Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống oxy hóa của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản
PREMIUM
Số trang
167
Kích thước
5.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1941

Nghiên cứu ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống oxy hóa của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TÔ THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MELATONIN

NGOẠI SINH ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA SINH

VÀ ENZYME CHỐNG OXY HÓA CỦA QUẢ BƠ

TRONG QUÁ TRÌNH CHÍN VÀ BẢO QUẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Bình Định, năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TÔ THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MELATONIN

NGOẠI SINH ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA SINH

VÀ ENZYME CHỐNG OXY HÓA CỦA QUẢ BƠ

TRONG QUÁ TRÌNH CHÍN VÀ BẢO QUẢN

Chuyên ngành : SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Mã số : 8420114

Người hướng dẫn: TS. TRƯƠNG THỊ HUỆ

Bình Định, năm 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện dưới

sự hướng dẫn khoa học của TS. Trương Thị Huệ. Các số liệu, kết quả nêu

trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì công trình

nào khác.

Bình Định, tháng 8 năm 2022

Học viên

Tô Thị Bích Ngọc

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Quy Nhơn,

phòng Đào Tạo Sau Đại học cùng các thầy cô bộ môn Sinh học Khoa Khoa

học Tự nhiên đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và

nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ và nhân viên khu thí nghiệm thực

hành Trường Đại học Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, phòng thí nghiệm Công

nghệ thực phẩm, Khoa Khoa học Tự nhiên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

và thực hiện đề tài này.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trương Thị Huệ,

người đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn trong quá trình

nghiên cứu, tìm tài liệu và viết luận văn.

Luận văn được thực hiện với sự tài trợ kinh phí của đề tài cấp Bộ B2021-

DQN-06 và bản thân tôi được hỗ trợ kinh phí làm thực nghiệm.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè

đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Bình Định, tháng 8 năm 2022

Người thực hiện

Tô Thị Bích Ngọc

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................... 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................... 3

4. Cấu trúc luận văn.......................................................................................... 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI TIỆU ............................................................... 4

1.1. Giới thiệu chung về cây bơ ........................................................................ 4

Nguồn gốc, đặc điểm của cây bơ ............................................. 4

Giá trị của quả bơ..................................................................... 5

1.2. Tình hình sản suất và tiêu thụ quả bơ trên Thế giới và Việt Nam............. 8

Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả bơ trên thế giới ................. 8

Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả bơ ở Việt Nam.................. 9

1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bảo quản và chín của quả bơ sau

thu hoạch ......................................................................................................... 10

Độ chín thu hoạch .................................................................. 10

Nhiệt độ.................................................................................. 10

Độ ẩm tương đối của không khí............................................. 10

Tổn thương do tác động cơ học và vi sinh vật gây bệnh ....... 11

1.4. Những biến đổi của quả bơ trong quá trình bảo quản sau thu hoạch ...... 11

Những biến đổi vật lý............................................................. 11

Những biến đổi sinh lý và hóa sinh........................................ 12

1.5. Thu hoạch và bảo quản quả bơ ................................................................ 14

Thu hoạch quả bơ................................................................... 14

Các phương pháp bảo quản quả bơ hiện nay ......................... 14

1.6. Gốc tự do và vai trò của một số enzyme chống oxy hóa ......................... 15

Gốc tự do và các dạng oxy hoạt hóa ...................................... 15

Các enzyme chống oxy hóa ................................................... 16

1.7. Hoạt chất melatonin và ứng dụng của metalonin trong bảo quản quả sau

thu hoạch ......................................................................................................... 17

Sơ lược về hoạt chất melatonin ở thực vật............................. 17

Vai trò của melatonin ngoại sinh trong cơ chế điều hòa quá

trình chín của quả sau thu hoạch .............................................................. 19

Tình hình nghiên cứu và ứng dụng melatonin ngoại sinh trong

bảo quản quả sau thu hoạch...................................................................... 20

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

……………………………………………………………………………….22

2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu............................................................. 22

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 22

2.3. Hóa chất và thiết bị .................................................................................. 23

2.3.1. Hóa chất và nguyên liệu khác ................................................ 23

2.3.2. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm............................................... 23

2.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 23

2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24

2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................... 24

2.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định................ 24

2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 27

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN............................... 28

3.1. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến cường độ hô hấp của quả bơ

trong quá trình chín ......................................................................................... 28

3.2. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến cường độ sản sinh ethylene của

quả bơ trong quá trình chín ............................................................................. 31

3.3. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến tốc độ sản sinh O2

*-

của quả bơ

trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch.............................................. 35

3.4. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng H2O2 của quả bơ

trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch.............................................. 37

3.5. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến sự peroxi hóa lipid màng của

quả bơ trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch.................................. 41

3.6. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ enzyme chống oxy hóa

của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch........................... 44

3.6.1. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ enzyme

superoxide dismutase của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản sau thu

hoạch. ....................................................................................................... 44

3.6.2. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ enzyme

peroxidase của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch.. 46

3.6.3. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ enzyme

catalase của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch ...... 48

3.7. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến màu sắc vỏ quả và thịt quả bơ

trong quá trình bảo quản và chín..................................................................... 50

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 56

1. KẾT LUẬN................................................................................................. 56

2. ĐỀ NGHỊ..................................................................................................... 57

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 58

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ACC 1-aminocyclopropanecarboxylic acid

ACO 1-aminocyclopropane-1- carboxylicacid oxidase

ACS 1-aminocyclopropane-1-carboxylic acid synthase

ANOVA Analysis of variance (Phân tích phương sai)

APX Ascorbate peroxidases

CAT Catalase

CTĐC Công thức đối chứng

CTTN Công thức thí nghiệm

CV Coefficient of variation (hệ số biến động)

FAO Food and Agriculture Organization of the United

Nations (Tổ chức Lương thực và Nông Nghiệp

Liên Hiệp Quốc)

GR Glutathione reductase

H2O2 Hydrogen peroxide

LSD Least Significant Diference

MDA Malondialdehyde

ML Melatonin

NTB Nitro blue tetrazolium

O2

*- Superoxide anion

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

OH* Hydroxyl

POD Peroxidase

PPO Polyphenol oxidase

PVP Polyvinylpyrrolidone

QE Quercetin equvalent

ROS Reactive oxygen species

SAS Statistical Analysis Software

SOD Superoxide dismutase

TBA Acid thiobarbituric

TCA Acid tricloacetic

TCN Tiêu chuẩn ngành

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

1-MCP 1-methylcyclopropene

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của quả bơ (trong 100 g phần ăn được) .... 6

Bảng 1.2. Thị phần các quốc gia sản xuất bơ chính trên thế giới .................... 8

Bảng 3.1. Cường độ hô hấp của quả bơ sau thu hoạch dưới tác động của

melatonin ngoại sinh (ml CO2/kg/h)............................................................... 29

Bảng 3.2. Cường độ sản sinh ethylene của quả bơ sau thu hoạch dưới tác động

của melatonin ngoại sinh (µl C2H4 /kg/h)....................................................... 32

Bảng 3.3. Tốc độ sản sinh O2

*-

của quả bơ trong thời gian bảo quản và chín

dưới tác động của melatonin ngoại sinh (µmol/g FW/phút)........................... 35

Bảng 3.4. Hàm lượng H2O2 của quả bơ trong thời gian bảo quản và chín dưới

tác động của melatonin ngoại sinh (µmol/g FW) ........................................... 38

Bảng 3.5. Hàm lượng MDA của quả bơ (µmol/g FW) trong quá trình chín

dưới tác động của melatonin ngoại sinh ......................................................... 41

Bảng 3.6. Hoạt độ enzyme superoxide dismutase của quả bơ trong thời gian

bảo quản và chín (U/g FW)............................................................................. 44

Bảng 3.7. Hoạt độ enzyme peroxidase của quả bơ trong thời gian bảo quản và

chín dưới tác động của melatonin ngoại sinh (U/g FW)................................. 46

Bảng 3.8. Hoạt độ enzyme catalase của quả bơ trong thời gian bảo quản và

chín dưới tác động của melatonin ngoại sinh (U/g FW)................................. 48

Bảng 3.9. Màu sắc vỏ quả bơ trong quá trình chín dưới tác động của

melatonin ngoại sinh ....................................................................................... 51

