Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của hai loài cây lan cẩm báo (hygrochilus parishii) và thạch hộc tía (dendrobium officinale kimura et migo) trong giai đoạn vườn ươm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ
SINH THÁI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA HAI
LOÀI CÂY LAN CẨM BÁO (HYGROCHILUS PARISHII)
VÀ THẠCH HỘC TÍA (DENDROBIUM OFFICINALE
KIMURA ET MIGO) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Chuyên ngành : SINH THÁI HỌC
Mã số : 8420120
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Châu Tuấn
Phản biện 1: TS. Nguyễn Minh Lý
Phản biện 2: TS. Vũ Thị Bích Hậu
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ ngành SINH THÁI HỌC họp tại Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 3 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn thạc sĩ tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoa lan là một nhóm loài thực vật được đánh giá là có giá trị
cao bởi hoa lan có những đặc trưng và nét quyến rũ riêng về cấu trúc
hoa của chúng. Bên cạnh đó, hoa lan được đánh giá cao không chỉ
bởi vẻ đẹp của cấu trúc hoa mà nhiều loài trong số chúng đã được sử
dụng như là một vị thuốc điều trị nhiều bệnh từ thời cổ đại (Handa
1986, Kumar & Manilal 1994).
Lan Cẩm báo là loài cây có hoa đẹp và giá trị làm cây cảnh,
bên cạnh đó Thạch hộc tía lại là một trong những loài có giá trị trong
chi Dendrobium được sử dụng để dùng làm thuốc. Cũng như nhiều
loài lan quý hiếm khác, lan Cẩm báo và Thạch hộc tía đang có xu
hướng giảm đi về số lượng bởi ảnh hưởng bất lợi của điều kiện môi
trường và nạn khai thác bừa bãi.
Tại thành phố Đà Nẵng, trong những năm gần đây, nhu cầu
trồng cây hoa lan ngày càng tăng, tuy nhiên việc sản xuất cây giống
hoa lan trong điều kiện sinh thái của thành phố Đà Nẵng nói riêng và
khu vực miền Trung nói chung còn nhiều khó khăn. Hiện tại cũng
chưa có một nghiên cứu cụ thể về đánh giá điều kiện sinh thái của
khu vực thành phố Đà Nẵng trong việc sản xuất cây giống hai loài
lan Cẩm Báo (Hygrochilus parishii) và Thạch hộc tía (Dendrobium
officinale Kimura et Migo).
Bởi vậy cần có những nghiên cứu chuyên sâu để xác định
các điều kiện sinh thái, kỹ thuật trồng và chăm sóc phù hợp để góp
phần xây dựng mô hình sản xuất cây giống trong điều kiện sinh thái
2
tại khu vực miền Trung và thành phố Đà Nẵng, đáp ứng cho nhu cầu
của thị trường hiện nay.
Xuất phát từ các cơ sở trên, chúng tôi thực hiên đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng
sinh trưởng của hai loài cây lan Cẩm báo (Hygrochilus parishii) và
Thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) trong giai
đoạn vườn ươm.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được một số nhân tố sinh thái thích hợp cho sự sinh
trưởng của hai loài lan Cẩm báo và Thạch hộc tía tại Đà Nẵng trong
điều kiện vườn ươm, từ đó đề xuất mô hình nhân giống hai loài cây
này trên quy mô lớn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Cải thiện môi trường nuôi cấy để nhân nhanh số lượng cây
in vitro của hai loài lan Cẩm báo và Thạch hộc tía.
- Khảo sát tình hình thời tiết trong thời gian thí nghiệm để
xác định được các thời vụ thích hợp tại Đà Nẵng để sản xuất cây
giống lan Cẩm báo và Thạch hộc tía.
- Khảo sát thời vụ trồng cây, ảnh hưởng của các giá thể và
thời gian huấn luyện cây đến khả năng sống sót của cây con.
