Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón ở thời kỳ 7-9 lá đến sinh trưởng phát triển của một số giống ngô lai tại Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HIẾU
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ LƢỢNG ĐẠM
BÓN Ở THỜI KỲ 7 - 9 LÁ ĐẾN SINH TRƢỞNG PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60. 62. 01.10
Giáo viên hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lân
THÁI NGUYÊN, 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hiếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Khoa sau đại học, Phòng thí nghiệm trung tâm, các thầy giáo, cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS.
Nguyễn thị Lân người hướng dẫn khóa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong
khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Phòng thí
nghiệm trung tâm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn
thiện bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả bạn bè, đồng
nghiệp, cơ quan, gia đình và người thân đã quan tâm động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn./.
Tác giả luận văn
Nguyễn thị Hiếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang bìa phụ .....................................................................................................i
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các bảng ..........................................................................................vi
Danh mục các hình.........................................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài...................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................ 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................. 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài....................................................................... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và ở Việt Nam.......................... 5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới............................................ 5
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngô lai trên thế giới ................................ 5
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu mật độ trồng ngô trên thế giới................ 7
1.2.1.3. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới............... 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam......................................... 18
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu về giống ngô lai tại Việt Nam.............. 18
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu mật độ trồng ngô tại Việt Nam............. 20
1.2.2.3. Tình hình nghiên cứu về lượng phân bón cho ngô tại Việt Nam . 21
1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 31
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới .............................................. 31
1.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam ............................................. 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
1.3.3. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên........................................ 35
1.4. Những kết luân rút ra từ tổng quan....................................................... 37
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 38
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 38
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 38
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................... 38
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................. 38
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 38
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 38
2.3.2.1. Bố trí thí nghiệm...................................................................... 38
2.3.2.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm.................................................. 40
2.3.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi......................... 41
2.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................... 45
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 46
3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến các giai đoạn và phát dục của một số giống
ngô lai tại vụ xuân năm 2011 - 2012 ........................................................... 46
3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của một số giống
ngô lai tại vụ xuân năm 2011 - 2012........................................................ 46
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
một số giống ngô lai vụ xuân năm 2011 - 2012....................................... 51
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ đến đặc điểm hình thái, sinh lý của một số
giống ngô lai tại vụ xuân năm 2011 - 2012............................................. 52
3.1.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô vụ
xuân năm 2011 - 2012.............................................................................. 59
3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của các giống ngô vụ xuân năm 2011 - 2012 ................................... 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
3.1.6. Hiệu quả kinh tế của mật độ với 2 giống LVN14 và LVN092...... 71
3.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển của một số
giống ngô lai vụ xuân 2011 - 2012 ............................................................. 72
3.2.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của một số giống ngô lai.................................................................... 72
3.2.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến diện tích lá của các giống ngô
lai thí nghiệm vụ xuân năm 2011 - 2012.................................................. 73
3.2.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của các giống ngô vụ xuân năm 2011 – 2012..................... 76
3.3. Xác định lượng đạm bón cho ngô vụ xuân trên cơ sở đánh giá tình
trạng dinh dưỡng đạm thông qua màu sắc lá. ............................................. 85
3.3.1. Tình trạng dinh dưỡng của ngô..................................................... 85
3.3.2. Xác định lượng đạm bón ở giai đoạn 7 – 9 lá cho ngô vụ xuân trên
cơ sở đánh giá tình trạng dinh dưỡng đạm của cây thông qua LCC......... 89
