Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương nuôi cá rô phi trong quá trình xử lý chuyển đổi giới tính đực 21 ngày tuổi đến khả năng nhiễm bệnh trùng bánh xe và biện pháp phòng trị
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Quang Tính và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 101 - 106
101
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG NUÔI CÁ RÔ PHI TRONG
QUÁ TRÌNH XỬ LÝ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH ĐỰC 21 NGÀY TUỔI ĐẾN KHẢ
NĂNG NHIỄM BỆNH TRÙNG BÁNH XE VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Nguyễn Quang Tính*
, Đoàn Quốc Khánh
Trường Đại học Nông Lâm- ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu đã cho thấy sự ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến khả năng xuất hiện bệnh Trùng
bánh xe trên cá rô phi trong quá trình xử lý giới tính: khả năng nhiễm và lây lan bệnh càng nhanh
khi mật độ nuôi càng tăng. Không những vậy, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong quá trình xử lý
giới tính cá rô phi nên sử dụng mật độ ương nuôi là 6 con/lít sẽ cho kết quả tốt nhất. Kết quả
nghiên cứu đã khẳng định việc sử dụng các loại hóa chất như muối ăn, phèn xanh, thuốc tím và
formalin. Tuy nhiên, phèn xanh có tác dụng điều trị bệnh tốt hơn các hóa chất còn lại, không
những vậy nghiên cứu cũng khẳng định việc sử dụng phèn xanh với nồng độ 0,7g/m3
, định kỳ 7
ngày phun một lần để phòng bệnh cho cá trong quá trình ương nuôi mang lại hiệu quả phòng bệnh
cao nhất, chỉ có 6% số cá bị nhiễm trùng bánh xe sau 21 ngày ương nuôi.
Từ khóa: Rô phi, ký sinh trùng, trùng bánh xe, hóa chất
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Nuôi trồng thủy sản đang phát triển rất mạnh
và có vị trí hết sức quan trọng trong phát triển
kinh tế nước ta. Theo chiến lược của ngành
thuỷ sản, đến năm 2015, xuất khẩu thuỷ sản
đạt 891 nghìn tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu
trên 4 tỷ USD. Cá rô phi được xác định là đối
tượng nuôi chủ lực trong nuôi trồng thủy sản
nước ngọt và mục tiêu đến năm 2020 sẽ xuất
khẩu được trên 300 nghìn tấn. Một thực tế
cho thấy, ngành đang gặp khó khăn lớn trong
công tác sản xuất con giống, đặc biệt trong
công tác sản xuất cá rô phi đơn tính đực, vì tỷ
lệ ương nuôi cá bột lên cá giống bị hao hụt
nhiều. Nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi
trường nước ao nuôi, dịch bệnh và hệ thống
sinh thái bị phá hủy. Vấn đề ô nhiễm nước ao
nuôi là do lượng thức ăn dư thừa không được
sử dụng hết và là cơ hội cho những nhóm vi
sinh vật có hại phát triển trong đó có một số
loại bệnh do ngoại ký sinh trùng gây ra lây
lan nhanh, tỷ lệ chết khá cao cho các loài cá
nước ngọt nhất là đối với cá hương và cá
giống gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi dẫn tới
không đáp ứng được nhu cầu con giống cho
nông dân. Tại Thái Nguyên, trong những năm
*
Tel: 0988.675.651
gần đây ngành nuôi trồng thuỷ sản có bước
phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh các đối tượng
nuôi truyền thống như cá trắm, trôi, chép…
phong trào nuôi cá rô phi cũng ngày càng
phát triển, góp phần làm xóa đói giảm nghèo
tại địa phương, cải thiện đời sống các hộ dân
được nhiều hộ nông dân nuôi thả. Tuy nhiên,
nghề nuôi cá rô phi còn gặp nhiều khó khăn
do con giống không đảm bảo chất lượng, các
cơ sở sản xuất giống còn gặp nhiều khó khăn
trong công tác xử lý cá 21 ngày tuổi do dịch
bệnh ngoại ký sinh trùng gây ra. Vì vậy, việc
xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có
biện pháp phòng và trị bệnh sẽ có một ý nghĩa
quan trọng đối với ngành thủy sản, sẽ góp
phần nâng cao năng suất, chất lượng cũng
như hiệu quả kinh tế hơn nữa cho người dân.
Từ những mục đích trên chúng tôi nghiên cứu
đề tài này.
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
THÍ NGHIỆM
Nguyên liệu
- Cá Rô phi vằn dòng GIFT, được ương nuôi
tại Trung tâm thực hành thực nghiệm, trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Hóa chất Formalin, phèn xanh
(CuSO4.5H2O), thuốc tím (KMnO4), muối ăn
(NaCl) để phòng, trị bệnh