Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Ép Tới Chất Lượng Ván Sàn Công Nghiệp Được Sản Xuất Từ Gỗ Bồ Đề Và Keo Lá Tràm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn đến trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Chế
biến lâm sản đã tạo điều kiện về mặt pháp lý để tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin cám ơn tập thể thầy cô giáo trong khoa Chế biến lâm sản đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi về mặt chuyên môn. Tôi xin cám ơn đến đội ngũ cán bộ
Trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm và chuyển giao công nghiệp rừng và Trung
tâm thí nghiệm khoa Chế biến lâm sản đã giúp đỡ tôi về mặt cơ sở vật chất để tôi
thực hiện đề tài.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến thầy giáo NGƯT.PGS.TS Phạm
Văn Chương, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình làm khoá luận này, mặc dù bản thân có nhiều cố gắng
nhưng do thời gian có hạn và chuyên môn có nhiều hạn chế nên khoá luận không
tránh được những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và
các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội , Ngày 15 tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Đình Hải
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hiện đại với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì máy
móc đã giải phóng được sức lao động cho con người và tạo ra nhiều của cải vật
chất hơn. Từ việc dư thừa của cải mà con người ta sinh ra chuyện làm đẹp, và
chủ yếu là làm đẹp cho nơi ở của mình. Trước đây người ta chỉ trang trí ngôi nhà
đơn giản, nhưng nay đòi hỏi phải vừa đẹp vừa sang trọng lại không quá đắt tiền
và gần gũi với thiên nhiên. Chính vì vậy các sản phẩm từ gỗ bắt đầu được ưa
chuộng. Nhung hiện nay gỗ rừng nguyên sinh rất hiếm mà số lượng cũng giảm
dần thế nên các sản phẩm nhân tạo từ gỗ đang được nghiên cứu phát triển, trong
đó ván sàn gỗ là một xu hướng phát triển manh mẽ.
Ván sàn gỗ được con người biết đến như một loại vật liệu sang trọng thiết
yếu khi trang trí ngôi nhà bởi những tính năng nổi bật của nó. Sàn gỗ có nhiều
ưu điểm như: khả năng cách âm, cách nhiệt, tạo không khí ấm cúng thân thiện
gần gũi với tự nhiên. Đặc biệt, đối với sàn gỗ con người có thể nằm ngủ trực tiếp
trên sàn mỗi khi cần thiết. Sàn được lát gỗ sẽ tạo cảm giác sạch sẽ, êm ái cho đôi
chân người sử dụng. Trên thị trường hiện nay có hai loại ván sàn gỗ phổ biến là
gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Cả hai loại này đều có thể đáp ứng được mục
đích sử dụng của người tiêu dùng.
Sàn gỗ tự nhiên luôn có ưu điểm về độ bền cơ học, vân thớ gỗ đẹp sang
trọng, thích hợp với những căn nhà theo trường phái cổ điển. Tuy nhiên, giá
thành ván sàn gỗ tự nhiên tương đối cao.
Ván sàn công nghiệp có ưu điểm về mẫu mã và màu sắc đa dạng, giá
thành rẻ, phù hợp với những căn nhà tương đối hiện đại. So với sàn gỗ tự nhiên,
sàn gỗ công nghiệp có nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn đó là: Về giá cả thì rẻ hơn
gỗ tự nhiên, bề mặt ứng dụng đẹp và không thua kém chất gỗ tự nhiên nhưng ván
sàn công nghiệp lại thích ứng với cuộc sống hiện đại. Nó có những đặc tính hơn
hẳn các loại vật liệu sàn khác như vinyl, thảm, gạch Ceramic. Chẳng hạn, chống
được sự mài mòn, cào xước; chống được sự va đập và bám cáu bẩn; không bạc
màu sau nhiều năm sử dụng; dễ dàng vệ sinh và không lưu lại tàn thuốc lá,…
Ngoài ra, do sản xuất công nghiệp nên ván sàn công nghiệp thi công nhanh, gọn;
2
không bị mối mọt, không bị co ngót cong vênh bởi thời tiết, không bị đọng nước
khi thời tiết nồm.
Trong tình hình hiện nay, nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên ngày càng trở
nên khan hiếm, các loại gỗ quý dần cạn kiệt. Vì vậy việc chuyển hướng nghiên
cứu sử dụng các sản phẩm từ gỗ tự nhiên sang các loại hình sản phẩm khác từ gỗ
nhân tạo là hoàn toàn hợp lý.
Cũng đã có những nghiên cứu về cách thức sản xuất ván sàn công nghiệp
nhưng vẫn chưa đưa ra được một phương thức tối ưu nào để sản xuất ván sàn
công nghiệp tốt nhất.
