Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Ép Tới Tính Chất Của Ván Dăm Cách Nhiệt Làm Từ Vỏ Trấu
MIỄN PHÍ
Số trang
64
Kích thước
606.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
995

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Ép Tới Tính Chất Của Ván Dăm Cách Nhiệt Làm Từ Vỏ Trấu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Lê Xuân Phương. Người đã tận tình

hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình làm khoá luận.

Cám ơn sự giúp đỡ của các thầy cô làm việc tại Trung tâm thông tin

khoa học và thư viện, Trung tâm thí nghiêm khoa chế biến lâm sản, Trung

tâm nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao công nghệ công nghiệp rừng đã

tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khoá luận. Cám ơn gia đình

và bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi những lúc tôi gặp khó khăn để tôi

hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng song do

khả năng và máy móc thiết bị còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những

sai sót. Vì vậy tôi kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy

cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.

ĐH Lâm Nghiệp, tháng 6 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Lâm Văn Việt

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

L: Chiều dài

W: Chiều rộng

t : Chiều dày

m : Khối lượng

V: Thể tích mẫu

: Khối lượng thể tích

Pmax: Áp xuất ép lớn nhất

P1: Áp suất giảm áp lần đầu

P2: Áp suất giảm áp lần thứ 2

T : Nhiệt độ

: Thời gian

S1 : Chiều dày ván sau khi ngâm nước

S0 : Chiều dày ván trước khi ngâm nước

S : Tỷ lệ trương nở chiều dày sau 2h ngâm nước

Stb : Tỷ lệ trương nở chiều dày trung bình sau 2h ngâm nước

 u : Cường độ uốn tĩnh

vg : Cường độ kéo vuông góc

MC: Độ ẩm

cP: Đơn vị đo độ nhớt

P: Công suất động cơ

IB:Cường độ kéo vuông góc bề mặt ván

mts: Khối lượng ván trước khi sấy

mss: Khối lượng ván sau khi sấy

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1-TỔNG QUAN............................................................................ 3

1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu.............................................................. 3

1.1.1.Trên thế giới.................................................................................... 3

1.1.2.Tại Việt Nam................................................................................... 4

1.2.Tính cấp thiết của đề tài. ...................................................................... 6

1.3.Mục tiêu của đề tài. ............................................................................... 6

1.4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 7

1.5.Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 8

1.6.Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.............................................................. 8

CHƢƠNG 2- CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................... 9

2.1.Nguyên liệu vỏ trấu. .............................................................................. 9

2.1.1.Những hiểu biết cơ bản về vỏ trấu. .............................................. 9

2.1.2.Những ứng dụng của vỏ trấu. ..................................................... 10

2.1.3.Đặc điểm, thành phần cấu tạo và các đặc tính của vỏ trấu. ... 12

2.2.Công nghệ sản ván dăm...................................................................... 14

2.3.Cơ sở lựa chọn chất kết dính.............................................................. 16

2.3.1.Loại chất kết dính......................................................................... 17

2.3.2.Độ nhớt của chất kết dính. .......................................................... 17

2.3.3.Độ pH của keo............................................................................... 18

2.3.4.Hàm lƣợng khô của chất kết dính. ............................................. 18

2.4.Các yếu tố ảnh hƣởng đến độ bền mối dán. ..................................... 18

2.4.1.Các yếu tố thuộc về vật dán......................................................... 18

2.4.2.Các yếu tố thuộc về chất kết dính............................................... 20

2.4.3.Độ ẩm của thảm dăm. .................................................................. 22

2.4.4.Các yếu tố thuộc về chế độ dán ép.............................................. 22

2.4.5.Ảnh hƣởng của máy móc thiết bị................................................ 24

CHƢƠNG 3- THỰC NGHIỆM................................................................... 26

3.1.Chuẩn bị thực nghiệm. ....................................................................... 26

3.1.1.Chuẩn bị nguyên liệu. .................................................................. 26

3.1.2.Tính toán lƣợng vỏ trấu và lƣợng keo dùng cho một tấm ván

thí nghiệm............................................................................................... 27

3.2.Tiến hành ép ván. ................................................................................ 27

