Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của cây cà gai leo (solanum hainanese hance) in vitro tại xã hòa ninh, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ THỊ HIẾU TÍN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN TỐ
SINH THÁI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA CÂY
CÀ GAI LEO (SOLANUM HAINANESE HANCE) IN VITRO
TẠI XÃ HÒA NINH, HUYỆN HÒA VANG,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số: 60.42.01.20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
Đà Nẵng – Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Châu Tuấn
Phản biện 1: TS. Vũ Thị Bích Hậu
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Tấn Lê
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Sinh thái học họp tại trường Đại học Sư phạm
vào ngày 04 tháng 06 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN
- Phòng đọc Khoa Sinh Môi trường, ĐHSP
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, việc khai thác nguồn dược liệu tự
nhiên từ thực vật đang trở thành một vấn đề quan trọng mang tính
toàn cầu và chúng ngày càng được thương mại hóa nhiều hơn. Vấn
đề đặt ra hiện nay là nơi sống tự nhiên của các loài cây thuốc đang bị
biến mất nhanh chóng do sự biến động của điều kiện môi trường và
địa lý, cũng như sự khai thác bừa bãi của con người. Như vậy, rất
khó có đủ nguyên liệu để tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh
học dùng trong bào chế dược phẩm [13]. Điều này buộc các nhà
khoa học cần phải tính đến việc nghiên cứu phát triển bền vững
nguồn nguyên liệu cây thuốc. Nghiên cứu các điều kiện sinh thái phù
hợp để phát triển sản xuất cây dược liệu thô sơ đã thành công trên
một số cây như Sa nhân, Lão quan thảo, Đương quy, Ích mẫu, Sâm
Ngọc Linh [22], [50-52].
Cây cà gai leo (Solanum hainanense Hance) còn gọi là cà
quạnh, cà gai dây, cà quýnh, cà vạnh, chẻ nan (Tày), b’rongoon (Ba
Na), thuộc họ Cà (Solanaceae) [27], [33], [52]. Cà gai leo được
người dân sử dụng làm thuốc từ lâu đời, đây là một cây thuốc quý,
phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc. Rễ của chúng được dùng làm
thuốc chữa các bệnh phong thấp, đau nhức xương, ho, rắn cắn…
[27]. Gần đây, nhiều tác dụng dược lý của cà gai leo đã được công bố
như chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan, ức chế sự tạo thành xơ
gan; đồng thời, Cà gai leo là dược liệu duy nhất đã được bào chế và
kiểm chứng có hiệu quả điều trị lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B
mãn tính thể hoạt động [28], [42], [43].
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng người dân “săn lùng” gắt gao
nên loài cây này có nguy cơ cạn kiệt, khó có thể đáp ứng cho nhu cầu
2
nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe ở người [27]. Đà Nẵng là một
thành phố phát triển có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, bên
cạnh phát triển cây nông nghiệp truyền thống thì việc phát triển cây
thuốc là một hướng chuyển đổi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp
của thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, việc nghiên cứu điều kiện trồng cây
cà gai leo nhằm tìm ra các mô hình tsản xuất phù hợp cho loài cây
thuốc này tại Đà Nẵng là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những từ những cơ sở trên đây, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái
đến khả năng sinh trưởng của cây Cà gai leo (Solanum Hainanese
Hance) in vitro tại xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng”.
2. Mục đích đề tài
Xác định được các nhân tố sinh thái phù hợp cho sinh trưởng
của cây Cà gai leo từ giống nuôi cấy mô, từ đó tìm ra mô hình trồng
và phát triển nguồn nguyên liệu dược liệu này tại thành phố Đà
Nẵng.
3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát hiện trạng, các điều kiện sinh thái tại một số khu tại
xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Xác định vùng sinh thái thích hợp để trồng thử nghiệm cây
cà gai leo.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh
trưởng của cây Cà gai leo trồng tại xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng.
- Xây dựng quy trình trồng cây cà gai leo tại xã Hòa ninh,
huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài
3
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học mới,
có tính hệ thống về các nhân tố sinh thái thích hợp cho sự sinh
trưởng của cây Cà gai leo trồng ngoài tự nhiên tại xã Hòa ninh,
huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Kết quả đề tài sẽ là cơ sở khoa học để xây dựng mô hình
trồng cây Cà gai leo ngoài tự nhiên tại Đà Nẵng.