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Các nước sản xuất bơ hàng đầu trên thế giới.................................... 7

Hình 1.2. Con đường tổng hợp melatonin ...................................................... 18

Hình 2.1. Quả bơ 034 sau thu hái.................................................................... 22

Hình 3.1. Màu sắc vỏ quả (A) và thịt quả bơ (B) ở ngày bảo quản thứ 12..... 55

Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến cường độ hô hấp trong

quá trình chín của quả bơ sau thu hoạch...........................................................31

Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến cường độ sản sinh

ethylene của quả bơ trong quá trình chín........................................................ 34

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến tốc độ sản sinh O2

*-

của

quả bơ trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch.................................. 37

Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng H2O2 của

quả bơ trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch.................................. 39

Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hàm lượng MDA của

quả bơ trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch.................................. 42

Biểu đồ 3.6 Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ enzyme SOD

của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch........................... 45

Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ enzyme POD

của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch........................... 47

Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến hoạt độ enzyme CAT

của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch........................... 49

Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của melatonin ngoại sinh đến màu sắc vỏ quả và thịt

quả bơ trong quá trình chín và bảo quản sau thu hoạch.................................. 53

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng các loại quả tươi ngày

càng được quan tâm. Trong đó, quả bơ có sức tiêu thụ tương đối lớn và đem

lại hiệu quả kinh tế cao.

Bơ (Persea americana Mill.) là một trong những loại quả nhiệt đới quan

trọng nhất, là nguồn cung cấp nhiều năng lượng, giàu lipid, protein, vitamin,

chất xơ, chất chống oxy hóa và khoáng chất [66]. Bơ giàu dinh dưỡng, chứa

14 loại vitamin và khoáng chất cần thiết, có các chất béo không no và không

cholesterol, chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học bao gồm vitamin E,

ascorbic acid, carotenoids và các hợp chất phenol hòa tan có lợi cho sức khỏe

[53]. Các thành phần này có tác dụng hạn chế sự hình thành các gốc tự do là

nguyên nhân của sự lão hóa tế bào và bệnh tật [66]. Quả bơ là thực phẩm tốt

cho tim mạch, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong chất

béo như vitamin A, D, E và K.

Bơ là loại quả hô hấp bột phát, có tốc độ hô hấp cao, sản sinh nhiều

carbon dioxide và ethylene nên quá trình chín của quả đến nhanh, chín đồng

loạt trong thời gian ngắn, dễ thối hỏng, thời gian bảo quản sau thu hoạch ngắn

từ 5-7 ngày ở nhiệt độ phòng, đó là yếu tố hạn chế trong việc vận chuyển

đường dài [3]. Vì vậy, quả bơ chủ yếu được tiêu thụ trong nước, tỷ lệ xuất

khẩu và chế biến thấp, hiệu quả kinh tế từ quả bơ chưa cao, mặc dù sản lượng

quả bơ ở nước ta đạt 40.000 tấn/năm. Trong đó, tác nhân gốc tự do O2

*-

,

H2O2,… được coi là nguyên nhân gây ra tổn thương oxy hóa đối với lớp lipid

màng, dẫn đến mất nước, vỏ và thịt quả nhanh mềm và thối rữa, giảm chất

lượng nghiêm trọng [24].

Melatonin (N-acetyl-5-methoxytryptamine), một dẫn xuất của acid amin

tryptophan được phát hiện ở thực vật vào năm 1995. Ở thực vật, melatonin

2

được xác định như là một chất nhặt gốc tự do và hoạt hóa hệ thống chống oxy

hóa và là phân tử tín hiệu giống hormon thực vật tham gia vào các quá trình

sinh lý như nảy mầm, ra hoa, già và chín của quả, đáp ứng với stress phi sinh

học. Melatonin nội sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình chín và già

hóa sau thu hoạch của quả. Ứng dụng của melatonin ngoại sinh để loại bỏ các

gốc tự do trong quả sau thu hoạch bằng cách tăng cường hệ thống chống oxy

hóa và các enzyme liên quan đến sửa chữa protein bị oxy hóa [47].

