Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nước Thải Sản Xuất Giấy Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Quốc Đại Xã Đồng Bảng Huyện Mai Châu Tỉnh Hòa Bình Đến Chất Lượng Môi Trường Nước Khu Vực Xung Quanh Công Ty
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
935.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1150

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nước Thải Sản Xuất Giấy Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Quốc Đại Xã Đồng Bảng Huyện Mai Châu Tỉnh Hòa Bình Đến Chất Lượng Môi Trường Nước Khu Vực Xung Quanh Công Ty

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ô nhiễm môi trƣờng nói chung đang là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu

của toàn cầu, trong đó ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nói riêng cần đƣợc chú trọng

xử lý cấp thiết hơn nữa. Nguồn gốc ô nhiễm môi trƣờng nƣớc chủ yếu do hoạt

động nhân tạo của con ngƣời, nguồn nƣớc thải không qua xử lý, thải trực tiếp

ra môi trƣờng bao gồm: Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,

dịch vụ, vui chơi giải trí...Trong đó nƣớc thải từ các hoạt động công nghiệp có

ảnh hƣởng nhiều nhất đến môi trƣờng do tính đa dạng và phức tạp về thành

phần của nó.

Đƣợc biết đến là một trong những ngành công nghiệp đƣợc hình thành

từ rất sớm tại nƣớc ta, công nghiệp giấy đã nhanh chóng khẳng định vai trò

của mình trong nền kinh tế quốc dân, góp phần đáng kể vào sự tăng trƣởng

kinh tế của cả nƣớc. Với quá trình hình thành lâu dài và phát triển, đến nay

nƣớc ta có khoảng gần 500 doanh nghiệp giấy phân bố ở cả 3 miền Bắc,

Trung, Nam. Trong tƣơng lai, ngành Giấy còn hứa hẹn sự phát triển hơn nữa

cả về quy mô lẫn số lƣợng các nhà máy, công ty, xí nghiệp phục vụ cho ngành

Giấy. Tuy nhiên, ở Việt Nam công nghệ sản xuất giấy còn rất lạc hậu. Để sản

xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng khoảng 2 tấn gỗ

và 100-350 m3

nƣớc, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử

dụng 7-15 m3

nƣớc /tấn giấy. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn

nƣớc ngọt, tăng chi phí xử lý nƣớc thải mà còn đƣa ra sông, rạch lƣợng nƣớc

thải khổng lồ [10].

Là một trong những doanh nghiệp sản xuất giấy đầu tiên của huyện

Mai Châu – tỉnh Hòa Bình, Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại, xã Đồng

Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã góp phần không nhỏ vào sự phát

triển của ngành giấy nói chung và đem lại những lợi ích kinh tế cho địa

phƣơng nói riêng. Bên cạnh những tác động tích cực đó, trong quá trình sản

xuất của mình, Công ty đã gây những ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng là

không thể tránh khỏi điển hình là môi trƣờng nƣớc. Từ đó đặt ra yêu cầu

2

nghiên cứu ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc bởi nƣớc thải của Công ty là vô

cùng cần thiết, cũng bởi vậy khóa luận “ Nghiên cứu ảnh hưởng của nước

thải sản xuất giấy tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc Đại, xã Đồng

Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến chất lượng môi trường nước

khu vực xung quanh Công ty” đã đƣợc thực hiện nhằm góp phần đánh giá

một cách chính xác chất lƣợng môi trƣờng nƣớc tại khu vực nghiên cứu do

chịu ảnh hƣởng từ nƣớc thải sản xuất của Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc

Đại. Từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu sự suy giảm

chất lƣợng môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu.

3

Chƣơng I

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. T ổng quan về ngành sản xuất giấy trên thế giới

Những ký hiệu ngôn ngữ đầu tiên đã đƣợc con ngƣời từ thời cổ xa xƣa

viết trên đá, xƣơng, sau đó là gỗ, kim loại, thạch cao. Trải qua hàng ngàn năm

phát triển cùng với biết bao tiến bộ văn minh nhân loại, giấy thực sự trở thành

một vật dụng tối quan trọng trong đời sống con ngƣời.

Việc tạo ra giấy là một trong những phát minh vĩ đại của ngƣời Trung

Quốc. Năm 105 sau Công nguyên, ông Thái Luân ngƣời Trung Quốc đã phát

minh ra cách làm giấy từ các vỏ than cây, sợi than cây, cây gai dầu, giẻ rách

và lƣới đánh cá cũ [10].

Tuy nhiên nhà máy giấy đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở Cordoba, sau

đó là tại Seville (Tây Ban Nha), tiếp theo là ở Fabriano (Ý) vào khoảng năm

1250 [10].

Năm 1445 Gutenberg (Đức), đã phát minh ra máy in đƣa con ngƣời tiến

lên nền văn minh mới và càng khẳng định vai trò quan trọng cũng nhƣ sự phát

triển của ngành công nghiệp sản xuất giấy [10].

Tháng Giêng năm 1799, Loius – Nicolas Robert (1761- 1828), một đốc

công trẻ của nhà máy ở Essones (Pháp) cùng cha đã phát minh ra máy xeo

giấy liên tục. Đây là một mốc lịch sử quan trọng vì từ đây giấy đƣợc sản xuất

nhanh hơn, nhiều hơn và rẻ hơn [10].

Năm 1840 một ngƣời Đức là Friedricch Gottlob Keller đã tìm ra các

thớ sợi có thể sử dụng làm ra giấy và lấy ra bằng cách mài gỗ trên đá. Từ

những phát hiện đó máy gỗ đã đƣợc phát minh và đƣa vào sử dụng.

Năm 1857, một ngƣời Mỹ là Jojeph Coyetty đã phát minh ra giấy toilet, nó

chỉ đƣợc phổ biến tại Pháp vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 60 của

thế kỷ 20 nó đƣợc sử dụng rộng rãi [10].

Nhƣ vậy theo quy luật phát triển tất yếu khách quan, giấy đã đƣợc phát

minh, sản xuất và đi vào đời sống con ngƣời nhƣ một vật dụng không thể

4

thiếu. Công nghệ sản xuất giấy từ thô sơ tại thời điểm sơ khai, đến nay ngành

công nghiệp giấy đã phát triển mạnh mẽ và toàn diện trên phạm vi toàn thế

giới, với công nghệ ngày càng hiện đại và sản phẩm ngày càng phong phú, sự

phát triển đó thực sự đã đem lại cuộc sống ngày càng tiện lợi, văn minh cho

con ngƣời.

1.2. Tổng quan về ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam

Hiện nay cùng với sự phát triển nhanh của xã hội nhu cầu đƣợc sử dụng

giấy của mọi ngƣời đang ngày càng tăng cao. Để đáp ứng tốt đƣợc nhu cầu

của khách hàng, các công ty, doanh nghiệp sản xuất giấy trong nƣớc luôn

luôn phải cạnh tranh nhau khốc liệt cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng sản phẩm

đầu ra. Tuy nhiên do chƣa có bƣớc đi đúng nên nhìn chung ngành Công

nghiệp giấy của nƣớc ta vào thời điểm này vẫn đang gặp phải rất nhiều khó

khăn.

Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phƣơng pháp công

nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong thập

niên 1960, nhiều nhà máy giấy đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣng hầu hết có công

suất nhỏ (dƣới 20.000 tấn/năm).

Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000

tấn/ năm nhƣng do ảnh hƣởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lƣợng

bột giấy và giấy nên sản lƣợng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.

Từ năm 1990 đến năm 1999, tốc độ tăng trƣởng bình quân của ngành

sản xuất và bột giấy là 16%/ năm, từ năm 2000 đến 2004 đạt 20%/ năm, và

đến năm 2009 đã là 28%/ năm.

Cuối năm 2007, toàn ngành giấy đã có trên 239 nhà máy với tổng công

suất đạt 1,38 triệu tấn giấy/ năm trong đó có 66 nhà máy sản xuất bột giấy với

tổng công suất 600.000 tấn/ năm. Tuy nhiên nguồn cung cấp nhƣ vậy chỉ đáp

ứng đƣợc gần 64% nhu cầu tiêu dùng giấy năm 2008, phần còn lại vẫn phải

nhập khẩu.

