Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến khả năng sinh trưởng và năng suất của cây Cẩm nhuộm màu thực phẩm tại Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ THỊ THANH HƢƠNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ,
PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CẨM NHUỘM MÀU
THỰC PHẨM TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Thái Nguyên - 2015
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ THỊ THANH HƢƠNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ,
PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CẨM NHUỘM MÀU
THỰC PHẨM TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP
Thái Nguyên - 2015
i
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực
tiếp thực hiện từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Luân Thị Đẹp. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực, chưa từng được sử dụng trong một luận văn nào ở trong và ngoài nước.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Hà Thị Thanh Hƣơng
ii
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Luân Thị Đẹp, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo bộ phận Sau Đại học, phòng
Đào tạo, đặc biệt là các thầy, cô giáo Khoa nông học trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các anh em, bè bạn và gia đình đã tạo điều kiện về thời
gian, vật chất và tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Hà Thị Thanh Hƣơng
iii
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài................................................................................2
1.2.1. Mục đích............................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..............................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
1.2. Khái quát về cây Cẩm ..........................................................................................4
1.2.1. Phân bố của cây Cẩm........................................................................................4
1.2.2. Phân loại............................................................................................................5
1.2.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái .........................................................................5
1.2.4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch.............................................................6
1.1.5. Sự đa dạng di truyền của loài Cẩm ...................................................................7
1.2.6. Tác dụng của cây Cẩm......................................................................................9
1.2.7. Quy trình chế biến một số sản phẩm có sử dụng cây cẩm..............................10
1.2.8. Kinh nghiệm chế biến cây nhuộm màu của đồng bào dân tộc thiểu số..........12
1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây nhuộm màu thực phẩm trên thế giới
và ở Việt Nam ................................................................................................14
1.3.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất trên thế giới...............................................14
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây có chất màu ở Việt Nam ....................20
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...............................................................................................................27
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................27
2.1.1. Vật liệu ............................................................................................................27
iv
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................27
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................27
2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................27
2.3.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................27
2.3.2. Phương pháp trồng cây Cẩm...........................................................................29
2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi..........................................30
2.4. Xử lý số liệu .......................................................................................................31
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................32
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng
suất của cây Cẩm nhuộm màu thực phẩm tại Thái Nguyên năm 2014..........32
3.1.1.Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây ..........32
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng ra lá của cây Cẩm ......................34
3.1.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm
hình thái của cây Cẩm thời kỳ thu hoạch.......................................................35
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của cây Cẩm nhuộm màu
thực phẩm tại Thái Nguyên năm 2014...........................................................37
3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất tái sinh của cây Cẩm tại Thái
Nguyên năm 2015 ..........................................................................................38
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất
cây Cẩm nhuộm màu thực phẩm tai Thái Nguyên năm 2014........................40
3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và khả
năng ra lá của cây cẩm ...................................................................................40
3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến một đặc điểm hình thái
của cây Cẩm thời kỳ thu hoạch......................................................................44
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất cây cẩm nhuộm màu thực phẩm
tại Thái Nguyên năm 2014.............................................................................46
3.2.4. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân trong thí nghiệm.....................47
3.2.5. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng tái sinh sau thu hoạch ......................48
v
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................50