Xuất phát từ các khía cạnh trên. được sự ủng hộ của Hội đồng khoa học
nhà trường và khoa Chế biến lâm sản, tôi xin thực hiên đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của nhiệt độ ép tới chất lượng ván sàn công nghiệp được sản xuất từ gỗ
Bồ đề và Keo lá tràm”.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về ván sàn gỗ công nghiệp
1.1.1. Khái niệm ván sàn công nghiệp [12]
Ván sàn công nghiệp là loại ván sử dụng nguyên liệu nền tảng là gỗ xẻ,
ván bóc, ván lạng, gỗ dán mỏng. Ván được ứng dụng chủ yếu trong xây dựng và
kỹ thuật. Nói rõ hơn ván sàn công nghiệp có cấu tạo 3 lớp lớp giữa được làm từ
gỗ xẻ ghép lại và 2 lớp mặt là 2 lớp vật liệu mỏng. Ván sàn công nghiệp công
nghệ sản xuất chú trọng vào vật liệu dán phủ bề mặt. Một lớp vật liệu mỏng ở
mặt bên trên có tác dụng bảo vệ và trang sức cho lớp lõi, một lớp vật liệu mỏng
khác ở phía dưới có tác dụng chống hút ẩm và chống sự cong vênh, mà tổng
chiều dầy các lớp ván mặt không nhỏ hơn 1/3 chiều dầy của sản phẩm. Thông
thường hiện nay người ta hay sử dụng loại vật liệu mỏng có khả năng chịu nước
làm lớp phủ mặt. (định nghĩa theo tiêu chuẩn JAS SE-7 )
1.1.2. Nhu cầu sử dụng ván sàn
Do đời sống con người không ngừng được nâng cao, vì thế mà nhu cầu
chọn lựa sàn gỗ để trang trí cho các ngôi nhà của mình cũng không ngừng tăng
theo trong suốt thời gian qua.
Theo nguồn thống kê của công ty Pergo - Thuỵ Điển, ở Châu Âu ván sàn
công nghiệp tiêu thụ năm 2000 đã chiếm khoảng 10% trên tổng số toàn bộ vật
liệu lát sàn là 1,9 tỷ m2
/năm. Ở Bắc Mỹ, ván sàn công nghiệp tiêu thụ năm 2000
chiếm 2% trên tổng số vật liệu lát sàn là 1,85 tỷ m2
/năm. Hiện nay con số này
không ngừng được tăng nhanh ở các châu lục.
Theo báo cáo Hiệp hội ván sàn công nghiệp Châu Âu (FEP) việc kinh
doanh sàn gỗ tại các nước FEP đã tăng 4% trong năm 2007, số lượng kinh doanh
ước đạt hơn 120 triệu m3
. Ở Việt Nam sản lượng tiêu thụ ván sàn công nghiệp
hàng năm từ 15 – 25%/năm. Theo nguồn tài liệu số [13].
Trong năm 2008- 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế mà tình hình
tiêu thụ ván sàn cũng giảm theo, vì người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng để chi
4
tiêu cho những thứ cần thiết. Kèm theo đó là việc sản xuất ván sàn cũng chững
lại một thời gian dài.
1.1.3. Tình hình sản xuất ván sàn trên thế giới
Ván sàn gỗ trên thế giới đầu tiên xuất hiện được làm từ gỗ tự nhiên với
nhiều tính năng nổi trội so với các vật liệu gạch cao cấp, tuy nhiên do gỗ tự
nhiên ngày càng trở nên khan hiếm, vì vậy các nhà sản xuất đã chuyển hướng
sang xu thế sản xuất ván sàn từ gỗ nhân tạo (ván sàn công nghiêp). Hiện nay trên
thị trường thế giới đã xuất hiện nhiều ván sàn khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là
ván sàn được sản xuất từ bột gỗ (chiếm 65 – 85%), còn lại là chất phụ da, chất
làm cứng, chống ẩm,… Theo nguồn tài liệu số [13], các loại hình sản phẩm này
đều được áp dụng công nghệ máy móc thiết bị của Châu Âu như (Đức, ý, Pháp,
Thuỵ Sỹ,…), loại HDF (high density fibre board) được sản xuất từ Đức; dạng
three layer flooring được sản xuất ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia,…
Các Công ty nổi tiếng chuyên sản xuất kinh doanh ván sàn như Gago (Hàn
Quốc), Alsafloor (Pháp), Deburg (Đức), Picenza (Italia), Robina (Malaysia),…
với các sản phẩm bán sàn công nghiệp có quy cách kích thước khác nhau, các
loại bề mặt như: Sồi, tếch, xoan đào, gỗ đỏ, tre,… vân gỗ có nhiều loại bề mặt
như: Sần nhẹ, sần nặng, vỏ trứng, thô mịn,… Theo tài liệu số [13].
Tại Nhật Bản, theo tiêu chuẩn nông nghiệp (JAS-SE-7) thì loại hình ván
sàn công nghiệp bao gồm các loại hình kích thước sau:
Bảng 1.1. Kích thước ván sàn gỗ công nghiệp theo tiêu chuẩn
JAS-SE-7
Kích thước Các cấp độ kích thước Đơn vị
Chiều dày 3, 6, 8, 9, 10, 12, 15, 18 mm
Chiều rộng 75, 90, 100, 110, 150, 220, 240, 300, 303 mm
Chiều dài 240, 300, 303, 900, 1800, 1818 mm