5

Năm 2010, mức tiêu thụ trung bình giấy trên đầu ngƣời là 22kg/ngƣời/ /năm,

sản lƣợng sản xuất giấy trong nƣớc đạt hơn 1,38 triệu tấn giấy/năm (trong đó

khoảng 56% là nhóm giấy công nghiệp bao bì và 25% là nhóm giấy vệ sinh)

và 600.000 tấn giấy bột.

Theo báo cáo của Tổng công ty Giấy Việt Nam, năm 2011 là năm đầy

khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành giấy. Tổng công ty

Giấy Việt Nam là một ví dụ điển hình, giá trị sản xuất công nghiệp của tổng

công ty chỉ đạt 91% kế hoạch năm (2.883 tỷ đồng), sản phẩm giấy các loại chỉ

đạt 279.050 tấn, bằng 88% kế hoạch, lợi nhuận của tổng công ty đạt 114 tỷ

đồng, bằng 99% so với cùng kỳ năm trƣớc và đặc biệt là lƣợng tồn kho của

tổng công ty hiện còn rất lớn, hơn 19.000 tấn. Việc sụt giảm sản lƣợng, doanh

thu, lợi nhuận… không đạt mục tiêu đề ra diễn ra ở hầu hết các công ty con,

công ty liên kết của tổng công ty nhƣ: Công ty Giấy Tân Mai, Công ty Giấy

Bãi Bằng [16].

Trong tháng 5/2012 sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong

ngành giấy tiếp tục giảm mặc dù các nhà máy bắt đầu sản xuất giấy in, viết

phục vụ khai giảng năm học 2012 - 2013. Tính chung 5 tháng đầu năm 2012,

sản phẩm giấy bìa các loại ƣớc đạt 745,7 nghìn tấn, giảm 2,2%. Giá giấy in,

giấy viết sản xuất trong nƣớc sản xuất đang ở mức giá tƣơng đƣơng với giá

giấy nhập khẩu, trung bình 21 triệu đồng/tấn; còn giá giấy in báo nhập khẩu

đang cao hơn giá giấy in báo sản xuất trong nƣớc khoảng 200.000 đồng/tấn,

giữ mức 16,2 triệu đồng/tấn [17].

Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, năm 2013 là năm cực kỳ

khó khăn với các doanh nghiệp ngành giấy. Tính tới đầu tháng 6, nhu cầu tiêu

thụ giấy các loại trong nƣớc đã giảm khoảng 3% so với cùng kỳ, giảm mạnh

nhất là giấy Tissue và giấy tráng phấn cao cấp. Số liệu từ Tổng cục Thống kê

cho thấy, 7 tháng đầu năm, giấy là 1 trong 5 ngành công nghiệp chế biến có

chỉ số tồn kho tăng cao nhất so với cùng kỳ (12,1%).

6

Tháng 5/2014, sản xuất các sản phẩm từ giấy và bìa chƣa đƣợc phân

vào đâu tăng 22,9%. Nhóm hàng có chỉ số tiêu thụ giảm so với cùng kỳ bao

gồm sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa (giảm 4,6%). Về nhập

khẩu hàng hóa: Xét về giá, so với cùng kỳ, giá nhập khẩu bình quân của mặt

hàng giấy giảm 5,8%. Xét về lƣợng, mặt hàng tính đƣợc về lƣợng nhập khẩu

tăng cao so với cùng kỳ bao gồm giấy các loại (tăng 12,7%).

Theo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA), trong 5 năm qua

ngành sản xuất giấy đã tăng trƣởng mạnh với tốc độ 15-17%/năm. Năm 1975,

tổng sản lƣợng giấy của cả nƣớc chỉ đƣợc 28 nghìn tấn/năm, nhƣng nay đã

vƣợt 2 triệu tấn/năm, đáp ứng đƣợc 64% nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc.

Báo cáo của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết, tổng lƣợng

giấy tiêu thụ cả nƣớc ta trong năm 2012 vừa qua lên tới 2,9 triệu tấn giấy các

loại. Trong khi các nƣớc phát triển tiêu thụ giấy trên 130 kg/ngƣời/năm, thì

ngƣời dân các nƣớc châu Á có mức tiêu thụ giấy chƣa nhiều, bình quân đạt 40

kg/ngƣời/năm. Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam còn thấp

hơn, mới chỉ đạt hơn 30 kg/năm. Sức tiêu thụ giấy của ngƣời dân nƣớc ta đã

liên tục tăng nhanh trong những năm qua: năm 2010 bình quân sử dụng 26,44

kg/năm/ngƣời; năm 2011 đạt 29,61 kg/năm/ngƣời; năm 2012 đạt 32,7

kg/năm/ngƣời. Với 88 triệu dân và mức sống ngày càng đƣợc nâng cao đã mở

ra thị trƣờng rộng lớn cho ngành giấy Việt Nam. Tổng cầu giấy không ngừng

tăng lên qua từng năm. Năm 2010, cả nƣớc tiêu dùng 2,294 triệu tấn giấy, bao

gồm: 45,2 nghìn tấn giấy in báo; 444 nghìn tấn giấy in, giấy viết; 1551,9

nghìn tấn giấy bao bì; 43,3 nghìn tấn giấy tissue; 210 nghìn tấn giấy vàng mã.

Năm 2011, tổng tiêu thụ 2,599 triệu tấn giấy, bao gồm: 57,8 nghìn tấn giấy in

báo; 515 nghìn tấn giấy viết và in; 1730 nghìn tấn giấy bao bì; 76,1 nghìn tấn

giấy tissue và 220 nghìn tấn giấy vàng mã. Năm 2012, tổng lƣợng tiêu dùng

giấy đã lên 2,9 triệu tấn, bao gồm 70 nghìn tấn giấy in báo; 595 nghìn tấn giấy

viết và in; 1975 nghìn tấn giấy bao bì; 83,1 nghìn tấn giấy tissue, riêng tiêu

dùng giấy vàng mã sụt giảm chỉ còn 190 nghìn tấn - thấp hơn cả năm 2009 [1]

7

Hiện nay nƣớc ta có khoảng gần 500 doanh nghiệp giấy phân bố ở cả 3

miền Bắc, Trung, Nam. Ở miền Bắc có nhiều doanh nghiệp lớn nhƣ: Công ty

giấy Bãi Bằng, Công ty Cổ phần giấy Việt Trì, Công ty Cổ phần giấy Hải

Phòng và có làng nghề truyền thống lâu đời Phong Khê (Bắc Ninh), nơi tập

trung của hơn 130 doanh nghiệp sản xuất giấy. Khu vực miền Trung có Nhà

máy giấy Tân Bình. Khu vực miền Nam có các Nhà máy giấy Tân Mai, Đồng

Nai, Long An. Ngoài ra, mỗi tỉnh trong cả nƣớc đều có các cơ sở sản xuất

giấy thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân.

1.3. Nƣớc thải ngành công nghiệp giấy

1.3.1. Nguồn gốc phát sinh nƣớc thải ngành giấy

Ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy là ngành tiêu thụ lƣợng

nƣớc lớn, do đó cũng thải ra một lƣợng nƣớc thải đáng kể. Nƣớc đƣợc dùng

cho các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và sản phẩm hơi nƣớc.

Trong các nhà máy giấy, hầu nhƣ tất cả lƣợng nƣớc đƣa vào sử dụng sẽ là

nƣớc thải và mang theo tạp chất, hóa chất, bột giấy, các chất ô nhiễm dạng

hữu cơ và vô cơ nếu không có hệ thống xử lý tuần hoàn lại nƣớc và hóa chất.

Theo Nguyễn Thị Lý Uyên [13] các dòng thải chính của các nhà máy

sản xuất bột giấy bao gồm:

- Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất, thuốc

bảo vệ thực vật, vỏ cây,…

- Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất

hữu cơ hòa tan, các chất nấu và một phần xơ sợi. Dòng thải có màu tối nên

thƣờng gọi là dịch đen. Dịch đen có nồng độ chất khô khoảng 25 đến 35%, tỷ

lệ giữa các chất hữu cơ và vô cơ là 70:30.

- Thành phần hữu cơ chủ yếu trong dịch đen là lignin hòa tan và dịch

kiềm (30 đến 35% khối lƣợng chất khô), ngoài ra những sản phẩm phân huỷ

hydratcacbon, axit hữu cơ. Thành phần vô cơ bao gồm những hóa chất nấu

một phần nhỏ là NaOH, Na2S tự do, kiềm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!