3.2.1.Thông số máy trộn keo LBG 100................................................ 27

3.2.2.Thông số máy ép nhiệt BYD 113 ................................................ 28

3.2.3.Trộn keo và trải thảm.................................................................. 29

3.2.4.Ép nhiệt. ........................................................................................ 30

3.2.5.Xử lý sản phẩm............................................................................. 35

CHƢƠNG 4- PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ........................... 36

4.1.Kiểm tra khối lƣợng thể tích của ván................................................ 36

4.2.Tỉ lệ trƣơng nở chiều dày ván sau 2h ngâm nƣớc lạnh. .................. 38

4.3.Ứng suất uốn tĩnh của ván.................................................................. 39

4.4.Xác định cƣờng độ kéo vuông góc bề mặt ván. ................................ 42

4.5.Kiểm tra độ ẩm của ván. .................................................................... 43

4.6.Kiểm tra khả năng cách nhiệt của ván sản phẩm............................ 44

CHƢƠNG 5- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 48

5.1.Kết luận. ............................................................................................... 48

5.2.Tồn tại................................................................................................... 48

5.3.Kiến nghị.............................................................................................. 49

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành công nghiệp chế biến gỗ nước ta đã và đang đứng trước những

thử thách vô cùng to lớn, nguồn nguyên liệu rừng đang ngày càng khan hiếm,

không đáp ứng được nhu cầu phát triển mạnh mẽ của ngành chế biến gỗ,

nguyên liệu gỗ rừng trồng không đủ đáp ứng kịp thời, chúng chỉ đáp ứng

được vấn đề số lượng, không đáp ứng được vấn đề chất lượng vì gỗ rừng

trồng là những loại cây sinh trưởng nhanh, độ bền tự nhiên thấp. Giải pháp

nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng là đa dạng hoá các loại hình chế biến lâm

sản nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Một trong những

ngành công nghiệp chế biến lâm sản có thể đáp ứng hiệu quả mục tiêu trên là

công nghiệp sản xuất ván nhân tạo [13]

Công nghệ sản xuất ván nhân tạo rất phù hợp với nguồn nguyên liệu gỗ

rừng trồng. Nó không đòi hỏi khắt khe về nguyên liệu (ván dăm, ván sợi), cải

thiện được các tính chất của gỗ dùng làm nguyên liệu (ván dán, ván ghép

thanh) [2], đồng thời có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của nguyên liệu và hiệu

quả sử dụng sản phẩm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tạo ván từ các

loại nguyên liệu khác nhau như: Bồ Đề, Trám Trắng, Keo Lai, Keo tai tượng,

Cao su…

Riêng về nghiên cứu tạo ván nhân tạo từ vỏ trấu chỉ mới được tiến hành

trên một số đề tài trong vài năm gần đây, tiêu biểu là 3 luận văn tốt nghiệp

năm 2000 [8-9-10]. Đây là hướng nghiên cứu còn mới mẻ vì vỏ trấu từ trước

tới nay chưa được nghiên cứu sâu sắc về tính chất vật lý và hoá học, hơn nữa

vỏ trấu thường được coi là phế liệu nông nghiệp có giá trị sử dụng thấp,

chúng chỉ được sử dụng làm nhiên liệu đốt, phân bón, nuôi cấy nấm… Tuy

nhiên các công trình nghiên cứu về vỏ trấu ở trường ĐH Lâm Nghiệp mới chỉ

dừng lại ở nghiên cứu tạo ván dăm tổ hợp [8-9-10]. Chưa có đề tài nào nghiên

2

cứu tạo ván dăm cách nhiệt tạo từ 100% vỏ trấu. Đây là một loại sản phẩm

ván nhân tạo rất mới mẻ và có nhiều ưu điểm.

Để góp phần vào việc nghiên cứu và đánh giá chất lượng sản phẩm ván

dăm cách nhiệt sản xuất từ vỏ trấu tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu

ảnh hưởng của nhiệt độ ép tới tính chất của ván dăm cách nhiệt làm từ vỏ

trấu”.

Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu sẽ có nhiều giá trị thiết thực góp

phần phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo

nói chung và sản xuất ván dăm cách nhiệt nói riêng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!