- Xác định được sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái như
ánh sáng, nước, dinh dưỡng khoáng đến khả năng sống sót và sinh
trưởng của cây giống lan Cẩm báo và Thạch hộc tía trong điều kiện
vườn ươm.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
3
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học mới,
có tính hệ thống về các nhân tố sinh thái thích hợp cho sinh trưởng
của hai loài lan Cẩm báo và Thạch hộc tía trong điều kiện vườn ươm.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xây dựng một mô
hình sản xuất cây giống, làm cơ sở để sản xuất nhanh cây giống lan
Cẩm Báo và Thạch hộc tía trên quy mô lớn tại Đà Nẵng, góp phần
sản xuất những giống lan vừa có giá trị cao phục vụ phát triển kinh tế
và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ HOA LAN
Trong khoảng 300,000 loài thực vật một lá mầm, họ phong
lan Orchidaceae là một trong những họ lớn nhất chiếm 10% số loài.
Việt Nam là một trung tâm đa dạng và đặc hữu lan rất quan
trọng ở vùng Đông Nam Á với khoảng 137 – 140 chi lan rừng. Trong
đó, có 10 chi giàu loài nhất là Dendrobium, Bulbophyllum, Eria,
Liparis, Habenaria, Oberonia, Coelogyne, Cymbidium, Calanthe và
Cleisostoma. Mỗi chi có từ 20 đến 107 loài. Số loài của 10 chi đó
chiếm 49,9% tổng số loài lan đã biết ở Việt Nam.
1.2. GIỚI THIỆU VỀ LAN CẨM BÁO VÀ THẠCH HỘC TÍA
1.2.1. Lan Cẩm báo
Tên khoa học: Hygrochilus parishii; Họ: Phong lan
Orchidaceae; Bộ: Phong lan Orchidales.
a. Đặc điểm hình thái:
b. Phân bố
c. Các nghiên cứu về cây Lan cẩm báo
4
1.2.2. Thạch hộc tía
Tên La tinh: Dendrobium officinale Kimura et Migo; Họ:
Phong lan Orchidaceae; Bộ: Phong lan Orchidales; Chi: Thạch hộc
(Dendrobium).
a. Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh thái
b. Phân bố
c. Công dụng, giá trị
d. Các nghiên cứu về cây Thạch hộc tía
1.3. ẢNH HƢỞNG CỦA NHÂN TỐ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỰ
SINH TRƢỞNG CỦA THỰC VẬT
1.3.1. Vai trò của các nhân tố sinh thái đối với sự sinh
trƣởng của thực vật nói chung và cây phong lan nói riêng
a. Vai trò của ánh sáng
b. Vai trò của nhiệt độ
c. Vai trò của nước và độ ẩm
d. Vai trò của dinh dưỡng khoáng
1.3.2. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng cây và giá thể trồng
đến sự sinh trƣởng của thực vật
a. Ảnh hưởng của thời vụ trồng cây
b. Ảnh hưởng của giá thể trồng cây
1.3.3. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố sinh thái
đến sinh trƣởng của các loài hoa lan.
a. Các nghiên cứu trên thế giới
b. Các nghiên cứu tại Việt Nam
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Hai đối tượng nghiên cứu: Cây lan Cẩm báo (Hygrochilus
5
parishii) và Thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo)
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra và khảo sát
2.3.2. Phƣơng pháp nhân giống in vitro
a. Đối với cây lan Cẩm báo
Chồi in vitro 20 ngày tuổi được nuôi cấy trên môi trường MS
có bổ sung BA (2; 2,5; 3; 3,5mg/l) + 30 g saccarôzơ + 8g agar và BA
phối hợp NAA (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) + 30 g saccarôzơ + 8g agar để
đánh giá khả năng sinh trưởng của chồi.
Chồi có chiều cao trên 0,5 cm được chuyển sang môi trường
MS bổ sung NAA (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) + 30 g saccarôzơ + 8g agar
+ 0,5g/l than hoạt tính để khảo sát sự phát sinh rễ in vitro.
b. Đối với cây Thạch hộc tía
Chồi được hình thành sau 20 ngày nuôi cấy được dùng để
khảo sát với môi trường MS có bổ sung BA (0,5; 1,0; 2,0 mg/l);
NAA (0,5mg/l); 10% CW + 30 g saccarôzơ + 8g agar để theo dõi sự
sinh trưởng của chồi.
Cây có chiều cao trên 1 cm được chuyển sang môi trường
MS bổ sung NAA (0,5; 1,0; 1,5; 2,0) + 30 g saccarôzơ + 8g agar +
0,5g/l than hoạt tính để khảo sát sự sinh trưởng của rễ.
2.3.3. Phƣơng pháp ƣơm trồng cây in vitro tại vƣờn ƣơm
a. Phương pháp xác định thời vụ trồng cây
Thí nghiệm gồm 2 công thức, tương ứng với 2 thời vụ trồng
cây giống trong năm (thí nghiệm 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên
2 loài cây vào vụ thu (thời gian từ tháng 7 – tháng 9) và vụ đông
(thời gian từ tháng 10 – tháng 12). Đánh giá thí nghiệm sau 04 tuần
và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần.
6
b. Phương pháp huấn luyện cây in vitro
Đưa cây ra khỏi phòng nuôi cấy và để cây trong bình ở điều
kiện tự nhiên với thời gian huấn luyện cây khác nhau từ 3;7;10 và 13
ngày. Theo dõi tỷ lệ sống và đặc điểm của cây sau 10 ngày trồng
ngoài vườn ươm.
c. Phương pháp tạo bầu ươm và trồng cây vào chậu ươm
d. Phương pháp nghiên cứu giá thể phù hợp cho cây
Đối với Lan Cẩm Báo, sử dụng tổ hợp công thức giá thể
khác nhau: 100% dớn, 100% xơ dừa, 50% dớn + 50% xơ dừa, 50%
dớn + 50% than gỗ, 50% xơ dừa + 50% than gỗ.
Đối với Thạch hộc tía, sử dụng tổ hợp công thức giá thể
khác nhau: 100% dớn, 100% xơ dừa, 50% dớn + 50% xơ dừa, 50%
xơ dừa + 50% than gỗ, 50% xơ dừa + 50% vỏ thông.
Các thí nghiệm được thực hiện trong vườn ươm có mái che,
điều kiện chăm sóc như nhau. Theo dõi tỷ lệ sống sót sau 10 ngày.
e. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố sinh
thái đến đối tượng cây con trong giai đoạn vườn ươm
Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng
Bố trí thí nghiệm với các điều kiện ánh sáng khác nhau:
Không che sáng, che sáng 25%, che sáng 50%, che sáng 75%
Đánh giá ảnh hưởng của nước và độ ẩm
Tưới phun bằng bình xịt với tổ hợp công thức: tưới 1
lần/ngày, 0,5 lít/1m2
, tưới 1 lần/ngày, 1 lít/1m2
, tưới 2 lần/ngày, 0,5
lít/1m2
, tưới 2 lần/ngày, 1 lít/1m2
. Theo dõi khả năng sinh trưởng của
cây sau 4 tuần và 8 tuần trồng ngoài vườn ươm.
Đánh giá ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khoáng
Hòa phân bón Đầu trâu bón với tỷ lệ 0,5g/1lit nước/m2
và
dùng bình phun sương để phun cho cây. Các công thức phân bón
7
được áp dụng: Không phun phân bón (ĐC), phun theo chu kỳ 3 ngày/
lần, phun theo chu kỳ 7 ngày/ lần, phun theo chu kỳ 10 ngày/ lần.
Theo dõi khả năng sinh trưởng của cây sau 4 tuần và 8 tuần.
2.3.4. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu sinh trƣởng
- Tỷ lệ sống sót của cây in vitro được tính theo công thức:
Số cây sống
Tỷ lệ sống của cây con = x 100
Tổng số cây trồng ban đầu
- Xác định số lượng chồi: đếm số lá được hình thành, trường hợp lá
rụng thì dựa vào các vết lá trên cây.
- Xác định chiều dài thân: Dùng thước đo khoảng cách chia đến độ
mm để đo chiều dài cây con. Chiều dài thân được đo từ gốc thân đến
đỉnh sinh trưởng.
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ẢNH HƢỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƢỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG KÉO DÀI CHỒI VÀ TẠO RỄ CỦA CÂY
LAN CẨM BÁO VÀ CÂY THẠCH HỘC TÍA TRONG GIAI
ĐOẠN IN VITRO
3.1.1. Ảnh hƣởng của các chất ĐHST đến quá trình hình
thành cây lan Cẩm báo in vitro
a. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng kéo dài chồi
in vitro
Chồi 20 ngày tuổi được dùng để khảo sát ảnh hưởng của các
chất ĐHST đến sự kéo dài chồi. Kết quả thu được ở bảng 3.1.
8
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của BA đến khả năng sinh trưởng của chồi lan
Cẩm báo sau 8 tuần nuôi cấy
BA
(mg/l)
Số
lá/chồi
Khả năng sinh trƣởng của chồi
Chiều
cao chồi
(cm)
Hình thái chồi
2,0 2,7a
0,59a Nhỏ, xanh đậm, sinh trưởng chậm
2,5 5,1c
0,91b Khỏe, xanh đậm, phát sinh chồi mới
3,0 5,3c
1,1b Rất khỏe, lá dài, màu xanh đậm
3,5 3,9b
0,68a
Sinh trưởng chậm, lá xanh đậm
Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự sai khác
có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Kết quả cho thấy môi trường MS có bổ sung 2,5 mg/l BA và
3,0 mg/l BA cho hiệu quả ra chồi đạt cao nhất với số lá/chồi đạt 5,1
trong môi trường có bổ sung 2,5 mg/l BA và 5,3 lá/chồi trong môi
trường có bổ sung 3,0 mg/l BA.
Khi khảo sát phối hợp hai chất ĐHST là BA và NAA ở các
nồng độ khác nhau lên sự sinh trưởng của chồi cây lan Cẩm báo, kết
quả thu được ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng sinh trưởng của
chồi lan Cẩm báo sau 8 tuần nuôi cấy
Chất ĐHST Số
lá/chồi
Khả năng sinh trƣởng của chồi
BA
(mg/l)
NAA
(mg/l)
Chiều
cao
Hình thái chồi, lá
2,5 0,5 4,9b
0,9b
To khỏe, lá dài, sinh trưởng tốt
2,5 1,0 4,0a
0,86b Khỏe, cây chậm phát sinh chồi
mới
2,5 1,5 4,0a
0,69a
To nhưng sinh trưởng chậm
2,5 2,0 3,4a
0,62a
To khỏe, lá nhỏ
9
Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự sai khác có ý
nghĩa thống kê với p<0,05
Tổng hợp kết quả từ bảng 3.1 và 3.2, có thể nhận thấy sự
phối hợp BA và NAA không mang lại hiệu quả kéo dài chồi hơn so
với sử dụng BA riêng rẽ với nồng độ 2,5-3,0mg/l, để đem lại hiệu
quả cao, đối với thí nghiệm này, nồng độ 2,5-3,0 mg/l là thích hợp
đối với sự sinh trưởng của chồi lan Cẩm báo.
b. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng tạo rễ in vitro
Chồi in vitro sau khi được hình thành và đạt tiêu chuẩn được
chuyển sang môi trường để tạo rễ. Khảo sát tác động của NAA đến
sự tạo rễ của cây lan Cẩm báo, kết quả thu được tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ in vitro lan Cẩm
báo sau 8 tuần nuôi cấy
NAA
(mg/l)
Khả năng hình thành rễ
Tỉ lệ chồi ra
rễ (%) Số rễ (rễ/chồi) Chiều dài rễ
(cm)
0,5 84,4% 0,7a
0,55a
1,0 92,2% 1,0ab 0,72a
1,5 100% 2,6d
2,3c
2,0 100% 1,9c
1,9b
2,5 90% 1,4b
1,57b
Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự sai khác có ý
nghĩa thống kê với p<0,05
Dựa vào kết quả từ bảng 3.3, có thể thấy rằng môi trường
thích hợp nhất cho sự ra rễ và tạo thành cây hoàn chỉnh ở loài lan
Cẩm báo là môi trường MS+1,5mg/l NAA+30g saccarôzơ+8g gar+
0,5g/l than hoạt tính.
3.1.2. Ảnh hƣởng của các chất ĐHST đến quá trình hình
thành cây Thạch hộc tía in vitro
10
a. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng kéo dài chồi
in vitro
hảo sát khả năng sinh trưởng của thân cây Thạch hộc tía
trong thời gian 8 tuần, kết quả thu được ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của BA và NAA đến khả năng sinh trưởng của
thân cây Thạch hộc tía sau 8 tuần
Chất ĐHST Số
lá/chồi
Khả năng sinh trƣởng của thân
BA
(mg/l)
NAA
(mg/l)
CW
(%)
Chiều
cao thân Hình thái chồi
0,5 - - 4,9b
3,25b Thân to khỏe có màu
xanh đậm, lá dài
1 - - 2,4a
3,22b Thân to khỏe, hình
thành nhiều chồi
2 - - 2,9a
1,8a Thân màu vàng, sinh
trưởng kém
0,5 0,5 - 4,6b
3,59c Thân to khỏe, lá dài,
phát triển tốt
0,5 0,5 10 5,7b
3,8d Thân phát triển
nhanh, chắc khỏe
Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự sai khác
có ý nghĩa thống kê với p<0,05
Từ kết quả của bảng 3.4, khi cho BA tác động riêng lẻ hay
phối hợp với NAA đều cho kết quả kéo dài đoạn thân ở cây thạch
hộc tía là khác nhau. Trên môi trường MS bổ sung 0,5mg/l BA + 0,5
mg/l NAA +10% CW có hiệu quả kéo dài chồi đạt cao nhất. Môi
trường MS bổ sung 2mg/l BA cho hiệu quả kéo dài chồi thấp nhất,
chỉ đạt 1,8 cm sau 8 tuần nuôi cấy và số lá/chồi là 2,9.
b. Ảnh hưởng của chất ĐHST đến khả năng tạo rễ in vitro
Khảo sát khả năng tạo rễ của cây Thạch hộc tía, kết quả được
thể hiện ở bảng 3.5.
11
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ in vitro cây
Thạch hộc tía sau 6 tuần nuôi cấy
NAA
(mg/l)
Khả năng hình thành rễ
Tỉ lệ chồi
ra rễ Số rễ (rễ/chồi) Chiều dài rễ (cm)
RTH1: 0,5 100% 3,2 3,24c
RTH2: 1,0 100% 2,3b
2,37b
RTH3: 1,5 95,5% 2,3b
2,15b
RTH4: 2,0 91,1% 1,6a
1,33a
Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự sai khác có ý
nghĩa thống kê với p<0,05
Từ kết quả của bảng 3. Có thể thấy NAA có tác dụng tích
cực đến việc ra rễ của cây Thạch hộc tía. Ở môi trường MS có bổ
sung 0,5 mg/l NAA cho hiệu quả ra rễ cao nhất với tỷ lệ 100% chồi
ra rễ với số rễ/chồi trung bình đạt 3,2 và chiều dài rễ lên đến 3,24cm.
