Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của loài lan gấm (ludisia discolor (ker-gawl.) a.rich.) nuôi cấy mô tại đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ
SINH THÁI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA
LOÀI CÂY LAN GẤM (LUDISIA DISCOLOR (KER -
GAWL.) A.RICH.) NUÔI CẤY MÔ TẠI ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 84.20.120
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Bích Hậu
Phản biện 1: PGS.TS. Đỗ Thu Hà
Phản biện 2: PGS.TS. Võ Văn Minh
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Sinh thái học họp tại Trường Đại học Sư Pham -
Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 11 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
- Khoa Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lan Gấm, tên khoa học Ludisia discolor (Ker - Gawl.) A.Rich.
thuộc Họ Lan - Orchidaceae, có phân bố rộng ở hầu hầu hết các tỉnh
Việt Nam, là một loài thảo dược có giá trị và tiềm năng rất lớn, đồng
thời cũng được dùng làm cảnh. Lan Gấm đang được xếp vào loại cây
thuốc quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ và lan
Gấm được cấp báo thuộc nhóm IA (nghiêm cấm khai thác vì mục
đích thương mại) của nghị định 32/2006/CP, và nhóm EN A1 a,c,d
(thực vật đang nguy cấp) trong sách đỏ Việt Nam.
Một yếu tố không kém phần quan trọng quyết định đến sự
thành công của quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô là việc đưa
cây nuôi cấy mô ra điều kiện tự nhiên với tỷ lệ sống và sinh trưởng
cao. Bởi vậy cần có những nghiên cứu chuyên sâu về các điều kiện
sinh thái, môi trường sống, giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc để
nâng cao hiệu quả trồng cây.
Bên cạnh đó hiện tại cũng chưa có một nghiên cứu cụ thể về
đánh giá điều kiện sinh thái của khu vực thành phố Đà Nẵng đối với
giống lan Gấm (Ludisia discolor (Ker-Gawl.) A.Rich.) vừa có giá trị
làm cảnh và làm dược liệu. Xuất phát từ các cơ sở trên, em thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả
năng sinh trưởng của loài lan Gấm (Ludisia discolor (Ker-Gawl.)
A.Rich.) nuôi cấy mô tại Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Xác định được một số nhân tố sinh thái thích hợp cho sự sinh
trưởng của loài lan Gấm (Ludisia discolor (Ker - Gawl.) A.Rich), từ
2
đó đề xuất mô hình trồng và phát triển loại cây nàytại thành phố Đà
Nẵng.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định các điều kiện sinh thái tự nhiên tại vùng sinh thái
nghiên cứu.
- Xác định được sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái như
ánh sáng, nước, độ ẩm, dinh dưỡng khoáng đến khả năng sống và
sinh trưởng của cây giống lan Gấm nuôi cấy mô.
- Xây dựng được quy trình trồng cây lan Gấm từ nuôi cấy mô.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các cơ sở dẫn liệu khoa học
mới, có tính hệ thống về các nhân tố sinh thái thích hợp cho sự sinh
trưởng của loài lan Gấm nuôi cấy mô trong điều kiện tự nhiên.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xây dựng một mô
hình sản xuất cây giống, góp phần sản xuất giống lan vừa có giá trị
thẩm mỹ vừa có giá trị sản xuất dược liệu, phục vụ phát triển kinh
tế. Hơn nữa góp phần vào việc phát triển và bảo tồn nguồn gen có
giá trị.
4. Cấu trúc luận văn
- Mởđầu
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết luận và kiến nghị
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về hoa lan vai trò dược liệu của nó
1.1.1. Giới thiệu về hoa lan
Trong thế giới các loài hoa, hoa lan có khoảng 800 chi và
30.000 loài khác nhau. Họ phong lan Orchidaceae là một trong
những họ lớn nhất chiếm 10% số loài. Hoa phong lan phong lan mọc
trên thân các cây khác, một số loài khác là bán địa lanmọc trên mặt
đất hay xác cây đang phân hủy.
1.1.2. Vai trò dược liệu của cây lan
Các hợp chiết xuất từ các bộ phận của hoa lan được sử dụng
trong ngăn ngừa bệnh do vi khuẩn, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng
virus và ức chế khối u.
1.2.Giới thiệu về lan Gấm
1.2.1.Giới thiệu chung
Tên khoa học: Ludisia discolor (Ker - Gawl.) A.Rich thuộc
Chi Ludisia; Họ lan Orchidaceae; Bộ lan Asparagales
a.Đặc điểm sinh học
Lan Gấm hay còn gọi là Thạch tằm là cây thảo ký sinh. Thân
mềm mọng nước, cây cao 15-25cm, hơi có lông. Lá mọc so le, hình
bầu dục hoặc hình trứng, dài 5-10cm, rộng 2,5-3,5 cm, gốc tròn, đầu
hơi nhọn, mặt trên màu xanh lục, đôi khi màu tía….
b.Về sinh thái
Lan Gấm ra hoa từ tháng 2 đến tháng 4, thơm và tàn trong 2
tuần, là cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, tái sinh bằng hạt và chồi.
c. Về phân bố
Cây lan gấm thường sinh sống ở khu vực ẩm ướt dọc theo các
4
thung lũng trong rừng lá rộng thường xanh, trên vùng đất có nhiều
mùn lá rụng, lớp đất đá có phủ rêu.
d.Giá trị dược liệu
Theo Đông y, Lan Gấm có vị nhạt, hơi chát, tính mát; có tác
dụng tư âm nhuận phế, kiện tỳ, an thần, làm mát phổi, mát máu, sinh
tân dịch, tiêu viêm, lọc máu. sắc.
1.2.2.Các nghiên cứu về lan Gấm
a.Các nghiên cứu trong nước
Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng (2016) đã xây
dựng được sơ quy trình trồng và chăm sóc cây lan Gấm trong
vườn ươm từ 0-3 tháng tuổi.
b.Các nghiên cứu quốc tế
Kiet et al. (2004) đưa ra quy trình nhân nhanh lan kim tuyến loài
Anoectochilus formosanus bằng phương pháp tạo đa chồi với nguồn
mẫu ban đầu là chồi đỉnh, hệ số nhận chồi đạt 11,1 chồi/mẫu và 100%
mẫu chồi ra rễ trên môi trường có bổ sung 0,5 g/L than hoạt tính.
1.3. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng của
thực vật
1.3.1.Vai trò của các nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng
của thực vật nói chung và cây hoa lan nóiriêng
a. Giá thể
Giá thể bao gồm hỗn hợp của các vật liệu có thể giữ nước, tạo
độ thoáng cho sự phát triển của cây.
+ Dớn: Dớn là một dạng sợi của thân và rễ cây dương xỉ, có
đặc tính không gây bám rêu và hút ẩm tốt.
+ Davisi: Davisi là loại giá thể được sản xuất từ nguyên liệu
mụn dừa theo quy trình công nghệ sinh học Giữ ẩm tốt, tơi xốp,
thoáng khí, độ ẩm phân bố đồng đều.
5
+ Trấu hun: Trấu hun là mảnh vỏ lúa (sau khi đã lấy gạo) đem
hun cháy nhưng chưa thành tro, thoát nước tốt, thích hợp với nhiều
loại cây trồng.
b. Ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự
sinh trưởng của cây. Hoa lan phát triển tốt nhất trong ánh sáng
khuếch tán.
c. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây.
Cây có thể sinh trưởng trong một khoảng nhiệt khá rộng.
d. Nước và độẩm
Nước là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp và quá trình sinh lí
của cơ thể sinh vật, là thành phần bảo vệ cấu trúc sống của tế bào
thông qua sự hidrat hóa.
e. Dinh dưỡng khoáng
Chất khoáng là thành phần xây dựng nên các chất hữu cơ cơ
bản nhất của chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và cơ quan.
1.3.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái
đến sinhtrưởng của các loài hoalan
a. Các nghiên cứu trên thế giới
Năm 2009, Stefanello và cs đã nghiên cứu chuyển cây
Miltonia flavescen Lindl ra ngoài vườn ươm trồng trên giá thể vụn
xơ dừa có tỉ lệ sống đạt 100% sau 30 ngày chăm sóc.
b. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Trung tâm Công nghệ sinh học, năm 2016 nghiên cứu giá thể
là dớn xay đối với cây lan Gấm Ludisia discolor cho kết quả tốt nhất
về tỷ lệ sống (đạt 82,22%). Giá thể này vừa đảm bảo được độ ẩm cần
thiết cho cây lan Gấm con, vừa đảm bảo độ xốp giúp rễ phát triển.
6
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lan Gấm Đà Nẵng là giống Ludisia discolor (Ker - Gawl.)
A.Rich. Họ lan Orchidaceae, Bộ lan Orchidales
- Sử dụng cây giống lan Gấm nuôi cấy mô tại phòng Công
nghệ tế bào thực vật, Trung tâm Công nghệ sinh học Đà nẵng. Cây
lan Gấm in vitro 3 tháng tuổi được sử dụng làm nguyên liệu để bố trí
các thí nghiệm có chiều dài 4-5 cm; 3-4 lá; đạt 3-4 rễ.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1.Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu của đề tài từ tháng 12/2017 đến tháng 8
/2018.
2.2.2.Địa điểm nghiên cứu
- Tạo cây giống lan Gấm nuôi cấy mô hoàn chỉnh tại phòng
Công nghệ tế bào thực vật, Trung tâm Công nghệ sinh học Đà nẵng.
- Ra ngôi, chăm sóc, theo cây lan Gấm nuôi cấy mô giai đoạn
vườn ươm tại vườn ươm Trung tâm Công nghệ sinh học Đà nẵng.
- Chăm sóc và theo dõi cây lan Gấm ngoài tự nhiên tại Trung
tâm Công nghệ sinh học (CNSH), phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm
Lệ, và Khu bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà, phường Thọ
Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
2.3. Nội dung nghiên cứu
+ Nội dung 1: Khảo sát các nhân tố sinh thái tự nhiên tại vùng
sinh thái nghiên cứu để trồng cây lan Gấm nuôi cấy mô tại Đà Nẵng.
+ Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh
7
thái đến sinh trưởng của cây lan Gấm.
+ Nội dung 3: Xây dựng quy trình trồng cây lan Gấm nuôi cấy
mô trong vườn ươm và điều kiện tự nhiên.
2.4.Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp điều tra và khảosát
2.4.2. Phương pháp nhân giống invitro
2.4.3. Các phương pháp huấn luyện cây in vitro trước khi ra ngôi
Cây con in vitro đủ tiêu chuẩn: cao 4-5 cm; 3-4 lá; đạt 3-4 rễ,
sau giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh được huấn luyện trước khi ra ngôi.
Thí nghiệm được tiến hành với 2 phương thức:
Thời gian huấn luyện: Bình nuôi cấy được tiến hành trên 4
công thức thời gian huấn luyện: TG0: không qua huấn luyện; TG1: 5
ngày; TG2: 7 ngày; TG3: 10 Ngày;TG4: 13 ngày;TG5: 15 ngày
- Giảm độ ẩm cục bộ bình thí nghiệm: Các bình nuôi cấy được
thí nghiệm với 2 phương thức: để nút su và và thay nút su bằng nắp
giấy. Còn các điều kiện huấn luyện đều như nhau trong thời gian 10
ngày tại vườn ươm. NS: Đối chứng, không thay nút su; NG: Thay
nút su bằng nắp giấy
2.4.4. Các phương pháp trồng cây in vitro tại vườn ươm
Các phương pháp được tiến hành trong điều kiện vườn ươm
trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng.
- Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên, mỗi công thức lặp lại 3
lần, mỗi khay trồng 15 cây. Sử dụng khay nhựa polyetylen có kích
thước rộng 30cm, dài 40cm thoáng khí.
a. Phương pháp nghiên cứu giá thể phù hợp cho việc ra ngôi
cây in vitro: Khay ươm bao gồm các nguyên liệu giá thể với các
công thức khác nhau để khảo sát giá thể thích hợp cho việc ra ngôi
Thí nghiệm được tiến hành trên 4 công thức giá thể: GT1: Dớn
8
trắng; GT2: Davisi; GT3: Dớn trắng; Davisi (tỷ lệ 1:1); GT4: Davisi
+ Trấu hun (tỷ lệ 2:1)
b. Phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái
đến sự sinh trưởng của cây lan Gấm in vitro trong điều kiện vườn ươm
Ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng
Thí nghiệm ánh sáng được điều chỉnh bằng cách che thêm các
lớp lưới đen để đạt cường độ theo nhu cầu, thí nghiệm được bố trí cụ
thể như sau:AS0: không che sáng; AS1: che sáng 25% (che sáng một
lớp lưới) l; AS2: che sáng 50% (che sáng hai lớp lưới); AS3: che
sáng 75% (che sáng ba lớp lưới)
Ảnh hưởng của độ ẩm
Tưới phun bằng bình xịt hoặc dùng hệ thống phun sương tự
động. Đối với thí nghiệm ảnh hưởng của độ ẩm đến sinh trưởng của
cây, sử dụng các công thức: ĐA1: chu kỳ tưới 1 lần/ngày, 0,5L/1m2
;
ĐA2: chu kỳ tưới 2 lần/ngày, 0,5L/1m2
; ĐA3: chu kỳ tưới 1
lần/ngày, 1L/1m2
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khoáng
Hòa phân bón lá Grow more 30-10-10 +TE 1g/1lit nước/m2 và
dùng bình phun sương để phun cho cây. Phun đều trên mặt lá. thí
nghiệm được bố trí cụ thể như sau: Công thức 1: PB0: (Đối chứng
phun nước); Công thức 2: PB1: phun phân theo chu kỳ 5 ngày/ lần;
Công thức 3: PB2: phun theo chu kỳ 7 ngày/ lần; Công thức 4: PB3:
phun theo chu kỳ 10 ngày/ lần
2.4.5. Các phương pháp trồng cấy lan Gấm trong điều kiện
sinh thái tự nhiên tại Trung tâm CNSH Đà Nẵng, P. Hòa Thọ Tây,
Q. Cẩm Lệvà Khu BTTN Bán đảo Sơn Trà, P. Thọ Quang, Q. Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng
a. Phương pháp chuẩn bị địa điểm nghiên cứu
9
- Xử lý thực bì: Phát, đốt, dọn sạch thực bì vàrác.
b. Phương pháp trồng cây lan Gấm vào khay
Sử dụng khay nhựa polyetylen có kích thước rộng 30cm, dài
40cm thoáng khí. Phối trộn đều giá thể Davisi và trấu hun với tỷ lệ
2:1 cho vào khaygiá thể cao khoảng 5 – 6cm.
- Các cây con 2 tháng tuổi trồng trong vườn ươm, cao khoảng
7,5– 8,0 cm, có 4- 5 lá, được trồng vào khay, mỗi cây trồng cách
nhau 10cm mỗi hàng cách hàng 10cm và chuyển sang chăm sóc tại
các khu vực khảo sát.
c. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh
thái đến khả năng sinh trưởng của cây lan Gấm được bố trí thí
nghiệm khác nhau và ký hiệu công thức như sau:
- Ảnh hưởng của ánh sáng:
Tại Trung tâm CNSH Đà Nẵng, P.
Hòa Thọ Tây, Q. Cẩm Lệ
Tại Khu BTTNBán đảo Sơn trà,
P. Thọ Quang, Q. Sơn Trà
CLAS0: Không che sáng STAS0: Không che sáng
CLAS1: che sáng 25% (1 lớp lưới) STAS1: che sáng 25%(1 lớp lưới)
CLAS2: che sáng 50% (2 lớp lưới) STAS2: che sáng 50% (2 lớp lưới)
CLAS3: che sáng 75% (3 lớp lưới) STAS3: che sáng 75% (3 lớp lưới)
- Ảnh hưởng của độ ẩm:
Tại Trung tâmCNSH Đà Nẵng, P.
Hòa Thọ Tây, Q. Cẩm Lệ
Tại Khu BTTNBán đảo Sơn trà,
P. Thọ Quang, Q. Sơn Trà
CLDA1: 2 lần /ngày 0,5L/1m2 STDA1:2 lần /ngày 0,5L/1m2
CLDA2:2 lần /ngày 1L/1m2 STDA2: 2 lần /ngày 1L/1 m2
CLDA3: 2 lần /ngày 1,5L/1m2 STDA3:2 lần /ngày 1,5L/1 m2
CLDA4: 2 lần /ngày 2L/1 m2 STDA4:2 lần /ngày 2L/1 m2