Nhiều nghiên cứu cho thấy xử lý melatonin ngoại sinh là một phương

pháp hiệu quả để kéo dài thời gian bảo quản và cải thiện chất lượng quả sau

thu hoạch. Xử lý melatonin ngoại sinh sau thu hoạch làm thúc đẩy quá trình

chín và cải thiện chất lượng quả cà chua [51], trì hoãn sự già hóa sau thu

hoạch và tăng khả năng chịu lạnh của quả đào thông qua việc kích hoạt hệ

thống chống oxy hóa [15], [24], làm chậm quá trình chín và mềm quả xoài

bằng cách ức chế sinh tổng hợp ethylene và ABA sau thu hoạch [37], làm

giảm sự thối rữa sau thu hoạch và duy trì chất lượng dinh dưỡng của quả dâu

tây [5]. Trong nghiên cứu của Arnao và Hernández-Ruiz (2015) [10] cũng đã

báo cáo rằng melatonin là chất chống oxy hóa mạnh, làm giảm các gốc tự do

và quá trình peroxy hóa lipid màng và tham gia vào việc điều chỉnh các hoạt

động của enzyme chống oxy hóa. Tuy nhiên, không có báo cáo nào về ứng

dụng của melatonin ngoại sinh trên đối tượng quả bơ sau thu hoạch. Xuất phát

từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng

của melatonin ngoại sinh đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống

oxy hóa của quả bơ trong quá trình chín và bảo quản”. Kết quả nghiên

cứu của đề tài góp phần giải thích cơ chế hoạt động của melatonin ngoại sinh

trong kiểm soát sự già hóa và điều hòa quá trình chín của quả bơ nhằm ứng

dụng trong bảo quản quả sau thu hoạch.

3

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá được hiệu quả tác động của melatonin xử lý sau thu hoạch

đến một số chỉ tiêu hóa sinh và enzyme chống oxy hóa của quả bơ trong quá

trình chín và bảo quản.

- Xác định được nồng độ melatonin ngoại sinh có tác động tích cực đến

một số chỉ tiêu chất lượng của quả bơ sau thu hoạch.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học về phẩm chất và

khả năng chống oxy hóa của quả bơ trong quá trình chín dưới tác động của

melatonin ngoại sinh.

- Kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá hiệu quả của việc xử lý melatonin

ngoại sinh trong bảo quản quả bơ, làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng

melatonin tăng khả năng chống oxy hóa, cải thiện chất lượng quả bơ sau thu

hoạch.

4. Cấu trúc luận văn

Mở đầu

Chương 1. Tổng quan tài liệu (từ trang 4 đến trang 21)

Chương 2. Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu (từ trang 22

đến trang 27)

Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận (từ trang 28 đến trang 55)

Kết luận và đề nghị (từ trang 56 đến trang 57)

Danh mục tài liệu tham khảo

4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI TIỆU

1.1. Giới thiệu chung về cây bơ

Nguồn gốc, đặc điểm của cây bơ

Cây bơ có danh pháp khoa học là Persea americana Mill. thuộc họ

Lauraceae (Long não), bộ Laurales, có nguồn gốc từ cây bơ hoang dại thuộc

Trung Mỹ và miền nam Mexico [62]. Cây bơ lần đầu tiên được thuần hóa ở

châu Mỹ nhiệt đới, loại cây này không được chú ý đến cho đến khoảng năm

1900, cây bơ đã phát triển trên khắp thế giới ở những vùng khí hậu thích hợp

như Mexico, Chile, Cộng hòa Dominica, Indonesia và Colombia. Bơ cũng

được trồng thương mại ở Florida, California, Hawaii, Nam Phi, Brazil và

Australia, cũng như trên một số hòn đảo ở Thái Bình Dương và ở một số quốc

gia Địa Trung Hải bao gồm cả Israel.

Cây bơ có mặt ở Việt Nam từ năm 1940, những vùng sản xuất bơ chính

bao gồm Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Lâm Đồng, Phú Thọ, Quảng Trị, phát

triển nhất ở Đắk Lắk vì nơi này có điều kiện sinh thái rất thích hợp cho cây bơ

sinh trưởng và phát triển, cho năng suất và chất lượng tốt [1].

Cây bơ thích hợp trên nhiều vùng đất khác nhau như đất sét pha cát, đất

pha sét và đất thịt nặng, cây cao hoặc tán rộng, lá hình elip đến hình trứng dài

từ 10–30 cm. Những bông hoa nhỏ màu xanh lục được sinh ra trong những

chùm hoa dày đặc và thiếu những cánh hoa thật. Các hoa có chín nhị, xếp

thành ba dãy, bầu nhụy một ô. Có hai loại hoa bơ, A và B, tùy thuộc vào

giống cây trồng. Hoa loại A có chức năng là hoa cái vào buổi sáng, kết thúc

vào giữa trưa và sau đó nở trở lại như hoa đực về mặt chức năng vào buổi

chiều ngày hôm sau. Hoa loại B về mặt chức năng là hoa cái vào buổi chiều,

kết thúc vào buổi tối và sau đó nở lại vào sáng hôm sau như hoa đực về mặt

chức năng. Khi hai loại hoa được trồng cùng nhau, sự chồng chéo theo thời

gian của các bộ phận đực và cái trưởng thành sẽ khuyến khích quá trình thụ

phấn chéo và do đó tạo ra nhiều quả hơn.

5

Quả bơ có kích thước vô cùng đa dạng. Tùy thuộc vào giống, bơ có hình

dạng thay đổi từ hình tròn đến hình quả lê với cổ dài, mảnh và màu sắc từ

xanh lục đến tím sẫm. Về mặt thực vật, quả bơ là loại quả mọng và có một hạt

tròn lớn với hai lá mầm. Thịt quả thường có màu vàng kem, vàng bơ hoặc

màu vàng sáng, có giống cho thịt quả có màu vàng xanh ở sát phần vỏ quả.

Thịt quả có hàm lượng dầu béo rất cao so với các loại quả khác.

Hạt được hai lớp vỏ lụa bao bọc gồm có hai tử diệp (nội nhũ) hình bán

cầu. Giữa hai tử diệp có phôi hạt nằm về phía cuống quả và khi hạt nẩy mầm,

cây mầm sẽ mọc thẳng từ dưới lên theo trục thẳng đứng của hạt. Mặt ngoài tử

diệp trơn láng hoặc sần sùi tùy theo giống và hình dạng cũng biến động khá

nhiều. Quả bơ có một hạt lớn chiếm 10 - 25% trọng lượng quả [62]. Hiện nay,

có nhiều giống bơ khác nhau được trồng trên thế giới, phần lớn các giống có

tính thương mại đều thuộc 3 chủng: Mexico, Guatemala và West Indian.

Ở Việt Nam, giống bơ 034 có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu

và thổ nhưỡng nhiều vùng khác nhau. Cây có khả năng chống chịu sâu bệnh

tốt, năng suất cao. Cây bơ 034 có hoa thuộc nhóm B, khi chín vỏ xanh căng

bóng, cơm vàng có độ dẻo và độ béo cao, tỉ lệ thịt của quả đạt 75 – 82%, hạt

nhỏ hoặc không hạt [71].

Giá trị của quả bơ

1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng

Quả bơ cung cấp nguồn năng lượng rất lớn (160 kcal/100g thịt quả),

chứa 73% nước, 15% chất béo, 9% carbohydrate và 2% protein, một lượng

đáng kể các acid béo không bão hòa đơn và có nhiều vitamin C, E, K, B6

cũng như riboflavin, niacin, folate, acid pantothenic và các khoáng chất. Bơ

cũng cung cấp lutein, β-carotene và acid béo ω-3. Đặc biệt, trong 100 g thịt

quả bơ có 76 mg β-sitosterol, tiêu thụ thường xuyên β-sitosterol và các sterol

thực vật khác có thể giúp duy trì mức cholesterol khỏe mạnh, rất quan trọng

đối với sức khỏe tim mạch. Bơ chứa lutein và zeaxanthin là hai chất quan

trọng nhất có trong mô mắt. Chúng cung cấp khả năng bảo vệ chống oxy hóa,

giúp giảm thiểu thiệt hại đặc biệt là tia cực tím. Do đó, thêm bơ vào chế độ ăn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!