Môi trường MS có bổ sung 2,0mg/l NAA cho hiệu quả ra rễ cao
nhưng số lượng rễ ít chỉ đạt 1,6 rễ/chồi và chiều dài rễ ngắn.
Đối với cây lan Cẩm báo, môi trường MS có bổ sung 30
saccarôzơ +8g agar + 2,5 mg/l BA hoặc 3,0 mg/l BA cho hiệu quả ra
chồi đạt cao nhất. Môi trường thích hợp để tạo rễ và hình thành cây
hoàn chỉnh là MS +1,5mg/l NAA +30g saccarôzơ + 8g agar + 0,5g/l
than hoạt tính. Đối với cây Thạch hộc tía, môi trường MS bổ sung
0,5mg/l BA + 0,5 mg/l NAA + 10% CW + 30 saccarôzơ + 8g agar có
hiệu quả kéo dài chồi đạt cao nhất. Ở môi trường MS có bổ sung 0,5
mg/l NAA + 30 saccarôzơ + 8g agar + 0,5g/l than hoạt tính cho hiệu
quả ra rễ cao nhất.
3.2. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỜI TIẾT TẠI THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG VÀ KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ RA
12
CÂY ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA CÂY LAN CẨM
BÁO VÀ THẠCH HỘC TÍA
3.2.1.Điều kiện thời tiết trong thời gian từ tháng 9 - 12 tại
thành phố Đà Nẵng
Hình 3.8. Biểu đồ nhiệt độ tháng Hình 3.9. Biểu đồ nhiệt độ tháng
7/2017 8/ 2017
Hình 3.10. Biểu đồ nhiệt độ Hình 3.11. Biểu đồ nhiệt độ tháng
tháng 9/2017 10/2017
Hình 3.12. Biểu đồ nhiệt độ Hình 3.13. Biểu đồ nhiệt độ
tháng 11/2017 tháng 12/2017
13
Hình 3.14. Tổng lượng mưa của tháng và lượng mưa trung bình
tháng từ (a) Tháng 7-9/2017; (b)Tháng 10-12/2017
Có thể nhận thấy trong năm 2017, nền nhiệt độ của tháng 7
cao nhất với trung bình nhiệt cao mỗi ngày dao động gần 35oC.
Tháng 8 và tháng 9 có nền nhiệt thấp hơn, dao động quanh khoảng
30oC với biên độ nhiệt ngày đêm lớn. Nhiệt độ trong ngày cao nhất
có thể đạt gần 40oC vào đầu tháng 8. Trong ba tháng 7, 8, 9 năm
2017, tổng lượng mưa cao nhất rơi vào tháng 7 đạt 389mm và thấp
nhất vào tháng 8 (179m). Đối với các tháng từ tháng 10 đến tháng 12
(vụ đông), nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các tháng trước đó,
nhiệt độ trung bình cao của tháng 10 vào khoảng 30oC trong khi đó
tháng 11 và 12 là dưới 30oC. Dựa vào biểu đồ lượng mưa có thể thấy
rằng, ba tháng cuối năm có lượng mưa cao hơn hẳn so với ba tháng
trước đó. Cụ thể là, lượng mưa tháng 11 lên đến 1115mm, cao gần
gấp đôi tổng lượng mưa của ba tháng 7, 8 và 9. Tuy đa số loài lan
đều ưa ẩm nhưng nếu lượng mưa quá lớn sẽ gây bất lợi cho cây, hệ
thống rễ cây sẽ dễ bị úng và thối dẫn đến hiện tượng thối gốc tương
tự như việc tưới quá nhiều nước cho cây lan trong thời kỳ còn non.
3.2.2.Ảnh hƣởng của thời vụ ra cây ngoài vƣờn ƣơm đến
khả năng sống sót của cây lan Cẩm báo và Thạch hộc tía in vitro
a. Ảnh hưởng của thời vụ trồng cây đến khả năng sống sót
và sinh trưởng của lan Cẩm báo trong giai đoạn vườn ươm