Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Một Số Yếu Tố Ngoại Sinh Đến Khả Năng Phát Sinh Calius Từ Bao Phấn Cây Ớt Capsicum Annuum L
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ớt là loại cây đã được con người trồng trọt để thu hái quả từ lâu đời.
Với không ít người, ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn, giúp
làm tăng cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, ớt còn là vị thuốc rất quí trong y học
cổ truyền. Vì vậy, hiện nay diện tích trồng ớt ngày một tăng cao.
Những năm gần đây ở Việt Nam, các nhà chọn tạo giống ớt đã đạt được
một số kết quả đáng khả quan. Song cơ cấu giống ớt của nước ta chưa phong
phú, các giống dùng cho chế biến, xuất khẩu còn quá ít, không đủ cho nhu cầu
sản xuất với qui mô lớn, hơn nữa khả năng chống chịu sâu bệnh kém nên đã
làm giảm đi số lượng và chất lượng các giống ớt. Việc nhập nội các giống
mới, giống lai từ nước ngoài có năng suất, chất luợng tốt vẫn đang là phương
thức chủ yếu để đáp ứng nhu cầu về cơ cấu giống phù hợp với từng vùng sinh
thái và mục tiêu sử dụng khác nhau, nhưng với phương thức nhập nội có giá
thành tương đối cao và không chủ động về giống, do đó công tác chọn tạo
giống trong nước đang ngày càng trở nên cấp bách.
Trong chọn tạo giống ớt bằng phương pháp truyền thống, để tạo được
dòng thuần cho việc thử khả năng kết hợp chung và kết hợp riêng phải mất từ
4-5 thế hệ (2-3 năm) dẫn đến kéo dài thời gian cho công tác chọn tạo giống,
gây tốn kém kinh phí và sức lao động. Bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn
ớt sẽ khắc phục nhược điểm của phương pháp trên. Cây đơn bội kép tạo ra từ
nuôi cấy hạt phấn có độ đồng hợp tử tuyệt đối, hoàn toàn không phân ly trong
các thế hệ sau và có thể tạo ra được trong một thời gian ngắn (1 thế hệ), tiết
kiệm được rất nhiều công sức, tiền của và đặc biệt rút ngắn thời gian cho công
tác chọn tạo giống ớt. Hiện nay ở Việt Nam, việc ứng dụng kỹ thuật đơn bội
mới chỉ tập trung trên lúa, ngô và đã thu được rất nhiều thành công. Cho tới
nay chưa có quy trình hoàn thiện về nuôi cấy bao phấn ớt. Vì vậy, vấn đề
chọn tạo giống ớt bằng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn đang là một đòi hỏi cấp
thiết.
2
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật nuôi cấy bao
phấn ở nhiều loại cây trồng, các nhà khoa học đã tìm ra có rất nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng tạo callus và tái sinh cây: kiểu gen, giai đoạn phát
triển bao phấn, môi trường nuôi cấy...Hơn nữa, việc nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy bao phấn ở Việt Nam còn hạn chế, tỷ lệ tái
sinh cây xanh chưa cao. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm ra những điều kiện tối
ưu cho quá trình nuôi cấy để việc nuôi cấy bao phấn được áp dụng có hiệu
quả hơn trong chọn tạo giống cây trồng.
Xuất phát từ những vấn đề trên và với mục đích hoàn thiện quy trình
nuôi cấy bao phấn ớt, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số yếu tố ngoại sinh đến khả năng phát sinh callus từ bao
phấn cây ớt (Capsicum annuum L.)"
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích của đề tài
Xây dựng hệ thống tái sinh invitro từ bao phấn cây ớt làm cơ sở phục
vụ cho công tác chọn tạo giống.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưỏng của môi trường cơ bản đến khả năng tạo
callus từ bao phấn cây ớt.
- Xác định được thời gian xử lý lạnh hợp lý để tạo callus từ bao phấn
cây ớt.
- Xác định được chất điều hoà sinh trưởng hợp lý để tạo callus từ bao
phấn cây ớt.
3
PHẦN HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY ỚT (Capsicum annuum L.)
1.1. Nguồn gốc, phân bố địa lý, đặc điểm thực vật học, yêu cầu
ngoại cảnh của cây ớt (Capsicum annuum L.)