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 94
4.1. Kết luận................................................................................................. 94
4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô
LVN14 và LVN092 trong điều kiện vụ xuân tại Thái Nguyên ................ 94
4.1.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng và năng suất của
giống ngô LVN14 và LVN092 trong điều kiện vụ xuân tại Thái Nguyên... 94
4.2. Đề nghị.................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong giai đoạn sinh trưởng (%) .........22
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng của ngô,lúa mì, lúa nước trên thế
giới giai đoạn 2000 - 2009................................................................................32
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng của ngô ở Việt Nam giai đoạn 2000
- 2010................................................................................................................33
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Thái Nguyên ................................36
giai đoạn 2000 - 2010................................................................................................36
Bảng 3.1. Ảnh hưởng mật độ đến các giai đoạn sinh trưởng của các giống.............47
ngô thí nghiệm vụ xuân năm 2011 – 2012................................................................47
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ xuân năm 2011 - 2012 ........................51
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của
các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ xuân năm 2011 – 2012........................53
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao
bắp của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ xuân năm 2011 – 2012 ..........55
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ đến số lá và diện tích lá của giống ngô tham
gia thí nghiệm vụ xuân năm 2011 – 2012 ........................................................57
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ nhiễm sâu hại chính của các
giống ngô vụ xuân năm 2011 – 2012 ...............................................................60
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng chống đổ của các giống ngô thí
nghiệm vụ xuân năm 2011 - 2012 ....................................................................62
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của
giống ngô LVN14 và LVN092 vụ xuân năm 2011 và năm 2012 ....................65
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lý thuyết và năng suất thực
thu của giống ngô LVN14 và LVN092 vụ xuân năm 2011- 2012..................69
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của mật độ đến giống LVN14 và LVN092.................71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá của một số
giống ngô tham gia thí nghiệm vụ xuân năm 2011 – 2012..............................74
ĐVT: (m2
lá/ m2
đất)..................................................................................................74
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số bắp/cây của 2 giống ngô
LVN14 và LVN092 vụ xuân 2011 – 2012.......................................................76
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số hàng /bắp của giống LVN14
và giống LVN092 ở vụ xuân năm 2011 – 2012 ...............................................77
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số hạt/hàng của giống LVN14
và giống LVN092 ở vụ xuân năm 2011 – 2012 ...............................................79
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khối lượng 1000 hạt của giống
LVN14 và giống LVN092 ở vụ xuân năm 2011 – 2012..................................81
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất lý thuyết của 2 giống
ngô LVN14 và LVN092 vụ xuân 2011 – 2012................................................83
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất thực thu của 2 giống
ngô LVN14 và LVN092 vụ xuân 2011 – 2012................................................84
Bảng 3.18: Hệ số tương quan giữa hàm lượng đạm trong cây với các yếu tố
cấu thành năng suất của ngô vụ xuân năm 2011 và năm 2012 ........................88
Bảng 3.19. Hệ số tương quan giữa màu sắc lá với hàm lượng đạm trong cây
ngô vụ xuân năm 2011 – 2012. ........................................................................90
Bảng 3.20. Hệ số tương quan giữa màu sắc lá với yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của ngô vụ xuân năm 2011 – 2012.............................................91
Bảng 3.21. Sử dụng mô hình phân tích tương quan đa biến để dự đoán năng .........92
suất ngô vụ xuân ở Thái Nguyên dựa trên màu sắc lá ..............................................92
Bảng 3.22. Lượng đạm bón cho ngô vụ Xuân ở Thái Nguyên vào thời kỳ 7 – 9
lá theo tình trạng dinh dưỡng đạm của cây thông qua thang so màu lá ...........92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây ngô vụ xuân năm 2011 và 2012................................................. 72
Hình 3.2. Diễn biến hàm lượng đạm trong cây qua các thời kỳ sinh trưởng
của ngô vụ xuân năm 2011 và 2012........................................................ 86
Hình 3.3. Diễn biến màu sắc lá ngô vụ xuân năm 2011 và 2012 ................... 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Đ/c : Đối chứng
CT : Công thức
TGST : Thời gian sinh trưởng
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
FAO : Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới
X11 : Xuân 2011
X12 : Xuân 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây ngô có tên khoa học là Zea may L, là một trong những cây ngũ
cốc chính, cổ nhất, phổ biến rộng quan trọng góp phần giải quyết vấn đề
lương thực cho 1/3 dân số trên toàn thế giới, thế giới sử dụng (21% sản
lượng ngô làm lương thực). Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á, Châu Phi
sử dụng ngô làm lương thực chính như: Tây và Trung Phi 80%, Bắc Phi
42%, Tây Á 27%, Nam Á 75%, Đông Nam Á và Thái Bình Dương 39%,
Đông Á 30%, một số nước Ấn Độ 90%, ở Philippin 60%... với phương thức
rất đa dạng như: Mexico và Trung Mỹ các sản phẩm hạt ngô được nấu với
nước vôi, người Columbia và Venezuela ngô được dùng làm lương thực
chính để ăn hàng ngày .
