dài thân, dóng, kích thích sự nảy mầm của hạt,
củ, NAA có tác dụng kích thích cây trồng ra rễ, ra hoa đồng loạt, kết nhiều trái, trái
có phẩm chất tốt, ngăn ngừa rụng trái non, cho sản lượng tốt.
Do đó cần phải có những nghiên cứu sâu về phân bón, bổ sung dinh dưỡng
đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho cây là rất cần thiết. Để giải quyết những vấn
đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân
bón lá và chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng
bưởi Đại Minh, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Xác định được nồng độ chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá thích
hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng bưởi Đại Minh tại
huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
3
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu khoa học về làm cơ sở
cho việc xây dựng biện pháp kỹ thuật thâm canh giống bưởi Đại Minh, huyện Yên
Bình nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ảnh
hưởng phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất,
chất lượng bưởi Đại Minh huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất biện pháp kỹ thuật, bón phân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
của giống bưởi Đại Minh trong thời gian tới, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của
thực tiễn sản xuất giống bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng phân bón lá,
chất điều hòa sinh trưởng nhằm phát triển sản xuất bưởi Đại Minh trồng tại huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái và các vùng có điều kiện sinh thái tương đồng.