Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Tẻ Râu vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
PREMIUM
Số trang
174
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1332

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Tẻ Râu vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRƯƠNG THANH NAM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY

VÀ PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG

VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA TẺ RÂU TẠI THÀNH PHỐ

LAI CHÂU - TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRƯƠNG THANH NAM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY

VÀ PHÂN BÓN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG

VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA TẺ RÂU TẠI THÀNH PHỐ

LAI CHÂU - TỈNH LAI CHÂU

Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC THẠNH

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là

trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ

nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Trương Thanh Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài từ năm 2014 đến năm 2015,

tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng

Quản lý Đào tạo, Khoa Nông học, cùng các thầy cô giáo và sinh viên Trường

Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Lãnh đạo Thành ủy, HĐND-UBND thành

phố Lai Châu; Phòng Kinh tế, Trạm khuyến nông thành phố Lai Châu; UBND

xã San Thàng và bà con Nhân dân bản Lùng Than xã San Thàng và các đồng

nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập

và thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học: TS.

Nguyễn Đức Thạnh Trường đại học nông lâm Thái Nguyên là người thầy đã

tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và giúp đỡ tôi hoàn thành luận

văn này.

Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong

nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân

trọng cảm ơn.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Trương Thanh Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN............................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii

DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................ ix

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài......................................................................... 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5

1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt nam.................................... 7

1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới .................................................... 7

1.2.2. Tình hình sản xuất lúa trong nước .................................................... 13

1.2.3. Tình hình sản xuất lúa tại Lai Châu.................................................. 16

1.2.4. Tình hình sản xuất lúa tại thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu.......... 17

1.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy................................................ 19

1.3.1. Mật độ cấy ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển, năng suất

và chất lượng lúa ............................................................................................. 19

1.3.2. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới.................... 21

1.3.3. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy ở Việt Nam..................... 23

1.4. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới và Việt Nam.............. 25

1.4.1. Cơ sở lý luận của việc bón phân cho cây lúa.................................... 25

1.4.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam............................. 27

1.4.3. Phương pháp bón phân cho lúa......................................................... 27

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 30

2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iv

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 30

2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 30

2.4. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm.................................................................. 30

2.4.1. Làm đất.............................................................................................. 30

2.4.2. Thời vụ trồng..................................................................................... 30

2.4.3. Mật độ cấy......................................................................................... 31

2.4.4. Kỹ thuật ngâm ủ................................................................................ 31

2.4.5. Bón phân ........................................................................................... 31

2.4.6. Thu hoạch.......................................................................................... 31

2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32

2.5.1. Đất đai nơi thí nghiệm....................................................................... 32

2.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................... 32

2.5.3. Phương pháp theo dõi ....................................................................... 34

2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi................................... 34

2.6.1. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng ...................................................... 34

2.6.2. Các chỉ tiêu về hình thái, sinh lý....................................................... 34

2.6.3. Các chỉ tiêu chống chịu..................................................................... 35

2.6.4. Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.................. 38

2.7. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 39

3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đối với giống lúa Tẻ Râu tại Lai Châu ........ 39

3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống

lúa Tẻ Râu ....................................................................................................... 39

3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây của giống lúa Tẻ Râu.......... 41

3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh của giống

lúa Tẻ Râu ....................................................................................................... 44

3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy chỉ số diện tích lá của giống lúa Tẻ Râu....... 47

3.1.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy vật chất khô

của giống lúa Tẻ Râu....................................................................................... 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v

3.1.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu của giống

lúa Tẻ Râu ....................................................................................................... 52

3.1.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất và các yếu tố cấu

thành năng suất của giống lúa Tẻ Râu ............................................................ 54

3.1.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế của giống lúa

Tẻ Râu ............................................................................................................. 58

3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đối với giống lúa Tẻ Râu tại Lai Châu 60

3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón cấy đến thời gian sinh trưởng

của giống lúa Tẻ Râu....................................................................................... 60

3.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao cây của giống

lúa Tẻ Râu ....................................................................................................... 62

3.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến số nhánh của giống lúa

Tẻ Râu tại Lai Châu ........................................................................................ 63

3.2.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chỉ số diện tích lá của

giống lúa Tẻ Râu ............................................................................................. 65

3.2.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng tích lũy vật chất

khô của giống lúa Tẻ Râu................................................................................ 66

3.2.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng chống chịu của

giống lúa Tẻ Râu ............................................................................................. 68

3.2.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu tố

cấu thành năng suất của giống lúa Tẻ Râu...................................................... 70

3.2.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của

giống lúa Tẻ Râu ............................................................................................. 73

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 75

1. Kết luận ....................................................................................................... 75

2. Đề nghị ........................................................................................................ 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77

PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................... 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Bộ NN & PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

FAO : Tổ chức nông lương thực thế giới

Food and Agriculture Organization of the

United Nations

LAI : Chỉ số diện tích lá

NSLT : Năng suất lý thuyết

NSTT : Năng suất thực thu

VM : Vụ mùa

VX : Vụ xuân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới

giai đoạn 1970 - 2013 ....................................................................... 8

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo của 10 nước đứng

đầu thế giới năm 2013....................................................................... 9

Bảng 1.3. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam

giai đoạn 1970 - 2013 ..................................................................... 14

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa tại Lai Châu từ năm 2009 - 2014.............. 16

Bảng 1. 5.Tình hình sản xuất canh tác lúa tại thành phố Lai Châu từ năm

2009 - 2014 ..................................................................................... 17

Bảng 1.6. Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020.............. 27

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của

giống lúa Tẻ Râu............................................................................. 40

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây lúa ......................... 42

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến số nhánh đẻ cây lúa ..................... 46

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chỉ số diện tích lá......................... 48

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng tích lũy vật chất khô

của giống lúa Tẻ Râu ...................................................................... 50

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu của giống

lúa Tẻ Râu ....................................................................................... 53

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất và các yếu tố cấu

thành năng suất của giống lúa Tẻ Râu ............................................ 56

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến hiệu quả kinh tế của giống lúa

Tẻ Râu............................................................................................. 59

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng của

giống lúa Tẻ Râu............................................................................. 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

viii

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chiều cao cây lúa Tẻ Râu ...... 62

Bảng 3. 11. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến số nhánh đẻ của cây lúa ... 64

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chỉ số diện tích lá .............. 65

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng tích lũy vật

chất khô của giống lúa Tẻ Râu........................................................ 67

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng chống chịu

của giống lúa Tẻ Râu ...................................................................... 69

Bảng 3. 15. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu tố

cấu thành năng suất của giống lúa Tẻ Râu ..................................... 71

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của

giống lúa Tẻ Râu............................................................................. 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Năng suất của giống lúa Tẻ Râu ở các mật độ cấy khác nhau........ 58

Hình 3.2. Năng suất của giống lúa Tẻ Râu ở các tổ hợp phân bón khác nhau ..... 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đối với người Việt Nam chúng ta, hay phần lớn dân châu Á nói chung,

cây lúa (Oryza sativa) là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai

trò quan trọng trong dinh dưỡng hàng ngày. Sản xuất lúa nước là nghề truyền

thống của người nông dân Việt Nam nói chung và của các đồng bào dân tộc

khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Tại nhiều địa phương, đặc biệt là trên

các cánh đồng rộng lớn ở vùng miền núi Tây Bắc (Mường Thanh - Điện Biên,

Mường Lò - Yên Bái, Mường Than - Lai Châu,...) từ những năm 60 của thế

kỷ trước, khi đồng bào ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng lên xây dựng vùng

kinh tế mới, phong trào thâm canh tăng năng suất lúa ngày càng được mở

rộng. Từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay có nhiều vùng đã dần

chuyển sang sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, như tại cánh đồng Mường

Thanh gạo IR64 đã trở thành loại gạo đặc sản được nhiều tỉnh phía bắc biết

đến, cánh đồng Mường Lò đã từng bước chuyển đổi mở rộng diện tích cấy

các giống lúa thơm như Bắc thơm 7, Chiêm hương, HT1, cánh đồng Mường

Than có giống lúa Sén Cù,…

Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt khi Việt

Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới

(WTO), cơ chế thị trường đã thực sự mở cửa, Việt Nam không chỉ chú trọng

đến việc sản xuất đủ lương thực mà còn phải nâng cao chất lượng lương thực.

Trong những năm gần đây, an ninh lương thực của Việt Nam đã tương đối ổn

định và Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu

gạo. Do vậy vấn đề nâng cao năng suất và chất lượng gạo là một việc làm rất

cần thiết để thích ứng ngày càng nhanh với sự cạnh tranh gay gắt của thị

trường. Tìm ra các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, kết hợp với

các biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu đã và đang là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2

nhiệm vụ cấp bách của chúng ta. Song song với nó là công tác quy hoạch các

vùng sản xuất lúa gạo mang tính chất hàng hoá, phát triển bền vững các giống

lúa có khả năng cạnh tranh cao, đồng thời nghiên cứu và xác lập hệ thống thị

trường tiêu thụ. Như vậy sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giúp cho nông

dân có thêm cơ sở để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc

sống góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công Chương trình mục tiêu

Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Thành phố Lai Châu, một trung tâm chính trị của tỉnh Lai Châu, có

điều kiện thuận lợi về giao thông có quốc lộ 4D, quốc lộ 12 nối liền hai

tỉnh Lào Cai và Điện Biên, thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa,

có điều kiện khí hậu thích hợp cho phát triển sản xuất lúa Tẻ Râu, thành

phố Lai Châu có diện tích ruộng cấy lúa trên 495 ha, chủ yếu là đất 1 vụ

lúa, điều kiện tưới nước phụ thuộc vào nước mưa là chính, việc thâm canh

còn hạn chế, tổng sản lượng lúa hàng năm trên 2.290 tấn. Tuy nhiên, so với

điều kiện lợi thế thì thành phố Lai Châu chưa phát huy được tiềm năng thế

mạnh đó, hiệu quả kinh tế mang lại từ sản xuất lúa còn rất thấp, chưa sản

xuất lúa thành hàng hóa.

Thực tế trong sản xuất nhiều năm qua người nông dân do thói quen và

quan niệm lấy lượng bù chất cũng như chưa chủ động áp dụng tiến bộ kỹ

thuật vào sản xuất nên thường cấy với mật độ dầy, việc sử dụng phân bón còn

thiếu khoa học và lãng phí. Người nông dân mới chỉ quan tâm đến sử dụng

phân đạm, lân, một số ít quan tâm đến sử dụng kali. Việc sử dụng các loại

phân bón không cân đối như lượng đạm bón nhiều, trong khi đó phân kali còn

sử dụng rất thấp hoặc không bón. Thời điểm bón phân chưa hợp lý, thường

bón muộn, bón rải rác không tập trung nhất là đạm nên cây lúa thường hay bị

đổ, sâu bệnh nhiều ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng,... Vì vậy, ngoài

các biện pháp kỹ thuật như bố trí thời vụ, kỹ thuật làm đất, tưới nước, phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3

trừ sâu bệnh,... thì xác định mật độ cấy và các mức phân bón, cách bón là một

biện pháp kỹ thuật quan trọng cần được nghiên cứu và áp dụng nhằm làm cho

cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt hơn, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế của

sản xuất lúa.

Xuất phát từ những thực trạng trên, việc tìm và duy trì giống lúa vừa

năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của thành phố

Lai Châu và những biện pháp kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của giống là

nhiệm vụ cấp bách. Từ tình hình thực tiễn sản xuất lúa tại địa phương chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và

các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa Tẻ Râu vụ

Mùa 2014 và vụ Xuân 2015 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu”.

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

2.1. Mục đích

Xác định được mật độ cấy và các mức phân bón thích hợp đối với

giống lúa Tẻ Râu trồng trong vụ mùa và vụ xuân tại thành phố Lai Châu, tỉnh

Lai Châu.

2.2. Yêu cầu

Xác định đặc điểm sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu tại xã San Thàng,

thành phố Lai Châu.

Xác định được ảnh hưởng của các mức phân bón, mật độ cấy đến sinh

trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Tẻ Râu.

Xác định được mức phân bón, mật độ cấy cho hiệu quả cao nhất.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học

Xác định đặc điểm sinh trưởng của giống lúa Tẻ Râu cho năng suất cao,

chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái khu vực thành phố Lai Châu.

Xác định liều lượng bón phân và mật độ cấy cho giống lúa Tẻ Râu tại

xã San Thàng thành phố Lai Châu;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

4

Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp và bổ xung vào tài liệu phục vụ

cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Xác định được thời vụ, liều lượng phân bón, mật độ cấy hợp lý cho

hiệu quả cao nhất, duy trì được chất lượng của lúa Tẻ Râu để khuyến cáo áp

dụng vào thực tiễn sản xuất tại thành phố Lai Châu.

Kết quả nghiên cứu góp phần cải thiện quy trình làm tăng năng suất,

hiệu quả kinh tế cho sản xuất lúa. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực,

nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào dân tộc khu vực thành phố Lai

Châu nói riêng và vùng trung du, miền núi phía Bắc nói chung.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!