Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Lượng Keo Tráng Synteko 1985 1993 Tới Chất Lượng Dán Dính Của Gỗ Keo Lá Tràm Và Gỗ Keo Lai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu trong ngành chế biến gỗ của
Trường Đại học Lâm Nghiệp, được sự đồng ý của Khoa chế biến lâm sản, Bộ
môn công nghệ ván nhân tạo và dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Trịnh
Hiền Mai tôi tiến hành làm đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
lượng keo tráng Synteko (1985/1993) tới chất lượng dán dính của gỗ Keo lá
tràm và gỗ Keo lai”.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới nhà
trường, Khoa Chế biến lâm sản, giáo viên hướng dẫn – cô giáo Trịnh Hiền
Mai cùng gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn
thành tốt khoá luận của mình. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của tôi sớm
được mở rộng và có thể ứng dụng vào thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng gỗ hợp lý và có hiệu quả là một trong những vấn đề được quan
tâm hiện nay trong chế biến gỗ. Các hướng nghiên cứu phục vụ mục đích này
là tìm kiếm nguồn nguyên liệu, tìm loại sản phẩm mới cũng như nâng cao, đổi
mới công nghệ, thiết bị để cho sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay là tìm kiếm nguồn nguyên
liệu và sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu đã có. Để làm được điều đó chỉ có
ngành sản xuất ván nhân tạo với các loại hình như ván dán, ván dăm, ván sợi,
ván ghép thanh, và một số loại ván nhân tạo khác.Ván nhân tạo là sản phẩm
của sự kết hợp giữa vật dán và keo dán.
Về vật dán, trong những năm gần đây gỗ Keo lá tràm và Keo lai với ưu
điểm là gỗ rừng trồng mọc nhanh, có các tính chất cấu tạo phù hợp với ngành
sản xuất ván nhân tạo đã và đang được sử dụng làm nguồn nguyên liệu chính.
Cùng với sự phát triển của ngành chế biến lâm sản trong những năm gần đây
trên thị trường xuất hiện rất nhiều hãng cung cấp chất kết dính phù hợp với
nhiều loại hình sản phẩm. Các loại chất kết dính của hãng Casco Adhesives
hiện nay đang được dần dần đưa vào sử dụng trong ngành Chế biến Lâm sản
ở Việt Nam, nhiều loại chất kết dính có cường độ dán dính tốt, khả năng chịu
nhiệt, chịu ẩm cao, có thể dán ép ở điều kiện nhiệt độ môi trường… Chất kết
dính Synteko (1985/1993) là một trong những chất kết dính mới xuất hiện
trên thị trường, có nhiều ưu điểm hơn những loại chất kết dính khác. Để góp
phần sử dụng chất kết dính này sao cho có hiệu quả, vừa đảm bảo chất lượng
dán dính tốt, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của lượng keo tráng Syteko (1985/1993) tới chất lượng dán
dính của gỗ Keo lá tràm và gỗ Keo lai”.
2
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của lượng keo tráng
tới độ bền dán dính, tới chất lượng sản phẩm ở trong và ngoài nước và đã đưa
ra được những trị số tham khảo có giá trị. Theo đề tài [01] thì lượng keo tráng
EPI thích hợp cho sản xuất ván ghép thanh là 150-250 g/m2
, cho ván dán là
120-240 g/m2
, cho sản xuất ván LVL là 150 - 300 g/m2
[04]. Qua thực tế sản
xuất thì các hãng keo cũng đã đưa ra những khuyến cáo về lượng keo sử dụng
hợp lý, theo đó hãng keo Casco đưa ra mức sử dụng 150-250 g/m2
khi sử
dụng keo của họ. Một số luận văn tốt nghiệp nghiên cứu về lượng keo tráng
như: Nghiên cứu khả năng dán dính của hai loại gỗ Trám bông vàng và Bồ đề
khi tạo ván ghép thanh bông vàng phủ mặt bồ đề (thay đổi lượng keo tráng )-
Phạm Xuân Thành - 2001.
Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng keo tráng đến chất lượng sản xuất ván
ghép thanh sản xuất từ gỗ Keo lá tràm – (Đoàn Tăng Hậu – 2003). Kết quả
lượng keo tráng EPI thích hợp cho sản xuất ván ghép thanh là 150-250 g/m2
.
Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng keo tráng đến một số tính chất cơ lý
của ván LVL từ Keo lai – (Phạm Đình Cao – 2003). Kết quả là lượng keo
tráng EPI thích hợp cho sản xuất ván LVL là 150 - 300 g/m2
.
Các luận văn tốt nghiệp trên đã nghiên cứu và đưa ra được những trị số
tham khảo có giá trị thực tiễn.
1.2. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hai loại gỗ Keo lá tràm và Keo lai hiện đang là những nguyên liệu chủ
yếu trong ngành chế biến gỗ. Bên cạnh đó hãng keo Casco đang là một trong
những nhà cung cấp keo dán chủ yếu cho ngành chế biến gỗ Việt Nam. Tuy
nhiên keo Synteko 1985/1993 là loại keo mới đưa vào VN, nên chưa có đề tài
nào nghiên cứu về ảnh hưởng của lượng keo tráng Synteko (1985/1993) đến
chất lượng dán dính.
3
Vì vậy tôi thực hiện đề tài nhằm nghiên cứu về độ bền dán dính của hai
loại gỗ này bằng việc thay đổi lượng keo tráng để đưa ra trị số phù hợp khi sử
dụng nhằm đảm bảo độ bền dán dính của mối dán và phần nào giải quyết
được vấn đề giá thành của sản phẩm.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định ảnh hưởng của lượng keo tráng Synteko (1985/1993) tới chất
lượng dán dính thông qua cường độ kéo trượt màng keo (theo tiêu chuẩn EN
205) và mức độ bong tách màng keo (theo tiêu chuẩn KOMO) cho gỗ Keo lá
tràm và gỗ Keo lai.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra trị số hợp lý về lượng keo
tráng cho từng loại gỗ để đảm bảo độ bền dán dính phục vụ cho các quá trình
nghiên cứu và sản xuất sau này.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Nguyên liệu gỗ: Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và Keo lai
(Acacia mangium x Acacia auriculiformis).
+ Nguyên liệu chất kết dính: Keo Synteko1985 và chất đóng rắn
Hardener 1993.
1.5. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về nguyên liệu: gỗ Keo lá tràm, gỗ Keo lai, thông số chế độ
ép, thiết bị.
- Tạo mẫu thí nghiệm theo tiêu chuẩn, kiểm tra ảnh hưởng của lượng keo
tráng ở các mức keo khác nhau với hai loại gỗ Keo lá tràm và gỗ Keo lai.
- Phân tích, đánh giá kết quả và rút ra trị số lượng keo tráng hợp lý cho
từng loại gỗ.
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thừa kế các kết quả nghiên cứu đã có về vật dán, thông
số chế độ ép, keo dán…nhằm làm cơ sở cố định các yếu tố để khảo sát ảnh
hưởng của lượng keo tráng tới độ bền dán dính của gỗ Keo lá tràm và Keo lai.
- Phương pháp nghiên cứu bằng thực nghiệm trên cơ sở lập kế hoạch
thực nghiệm đơn yếu tố lượng keo với điều kiện các yếu tố còn lại không đổi.
4
1.7. Ý nghĩa của khoá luận
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu đề tài nhằm hoàn thiện kiến
thức chuyên môn bản thân và làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu khác
sau này.
- Ý nghĩa thực tiễn: xác định được sự ảnh hưởng của lượng keo tráng
EPI tới độ bền dán dính của gỗ Keo lá tràm và gỗ Keo lai và đưa ra trị số hợp
lý về lượng keo tráng cho từng loại gỗ để đảm bảo độ bền dán dính phục vụ
cho các quá trình nghiên cứu và sản xuất khi sử dụng keo dán EPI, gỗ Keo lá
tràm và Keo lai.
5
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Cơ sở lý thuyết dán dính là sự hình thành mối liên kết giữa vật dán và
keo dán được thực hiện bởi các quá trình vật lý - cơ học, hoá học phức tạp. Cụ
thể bao gồm:
- Các hiện tượng xảy ra trong quá trình thực hiện mối liên kết:
+ Hiện tượng thẩm thấu của dung môi và vật dán
+ Hiện tượng khuyếch tán của keo theo dụng môi vào vật dán
+ Hiện tượng hình thành các phản ứng dẫn đến cầu nối hoá học giữa
keo và vật dán
+ Hiện tượng bay hơi bay hơi của dung môi hoặc keo vào không khí
- Các lực liên kết trong mối dán:
+ Lực hấp dẫn
+ Lực liên kết tĩnh điện
+ Lực liên kết hoá học
2.1. Những nhân tố ảnh hƣởng tới độ bền dán dính của gỗ
Những yếu tố ảnh hưởng tới độ bền dán dính của gỗ bao gồm yếu tố
thuộc về vật dán, chất kết dính và công nghệ ép.
2.1.1. Ảnh hƣởng của vật dán
2.1.1.1. Loại gỗ
- Về độ rỗng trong gỗ: Là thành phần thể tích rỗng do các ống mạch
khoảng trống giữa các mixen trên vách tế bào, ruột tế bào, lỗ thông ngang
…tạo nên. Độ rỗng ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt gia công và chất lượng
mối dán.
- Về thớ gỗ: Khi gia công cơ giới, thớ gỗ ảnh hưởng rất nhiều đến chất
lượng bề mặt gia công, loại gỗ thớ thô khi gia công cho chất lượng bề mặt
kém hơn là gỗ có thớ mịn. Như vậy là gỗ có thớ thô thì khi gia công dán dính
có chất lượng mối dán kém.