1. Kết luận .................................................................................................................50
2. Đề nghị ..................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51
PHỤ LỤC
vi
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
CT : Công thức
CMTP : Chất màu thực phẩm
Đ/C : Đối chứng
NSTT : Năng suất thực thu
vii
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Đặc điểm hình thái của 4 dạng Cẩm ở Mường Khương, Lào Cai.............8
Bảng 2.1: Danh mục các chất nhuộm màu thực phẩm được phép sử dụng tại
Việt Nam .....................................................................................................21
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
của cây Cẩm đỏ tại Thái Nguyên năm 2014 ...............................................32
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây Cẩm tím taị Thái Nguyên năm 2014 ....................................................33
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của cây Cẩm đỏ tại
Thái Nguyên năm 2014...............................................................................34
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của cây Cẩm tím tại
Thái Nguyên năm 2014...............................................................................35
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm hình thái cây Cẩm
đỏ thời kỳ thu hoạch....................................................................................36
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm hình thái cây Cẩm
nhuộm màu tím thời kỳ thu hoạch ..............................................................37
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của cây Cẩm nhuộm màu
thực phẩm tại Thái Nguyên năm 2014 ........................................................37
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất tái sinh của cây Cẩm
nhuộm màu thực phẩm tại Thái Nguyên năm 2015....................................39
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao của
cây Cẩm đỏ tại Thái Nguyên năm 2014......................................................40
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
Cẩm tím.......................................................................................................41
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Cẩm đỏ tại
Thái Nguyên năm 2014...............................................................................42
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây Cẩm tím tại
Thái Nguyên năm 2014...............................................................................43
viii
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của phân bón đến một số đặc điểm hình thái thời điểm
thu hoạch của cây cẩm đỏ ...........................................................................44
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của phân bón đến một số đặc điểm hình thái thời điểm
thu hoạch của cây cẩm nhuộm màu tím......................................................45
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất cây cẩm nhuộm màu thực
phẩm tại Thái Nguyên năm 2014 ................................................................46
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế của các công thức
thí nghiệm của cây Cẩm đỏ.........................................................................47
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của phân bón đến hiệu quả kinh tế của các công thức
thí nghiệm đối với cây Cẩm tím..................................................................48
Bảng 3.18 : Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất tái sinh của cây cẩm ở
các công thức thí nghiệm. ...........................................................................49
1
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ ngàn đời xưa, màu sắc là phần không thể thiếu trong cuộc sống của các
cộng đồng dân tộc thiểu số. Người cổ đại từ hàng ngàn năm trước đã biết sử dụng
nguyên liệu tự nhiên để vẽ lên đá các bức tranh mô tả lại cuộc sống thường nhật và
cả mơ ước ngoài ra họ còn dùng nguyên liệu tự nhiên để vẽ lên cơ thể, vẽ mặt trong
các buổi lễ, nhuộm vải cho quần áo và cao hơn nữa là nhuộm màu cho cho các món
ăn làm chúng hấp dẫn hơn và mang tính biểu tượng cao.
Ngày nay, với yêu cầu của cuộc sống chất nhuộm màu thực phẩm chủ yếu
nước ta chưa sản xuất được phải nhập khẩu từ nước ngoài. Một số trường hợp, sử
dụng chất màu không đủ tiêu chuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu
dùng. Vì vậy trong những năm gần đây con người càng thấy được tính ưu việt của
các sản phẩm tự nhiên và đã quan tâm nghiên cứu các chất nhuộm màu có nguồn
gốc thực vật để sử dụng chúng nhất là trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược
phẩm và mỹ phẩm.
Nhuộm màu thực phẩm bằng thực vật là tri thức và kinh nghiệm truyền thống
lâu đời của các dân tộc Việt Nam, nhất là các đồng bào dân tộc thiểu số. Một số cây
cho màu rất đặc trưng như màu đỏ, tím (Cẩm đỏ, Cẩm tím), màu đỏ, cam (Tô mộc,
gấc) và màu xanh (lá dứa, lá gai). Trong đó cây Cẩm là có khả năng gây trồng quy mô
lớn, không gây mùi lạ cho thực phẩm, chưa thấy có hiện tượng độc và có khả năng phát
triển thành sản phẩm màu. Mặt khác bộ phận sử dụng là thân lá có thể nhuộm màu
tiện lợi quanh năm. Do vậy cẩm được sử dụng phổ biến nhất trong các cây nhuộm
màu thực phẩm hiện nay.
Cây Cẩm (Peristrophe bivalvis (L.) Merr.) là cây có nhiều công dụng như
làm thuốc, chất nhuộm màu thực phẩm (xôi, các loại bánh)… Ở Việt Nam, cành lá
của cây này đã được biết đến như một vị thuốc nam. Trong y học cổ truyền, Cẩm
được dùng trị lao phổi, khái huyết, ho nôn ra máu, viêm phế quản cấp tính, ỉa chảy,
lỵ, ổ tụ máu, bong gân... Ở nước ta, cây Cẩm mọc nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Hòa
2
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bình, Lai Châu, Mộc Châu, Sơn La, Bắc Kạn... vùng đồng bằng sông Cửu Long
(Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ....) (Nguyễn Thị Phương Thảo và cs, 2010) [9], đặc
biệt cẩm được sử dụng nhiều nhất trong nhuộm màu thực phẩm.
Trong quá trình điều tra tri thức và kinh nghiệm sử dụng các cây nhuộm màu
thực phẩm ở nước ta, Lưu Đàm Cư và Trần Minh Hợi, (1995) [2]. Viện sinh thái và
Tài nguyên sinh vật (Viện KH - CN Việt Nam) và Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên thế
giới (IUCN) cho thấy, hệ thực vật Việt Nam có tiềm năng lớn về các loài cây dùng
để nhuộm màu cho thực phẩm, hiện mới chỉ phát hiện 112 loài thuộc 48 họ. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác cho cây nhuộm màu ở nước
ta nói chung và cây Cẩm nói riêng chỉ là việc làm theo kinh nghiệm truyền miệng từ
người này sang người khác, từ vùng này sang vùng khác, chưa có một nghiên cứu
nào tập trung vào quy trình trồng trọt và chăm sóc cụ thể, do vậy năng suất và hiệu
quả kinh tế mang lại không cao.
Trước thực trạng đó việc nghiên cứu xác định biện pháp kỹ thuật trồng và
chăm sóc thích hợp để cây Cẩm sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao là việc
làm hết sức cần thiết.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
mật độ, phân bón đến khả năng sinh trưởng và năng suất của cây Cẩm nhuộm
màu thực phẩm tại Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định mật độ và tổ hợp phân bón thích hợp có hiệu quả đối với cây Cẩm
đỏ và Cẩm tím tại Thái Nguyên làm cơ sở cho các nghiên cứu phát triển sản xuất
chất nhuộm màu thực phẩm an toàn có nguồn gốc thực vật với quy mô công nghiệp.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng của
cây Cẩm đỏ và Cẩm tím.
- Theo dõi ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất cây Cẩm.
3
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Theo dõi ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng tái sinh và năng
suất sau thu hoạch của cây Cẩm đỏ và Cẩm tím.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần lưu giữ, bảo tồn nguồn gen và đẩy mạnh phát triển sản xuất cây
nhuộm màu thực phẩm
- Bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu
cây nhuộm màu thực phẩm nói chung và cây Cẩm nói riêng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định mật độ và phân bón thích hợp cho cây Cẩm nhuộm màu đỏ và
màu tím
- Đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa từ cây trồng bản địa.
- Góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con các dân tộc miền núi phía Bắc và
phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, toàn quốc nói chung.
4
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Tăng năng suất cây trồng là mục tiêu quan trọng nhất của mọi tiến bộ kỹ
thuật về giống và canh tác. Giống có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao năng
suất và sản lượng cây trồng. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả tối đa của giống cần
xác định các biện pháp kỹ thuật phù hợp.
Mật độ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của
cây trồng nói chung và cây cẩm nói riêng. Với mục đích là thu hoạch thân lá, do vậy
mật độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng thân lá của cây cẩm. Nếu trồng quá
thưa thì cây sinh trưởng tốt nhưng số lượng cây trên đơn vị diện tích ít nên năng
suất không cao. Nếu trồng dày thì số cây trên đơn vị diện tích tăng nhưng do tranh
chấp dinh dưỡng và ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Do đó cần căn cứ
vào giống, điều kiện đất đai, mùa vụ để xác định mật độ và khoảng cách trồng hợp
lý tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt đạt năng suất tối đa.
Để bón phân cho cây trồng đạt hiệu quả cao mà không gây ảnh hưởng xấu
tới cây trồng và môi trường, cần phải bón phân phù hợp với đặc điểm của từng loại
cây và từng loại đất. Cơ sở của việc bón phân hợp lý cho cây trồng cần được xây
dựng trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu cơ bản như cây trồng cần được cung cấp
đầy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết để cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
Không ngừng ổn định và nâng cao độ phì của đất, đem lại lợi nhuận tối đa cho
người sản xuất trên cơ sở phối hợp tốt các biện pháp kỹ thuật trồng, đồng thời phải
phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất hiện tại.
1.2. Khái quát về cây Cẩm
1.2.1. Phân bố của cây Cẩm
Ở Việt Nam cây Cẩm có vùng phân bố tương đối rộng, phân bố rải rác ở hầu
hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang,
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Hoà Bình… Hiện nay hiếm