Ngô là thức ăn giàu năng lượng, là thành phần quan trọng trong thức ăn
hỗn hợp của gia súc và gia cầm vì thành phần chính của cây ngô là tinh bột và
đường chiếm tới 80% trong chất khô nên gia súc, gia cầm tiêu hóa tốt các chất
dinh dưỡng trong hạt ngô. Ở các nước phát triển có nền công nghiệp lớn ngô là
nguồn thức ăn chủ lực, các nước này đã sử dụng 70 - 90% sản lượng ngô cho
chăn nuôi như: Hunggary 97%, Pháp 90%, Mỹ 89%, Rumani 89%... Bên cạnh
đó ngô còn được dùng làm thức ăn ủ chua và thức ăn xanh cho gia súc.
Ngoài việc ngô là nguyên liệu chính cho các nhà máy thức ăn gia súc
tổng hợp, ngô còn là nguyên liệu sản xuất rượu cồn, tinh bột, dầu, glucoza,
bánh kẹo… Trong công nghiệp y dược dùng ngô bào chế glucoza, penicillin,
vitamin. Mặt khác dầu ngô làm dầu ăn, xà phòng… Những năm gần đây ngô
còn là cây thực phẩm được ưa chuộng (ngô bao tử) là loại rau cao cấp có giá
trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Hiện nay hoạt động sản xuất Ethanol
đang phát triển mạnh và Mỹ là nước đứng đầu trong công nghệ chế biến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Ngô được đưa vào trồng ở nước ta khoảng 300 năm trước đây. Trong
những năm gần đây sản xuất ngô không ngừng tăng lên về diện tích và sản
lượng, năm 2000 diện tích 730,2 nghìn ha, sản lượng đạt 2005,9 nghìn tấn
nhưng đến Năm 2010 diện tích tăng lên đáng kể 1617,8 nghìn ha với sản
lượng đạt 8403 nghìn tấn tăng 18,07% về diện tích và 58,70% về sản lượng
[FAO,2012][32]. Chính vì những giá trị của cây ngô và những chính sách
khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật của nhà nước ta mà diện tích, năng
suất ngày càng được mở rộng.
Mặc dầu đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng sản lượng ngô
nước ta vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày một tăng
nhanh. Hiện nay, nước ta phải nhập khoảng 600.000 – 800.000 tấn/năm để
làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Để đáp ứng nhu cầu về ngô, có
thể giải quyết bằng hai hướng: Một là mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh
các giống ngô lai mới có năng suất cao (LVN14, LVN092, LVN99…); hai là
nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật như: bố trí mật độ, lượng phân bón nhằm
nâng cao năng suất và sản lượng ngô.
Thái Nguyên là một tỉnh đại diện cho vùng Trung du và miền núi phía
Bắc có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Nhiều vùng
sản xuất ngô đã trồng bằng các giống ngô lai, nhưng do điều kiện đất đai,
nước tưới, khả năng đầu tư, trình độ của người dân chưa đáp ứng được yêu
cầu thâm canh nên hiệu quả của các giống ngô lai không cao. Trong những
điều kiện như vậy việc nghiên cứu và cải thiện các biện pháp đưa vào sản
xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt là việc nghiên cứu mật độ khác nhau
để đưa ra mật độ thích hợp nhằm tăng năng suất giống ngô lai trong cùng điều
kiện diện tích là rất cần thiết.
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng
cao năng suất và chất lượng ngô và đặc biệt là phân đạm, nhu cầu về đạm của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
ngô biến đổi rất lớn do sự khác nhau về khả năng cung cấp đạm của đất. Vì
vậy bón đạm theo số lượng và số lần định sẵn không tránh khỏi khi thừa, khi
thiếu đạm. Để tăng hiệu quả sử dụng đạm thì liều lượng và thời gian bón cần
được xác định dựa vào tình trạng dinh dưỡng của ngô. Vì hàm lượng đạm
trong thân lá liên quan khá chặt với quang hợp. Sự sinh trưởng và tình trạng
dinh dưỡng đạm của ngô có thể sử dụng để dự đoán năng suất và xác định
lượng đạm cần bón ở giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của mật độ và lượng đạm bón ở thời kỳ 7-9 lá đến sinh trưởng, phát
triển của một số giống ngô lai tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định mật độ trồng và lượng đạm thích hợp bón ở giai đoạn 7 - 9 lá
thông qua thang so màu lá cho một số giống ngô lai nhằm nâng cao năng suất
và hiệu quả kinh tế.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Giúp cho học viên củng cố được những kiến thức đã học, đồng thời gắn
liền với thực tiễn giúp cho mỗi học viên nâng cao được chuyên môn, nắm
được phương pháp và tổ chức tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Góp phần tìm ra mật độ trồng và lượng đạm bón thích hợp ở giai đoạn
7 - 9 lá cho một số giống ngô lai có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu
cầu thị trường trong nước và thị trường thế giới để đưa vào sản xuất đại trà tại
Tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong những năm gần đây, sản xuất ngô ở nước ta tăng lên nhanh
chóng nhờ sự thúc đẩy của ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến. Đặc
biệt là từ những năm 1990 trở lại đây diện tích, năng suất, sản lượng ngô
tăng lên liên tục nhờ những ứng dụng mới về tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc
sử dụng hiệu quả các giống ngô mới có tiềm năng năng suất cao trong sản
xuất là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: giống, phân bón, điều kiện khí
hậu, biện pháp canh tác, bảo vệ thực vật… trong đó mật độ và lượng phân
bón là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất
lượng của ngô.
Ngô là cây phàm ăn, yêu cầu bón nhiều phân, trong số các nguyên tố
đa lượng thiết yếu thì đạm được xem là nguyên tố quan trọng nhất cho quá
trình sinh trưởng thân lá, nở hoa và hình thành hạt. Thời kỳ bón có ý nghĩa
lớn trong việc nâng cao hiệu lực của phân đạm và tăng năng suất. Hiện nay
đạm thường được bón vào 3 giai đoạn: 3 – 5 lá, 7 – 9 lá và trước trỗ cờ 10
ngày, trong đó hàm lượng đạm trong thân lá từ giai đoạn 7 – 9 lá đến trỗ cờ
có liên quan chặt với năng suất.
Hiệu lực của đạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, khí hậu,
giống (giống ngô lai yêu cầu lượng đạm cao hơn giống thuần). Thực tế, nhu
cầu về đạm của ngô biến đổi rất lớn do sự khác nhau về khả năng cung cấp
đạm của đất. Vì vậy bón đạm theo số lượng và số lần định sẵn theo quy trình
khuyến cáo không tránh khỏi khi thừa, khi thiếu đạm. Để tăng hiệu quả sử
dụng đạm thì liều lượng và thời gian bón đạm cần được xác định dựa vào tình
trạng dinh dưỡng đạm của cây, vì hàm lượng đạm trong lá liên quan chặt với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
khả năng quang hợp và khối lượng chất khô mà ngô tích lũy được. Sự sinh
trưởng và tình trạng dinh dưỡng đạm trong thân lá có thể sử dụng để dự đoán
năng suất và hàm lượng protein trong hạt đồng thời xác định lượng đạm cần
bón ở giai đoạn 7 – 9 lá đến trước khi trỗ 10 ngày. Bón đạm theo tình trạng
dinh dưỡng đạm trong thân lá nâng cao hiệu quả sử dụng đạm, góp phần giảm
thiểu môi trường.
Mật độ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển
và năng suất của ngô, là một trong những yếu tố cấu thành năng suất. Nếu
trồng với mật độ thấp thì cây sinh trưởng tốt, bắp to, tăng số hạt/bắp nhưng số
lượng cây ít, nên năng suất không tăng. Nếu mật độ cao thì số cây/diện tích
tăng nhưng cây nhỏ, giảm số bắp/cây và hạt/bắp, năng suất không tăng do đó
cần xác định mật độ trồng hợp lý. Để xác định mật độ và khoảng cách trồng
cần căn cứ vào giống, điều kiện đất đai và mùa vụ.
Chính vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của mật độ và lượng
đạm bón vào sản xuất là rất cần thiết để đưa ra mật độ và lượng đạm bón hợp
lý nhằm tăng năng suất và sản lượng ngô.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu giống ngô lai trên thế giới
Những nghiên cứu về nguồn gốc cây ngô của Vavilop (1926) đã cho
thấy Mehico và Peru là trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền của cây ngô.
Mehico là trung tâm thứ nhất còn Aldet (Peru) là trung tâm thứ hai, nơi đây
cây ngô đã trải qua nhiều quá trình nhanh chóng.
Ngô được người Châu Âu biết đến sau chuyến thám hiểm phát hiện ra
Châu Mỹ của columbus (1942). Ở Châu Mỹ cây ngô được người dân da đỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn