Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống Lúa khang dân 18 trong vụ xuân 2008 tại Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Hữu Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 160 - 164
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
160
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP PHÂN BÓN NPK
ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA
KHANG DÂN 18 TRONG VỤ XUÂN 2008 TẠI THÁI NGUYÊN
Nguyễn Hữu Hồng*
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thí nghiệm đƣợc tiến hành nhằm tìm ra hiệu quả của một số tổ hợp phân bón NPK đến sinh
trƣởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khang Dân 18 trong vụ Xuân tại Thái Nguyên. Trong
số 9 tổ hợp phân bón đƣợc tiến hành thử nghiệm tại khu thực nghiệm của trƣờng đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, kết quả thu đƣợc cho thấy hai tổ hợp 60N:60P2O5: 60 K2O và 90N:90P2O5:
90 K2O có tác dụng tốt dến sinh trƣởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khang Dân 18. Hai
tổ hợp này đã làm tăng năng suất lúa thí nghiệm một cách có ý nghĩa so với công thức đối chứng
(7 tạ/ha và 11 tạ/ ha). Các tổ hợp phân bón có tỷ lệ Kaly cao hơn hẳn 2 thành phần còn lại sẽ làm
giảm tỷ lệ nhánh hữu hiệu (công thức 4,5,8,9), giảm chỉ số diện tích lá (công thức 9). Bón mất cân
đối đạm và Kaly sẽ làm cho lúa bị nhiễm sâu bệnh tăng lên.Điều đó chứng tỏ bón cân đối tỷ lệ
NPK cho lúa có tác dụng làm tăng năng suất lúa lên rõ rệt so với các tổ hợp mất cân đối các thành
phần này.
Từ khoá: tổ hợp NPK, bón phân cân đối, lúa Khang Dân, hiệu quả, sinh trưởng, phát triển, năng suất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa là cây lƣơng thực hàng đầu ở Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và
nhu cầu nhập khẩu lúa gạo trên thế giới ngày
càng tăng thì việc thâm canh nhằm tăng năng
suất và sản lƣợng lúa là một đòi hỏi cần thiết.
Trong các biện pháp thâm canh tăng năng
suất thì phân bón, nhất là phân hoá học là
biện pháp hàng đầu.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du - miền núi
phía Bắc và lúa cũng là cây trồng chính ở đây.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và sự hiểu
biết khoa học còn hạn chế nên mặc dù nông
dân vẫn bón phân cho lúa song do bón ít, tỷ
lệ không cân đối nên kết quả thu đƣợc không
đƣợc nhƣ mong muốn. Để góp phần vào việc
thâm canh tăng năng suất lúa ở Thái Nguyên,
chúng tôi tiến hành triển khai đề tài nghiên
cứu ảnh hƣởng của một số tổ hợp phân bón
NPK đến sinh trƣởng, phát triển và năng suất
của giống lúa Khang Dân 18 (một giống lúa
chủ lực của tỉnh) trong vụ Xuân 2008 tại
Thái Nguyên.
Tel: 0912739448, Email: [email protected]
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Từ xƣa, ngƣời dân Việt Nam đã biết rõ vai trò
của phân bón đối với lúa qua câu tục ngữ
“nhất nƣớc, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Ngày nay, khi mà các giống lúa thấp cây, lá
đứng có tiềm năng năng suất cao đƣợc trồng
phổ biến thì vai trò của phân bón lại càng trở
nên quan trọng. Theo FAO (1994) việc bón
phân đã làm tăng 75% sản lƣợng ngũ cốc ở
Châu Á – Thái Bình Dƣơng trong khoảng thời
gian từ năm 1977-1987. Tổng kết ở Đức cho
thấy phân bón làm tăng 50% năng suất cây
trồng, trong khi ở Nga làm tăng 60-75%, ở Mĩ
làm tăng 41%, ở Pháp làm tăng 50-70% và ở
Nhật Bản làm tăng 50%.
Ở Việt Nam, theo Cục khuyến nông và
khuyến lâm (2000) thì cứ bón 1 tấn phân
NPK nguyên chất cho lúa sẽ làm bội thu 13
tấn thóc. Cũng theo cơ quan này, trung bình 5
năm gần đây phân hoá học đã làm tăng 25-
27% tổng sản lƣợng lƣơng thực ở nƣớc ta.
Còn theo Nguyễn Văn Bộ (1996) khi sử dụng
NPK cân đối sẽ làm tăng năng suất lúa lên
38%. Mặt khác sử dụng NPK cân đối sẽ làm
giảm lƣợng đạm tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn
thóc từ 24 – 26% và hiệu suất sử dụng đạm
tăng từ 55-85%..