1.1.1.Nguồn gốc
Cây ớt có tên khoa học Capsicum annuum L., thuộc họ Cà Solanaceae.
Cây có nguồn gốc địa lý từ Mexico, Trung và Nam Mỹ. Safford đã phát hiện
ớt khô tại một nghĩa địa cũ ở Peru có 2000 năm tuổi. Nguồn gốc thực vật học
của cây ớt là từ một dạng cây ớt cay hoang dại ở Nam Mỹ được thuần hoá và
trồng ở Châu Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500 năm.
(http://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%9At)
1.1.2. Phân bố địa lý
Cây ớt xuất hiện từ rất lâu song mãi đến tận thế kỷ 16 người Châu Âu
mới biết đến cây ớt. Ớt được Christopher Colombor đưa vào Tây Ban Nha
vào năm 1493 khi ông ghé thăm nước này trong cuộc hành trình vòng quanh
thế giới. Việc gieo trồng được phổ biến từ Địa Trung Hải đến nước Anh vào
năm 1958 và đến Trung Âu vào cuối thế kỷ 16. Sau đó những người Bồ Đào
Nha mang ớt từ Brazil đến Ấn Độ vào năm 1885, ở Trung Quốc vào khoảng
cuối năm 1970…Và việc cây ớt được du nhập vào Việt Nam hiện chưa có tài
liệu nào chính xác song theo một vài tác giả thì cho rằng người Pháp đã có
công mang cây ớt sang nước ta.
1.1.3. Đặc điểm thực vật học
+ Thân: Ớt là cây bụi, thân gỗ hai lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi
khi có thể gặp dạng có thân bò nhiều cành, chiều cao trung bình 0.5- 1.5m, có
thể là cây hàng năm hoặc lâu năm nhưng thường được gieo trồng như cây
hàng năm.
4
+ Rễ: Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ, nhưng
theo thời gian trồng trọt, rễ cọc bị đứt và một hệ rễ chùm khá phát triển vì thế
nên người ta lầm tưởng ớt có hệ rễ chùm.
+ Lá: lá đơn mọc xoắn trên thân chính, lá có nhiều dạng khác nhau
nhưng thường gặp nhất là dạng lá mác, trứng ngược, mép lá ít răng cưa.
+ Hoa: Các hoa hoàn thiện và quả thường được sinh đơn độc trên từng
nách lá, chỉ riêng loài C.chinense có tới 2-5 hoa trên một nách lá. Hoa có thể
mọc thẳng đứng hoặc buông thõng. Hoa thường có màu trắng, một số giống
có màu sữa, xanh lam và tím, hoa có 5-7 cánh hoa, có cuống dài khoảng
1.5cm, đài (5-7) ngắn có dạng chuông, dài khoảng 2mm bọc lấy quả. Nhụy
đơn giản có màu trắng hoặc tím. Hoa có 5-7 nhị đực với ống phấn màu xanh
da trời hoặc tím, bao phấn có màu tím với số lượng 4-6 bao phấn/ hoa.
+ Quả: Ớt thuộc loại quả mọng có nhiều hạt, thịt quả nhăn và chia làm
hai ngăn. Tuỳ vào các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng quả, độ
nhọn, màu sắc, độ mềm của thịt quả khác nhau. Quả chưa chín có màu xanh
sau đó chuyển dần sang màu đỏ hoặc vàng khi chín. Hiện nay, nước ta thường
trồng phổ biến một số giống lai F1 của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…có
dạng quả hình chuông, thịt quả hơi mỏng, quả dạng hình tim dài.
+ Hạt: có dạng thận và màu vàng rơm, hạt có đường kính khoảng
35mm, chiều dài khoảng 3-5mm.
1.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây ớt (Capsicum annuum L.)
Cây ớt ưa khí hậu khô và ấm. Cây phát triển tốt ở đất thịt nhẹ, đất pha
cát dễ thoát nước. Hạt ớt nảy mầm ở nhiệt độ từ 25-30oC, dưới 10oC hạt
không mọc. Thời kỳ ra hoa cần nhiệt độ 15- 20oC, nhiều ánh sáng. Cây ớt có
khả năng chịu hạn cao, lúc ra hoa chỉ cần độ ẩm >70%, song không chịu được
ngập úng, pH 5.5-7, tưới tiêu chủ động.