- Kết quả nghiên cứu cũng góp phần vào việc phát triển và bảo tồn
nguồn cây thuốc có giá trị, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có : 59 trang
Phần Mở đầu (gồm 3 trang, từ trang 1 đến trang 3); phần Tổng
quan tài liệu (gồm 23 trang, từ trang 4 đến trang 26); phần Đối
tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu (gồm 9 trang, từ trang 27
đến trang 35); phần Kết quả và thảo luận (gồm 22 trang, từ trang 36
đến trang 57); phần Kết luận và đề nghị (gồm 2 trang 58-59); phần
Tài liệu tham khảo (gồm có 8 trang, sử dụng 67 tài liệu tham khảo,
trong đó 55 tài liệu Tiếng việt và 12 tài liệu Tiếng anh). Luận văn có
10 bảng số liệu, 11 hình ảnh.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CHÚNG
ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT
1.1.1. Nƣớc - Độ ẩm
1.1.2. Ánh sáng
1.1.3. Nhiệt độ
4
1.1.4. Đất và dinh dƣỡng
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA NTST ĐẾN
SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CÀ GAI LEO
1.3.1. Nguồn gốc và phân bố
- Nguồn gốc: Thuộc họ Cà (Solanaceae), bộ Cà (Solanales).
- Phân bố: ở Bắc Giang (Yên Thế), Phú Thọ (Việt Trì), Hà
Nội (Bưởi), Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Gia Lai ( n Khê, Kon Hà Nừng).
Ngoài ra, còn thấy ở một vài nước nhiệt đới châu Á khác như Lào,
Campuchia, Thái Lan,...
1.3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái và thành phần h a học
- Đặc điểm sinh học: Cà gai leo thuộc loại cây thân nhỡ leo,
hóa gỗ ở gốc, có nhiều gai. Lá mọc so le, có hình trứng hay thuôn,
phiến dài 3-4 cm, rộng 12-20 mm, có gai, cuống dài 4-5 mm. Hoa
màu trắng (hoặc tím nhạt). Quả mọng, hình cầu nhẵn, cuống dài, khi
chín có màu vàng sau đỏ, đường kính 5-7 mm. Hạt màu vàng, hình
thận dẹt.
- Đặc điểm sinh thái: Cây Ba kích tím sống lâu năm, thân leo,
dưới 2 năm tuổi là cây chịu bóng, ưa sáng, không chịu được rét.
Phát triển được ở những vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Thành phần hóa học và dƣợc tính
1.3.3. Công dụng của cà gai leo
1.3.4. Các nghiên cứu về cà gai leo
- Nghiên cứu về hóa học
- Nghiên cứu về nhân giống
5
1.4. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA XÃ HÒA NINH, HUYỆN
HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
1.4.1. Vị trí địa lí – địa hình
- Vị trí địa lý: Xã Hòa Ninh là một xã miền núi thuộc huyện
Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 30km về phía Tây với
tổng diện tích 10.519 ha. Phía Bắc giáp xã Hòa Bắc và Hòa Liên,
huyện Hòa Vang. Phía Nam giáp xã Hòa Nhơn, Hòa Phú, huyện Hòa
Vang. Phía Đông giáp xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang. Phía Tây giáp
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
- Địa hình thuộc dạng bán sơn địa, phần lớn là đồi núi có
nhiều hệ thống sông, suối chia cắt.
1.4.2. Địa chất và thổ nhƣỡng
1.4.3. Đặc điểm khí hậu – thủy văn
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa: mùa mưa
kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến
tháng 8.
- Thủy văn
1.4.4. Tài nguyên đất
Theo điều tra về tài nguyên đất năm 2015 thì xã Hòa Ninh có
tổng diện tích tự nhiên 10.519 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 10.020 ha chiếm 95,26% tổng diện tích
tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp: 495 ha chiếm 4,70% tổng diện tích tự
nhiên
- Đất chưa sử dụng: 4 ha chiếm 0,04% tổng diện tích tự
nhiên
6
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI , PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là cây Cà gai leo (Solanum hainanense
Hance).
- Nguyên liệu nghiên cứu:
+ Giống Cà gai leo có nguồn gốc từ nuôi cấy mô đã được ươm
trong vườn ươm có: chiều cao (8 – 10 cm), số lá (6-8 lá), trên nền cơ
chất: cát + phân chuồng hoai + đất (1:1:1) được trồng trong vườn
ươm tại Viện dược liệu Hà Nội..
+ Giống cà gai leo giâm hom được ươm trong vườn ươm: mọc
chồi có chiều cao từ 5-6 cm, bộ rễ phát triển, trên nền cơ chất: đất +
phân chuồng (2:1) được ươm tại vườn ươm nhà anh Nguyễn Bềnh
huyện Đại Lộc, tỉnh Quãng Nam.
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2016.
- Địa điểm nghiên cứu: xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP Đà
Nẵng.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu thực địa
2.3.2. Phƣơng pháp lấy mẫu đất, phân tích các chỉ tiêu của đất
a. Phương pháp lấy mẫu đất
b. Phương pháp xác định thành phần cơ giới đất
c. Phương pháp xác định pH đất
d. Phương háp xác định nitơ tổng số
e. Phương pháp xác định photpho (P2O5)
f. Phương pháp xác định kali dễ tiêu (K2O)
7
g. Phương pháp xác định độ mùn
h. Phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng
2.3.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
a. Phương pháp xác định một số NTST đến sinh trưởng của
CGL tại khu vực nghiên cứu.
+ Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của nhân tố đất đến khả
năng sinh trưởng của cây cà gai leo: Trồng cây cà gai leo trong các
điều kiện khác nhau về loại đất ở vùng gò đồi (đất thịt nhẹ, đất cát
pha, đất cát).
+ Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của nhân tố địa hình đến
khả năng sinh trưởng của cây cà gai leo: Trồng cây cà gai leo trong
các điều kiện khác nhau về loại địa hình ở vùng gò đồi (đỉnh đồi,
sườn đồi, chân đồi)
+ Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của chế độ nước tưới, ánh
sáng, dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng của cây cà gai leo
b. Nghiên cứu ảnh hưởng của giống cây trồng đến sinh
trưởng của cây cà gai leo sau 4 tháng trồng trong điều kiện sinh
thái phù hợp.
2.3.4. Phƣơng pháp đo đếm
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI Ở MỘT
SỐ VÙNG THUỘC XÃ HÒA NINH, HUYỆN HÒA VANG, TP
ĐÀ NẴNG
3.1.1. Đặc điểm địa hình của một số khu vực thuộc xã Hòa Ninh,
huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
8
Kết quả khảo sát tọa độ địa hình của 3 khu vực thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đặc điểm địa hình của 3 khu vực nghiên cứu
Khu vực Tọa độ Đặc điểm địa hình
Khu vực 1
X: 16,058510
Y: 108,062574
Đồi núi thấp, dốc ít, dễ thoát nước
và có hệ thống tưới tiêu.
Khu vực 2
X: 16,054199
Y: 108,065337
Núi, dốc ít, có khu vực khá bằng
phẳng, nhiều đá, sỏi, dễ tiêu nước.
Khu vực 3
X: 16,051789
Y: 108,082705
Đồng bằng, khá bằng phẳng, khó
thoát nước và dễ ngập úng vào
mùa mưa.
Kết quả bảng 3.1 cho thấy: địa hình ở 3 khu vực là khác
nhau (vùng đồng bằng, vùng gò đồi và vùng núi). Trong đó, khu vực
2 có dốc ít, nhiều nơi khá bằng phẳng, dễ thoát nước nhưng lại nhiều
đá và sỏi; khu vực 3 là vùng đồng bằng nhưng lại khó thoát nước và
dễ gây ngập úng vào mùa mưa; khu vực 1 tuy là vùng gò đồi, nhưng
độ dốc ít, dễ thoát nước đồng thời có hệ thống tưới tiêu. Bên cạnh
đó, cà gai leo là cây ưa sáng, có khả năng thích nghi trong môi
trường khô hạn cao nhưng lại không chịu được úng.
Vì vậy, chúng tôi nhận thấy khu vực 1 (vùng gò đồi) của xã
Hòa Ninh là phù hợp để trồng thử nghiệm cây cà gai leo.
3.1.2. Một số tính chất lý, hóa học của đất tại 3 khu vực nghiên
cứu ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
Kết quả phân tích một số tính chất lý hóa học của đất tại 3
khu vực được trình bày qua bảng 3.2.
9
Bảng 3.2. Một số tính chất lý, hóa học của đất tại 3 khu vực nghiên
cứu ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
Chỉ tiêu lý, hóa học
của đất
Vùng đồng bằng
Vùng
núi
Vùng gò
đồi
N % 0,125 0,103 0,136
P2O5 ts (%) 0,039 0,036 0,042
P2O5dt (mg/kg đất) 7,25 7,04 7,38
K2Odt (mg/kg đất) 8,95 8,26 8,52
Hàm lượng mùn (%) 1,14 1,02 1,18
pH 7,2 5,5 6,1
(Nguồn: PTN Phân Tích Môi Trường Khu Vực II, ĐKTTV KV
TTB)
Từ kết quả nghiên cứu về tính chất lý hóa học ở 3 khu vực
nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng ở khu vực 1 (vùng gò đồi) có những
tính chất lý hóa học của đất phù hợp cho sự sinh trưởng của cây cà
gai leo hơn hẳn so với 2 vùng còn lại cả về hàm lượng dinh dưỡng và
độ pH. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy vùng gò đồi của xã Hòa Ninh là
phù hợp để trồng thử nghiệm cây cà gai leo.
3.1.3. Điều kiện khí hậu tại xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang,
TP Đà Nẵng
Theo kết quả thống kê về tình hình thời tiết tại xã Hòa Ninh
trong 5 năm gần đây được thể hiện ở bảng 3.3: