Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Loại Keo Tới Chất Lượng Ván Sàn Công Nghiệp Dạng Lớp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một không gian nội thất với những nét đẹp riêng sẽ tạo cho con người
sẽ tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái. Nếu như từ xưa đến nay, con người
thường sử dụng các loại gạch lát nền để trang trí cho không gian nội thất của
mình. Nhưng ngày nay để tạo ra một không gian nội thất ấm cúng, thân thiện
thì chúng ta phải làm gì? – Một trong các lựa chọn là sử dụng sàn gỗ lát nền.
Ván sàn gỗ có rất nhiều điểm nổi bật mà các loại vật liệu lát nền khác
không thể có được đó là: Sàn gỗ công nghiệp tạo được thẩm mĩ tốt cho căn
phòng bởi màu sắc và vân thớ phong phú, đa dạng, khả năng cách âm, cách
nhiệt, nhẹ hơn gạch lát nền, tạo không khí ấm cúng thân thiện gần gũi với
thiên nhiên, cảm giác êm ái cho đôi chân, thích hợp nằm ngủ trên sàn mà
không cần sử dụng giường.
Hiện nay, trên thị trường có hai loại ván sàn là ván sàn gỗ tự nhiên và
ván sàn gỗ công nghiệp, cả hai loại ván sán này đều đáp ứng được mục đích
của người tiêu dùng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nguồn nguyên liệu gỗ
tự nhiên đang ngày càng khan hiếm thì sàn gỗ công nghiệp là một giải pháp
để tiết kiệm gỗ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhưng sàn gỗ công nghiệp phải sử dụng chất kết dính để tạo ra các liên
kết trong tấm ván nên chất kết dính là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người. Trên thị trường hiện nay có rất
nhiều loại chất kết dính khác nhau và mỗi loại có mục đích sử dụng khác
nhau. Do đó, ta phải lựa chọn loại chất kết dính phù hợp với sản xuất ván sàn.
Được sự nhất trí của Hội đồng khoa học nhà trường, của Khoa Chế biến lâm
sản, ở phạm vi nhất định, tôi tiến hành thực hiện đề tài :
“Nghiên cứu ảnh hưởng của loại keo tới chất lượng ván sàn công
nghiệp (dạng lớp)”.
2
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về ván sàn công nghiệp
1.1.1. Ván sàn công nghiệp ngày càng được ưa chuộng
Cuộc sống luôn khiến con người thay đổi, ngày nay con người luôn
mong muốn có một cuộc sống thoải mái, muốn tạo ra một không gian sống
ấm cúng và sang trọng trong ngôi nhà của mình. Chính vì vậy họ đã lựa chọn
sàn gỗ để tăng thêm vẻ sang trọng và khẳng định giá trị của ngôi nhà, sàn gỗ
còn tạo được không gian riêng của của mỗi người, mà ai ở đó cũng có cảm
giác gần gũi thiên nhiên. Khi sử dụng sàn gỗ thì khách hàng có 2 lựa chọn,
sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Tuy sàn gỗ tự nhiên thường có chất
lượng và độ bền với thời gian nhưng giá thành lại cao 350000 – 600000 đ/m2
nên ít khách hàng có khả năng sử dụng. Do vậy, ván sàn công nghiệp ngày
càng có nhiều người lựa chọn và sử dụng. Sàn gỗ công nghiệp có giá cả phù
hợp với thu nhập của nhiều người, giá thường từ 180000 – 320000 đ/m2
. Giá
cả phải chăng, sàn gỗ công nghiệp lại có nhiều ưu điển nổi trội như:
Có nhiều mẫu mã, màu sắc để khách hàng chọn.
Ấm áp về mùa đông, mát mẻ trong mùa hè.
Chịu được nhiệt và ẩm, chịu mài mòn; chống xước và cong vênh.
Lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng.
Có thể di chuyển nguyên vẹn đến nơi ở mới.
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ván sàn công nghiệp
a. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ván sàn công nghiệp trên thế giới
Ván sàn gỗ đầu tiên xuất hiện trên thế giới làm từ gỗ tự nhiên. Ván sàn
tự nhiên có nhiều tính năng nổi trội hơn vật liệu gạch cao cấp, nhưng gỗ tự
nhiên ngày càng khan hiếm nên ván sàn công nghiệp ra đời để đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm sàn công nghiệp có quy cách kích
3
thước, màu sắc khác, vật liệu…khác nhau, tạo ra nhiều lựa chọn.
Tổng mức tiêu thụ sàn gỗ tại Châu Âu và các nước EFTA đã vượt
ngưỡng 120 triệu m3
. Dự báo năm 2008, tiêu thụ ván sàn tại châu Âu sẽ tiếp
tục tăng và ngành công nghiệp ván sàn châu Âu sẽ vẫn tăng trưởng. Còn ở
châu Á tổng công suất sản xuất gỗ ván sàn của châu á ước đạt 350 triệu m2
năm 2006.
Hình 1.1. Ván sàn công nghiệp có khả năng chịu nhiệt
Hình 1.2. Ván sàn công nghiệp tạo sự ấm cúng cho ngôi nhà của bạn
4
b. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ván sàn công nghiệp ở Việt Nam
Ván sàn công nghiệp mới được biết đến ở Việt Nam trong vài năm gần
đây, nhưng đã được nhiều người sử dụng bởi những ưu điểm nổi trội, sự sang
trọng và ấm cúng mà sàn nhà bằng gạch không có được, ván sàn công nghiệp
đã dần thay thế các loại vật liệu khác.
Hiện nay, Việt Nam có một số nhà máy sản xuất ván sàn như: khu công
nghiệp Đại An (Hải Dương) đã sản xuất ván sàn từ MDF có phủ mặt tre, nhà
máy chế biến gỗ Bắc Sơn. Sản lượng ván sàn của nhà máy chế biến gỗ Bắc
Sơn: 500 m3
/tháng và 6000 m3
/năm.
Ván sàn trên thị trường Việt Nam chủ yếu là sản phẩm nhập khẩu từ
các nước trên thế giới: Thuỵ Điển, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc…
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của loại keo Synteko 1980/1993 và Synteko
1971/1999 đến chất lượng ván sàn công nghiệp (dạng lớp) nhằm định hướng
sử dụng keo hợp lý.
Kết cấu của ván sàn công nghiệp
Hình 1.3.Ván sàn công nghiệp có khả năng chịu
nước
5
1.3. Địa điểm và thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 23/2/2009 đến ngày 11/5/2009.
Địa điểm thực tập tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghiệp
rừng trường Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm thí nghiệm khoa Chế biến lâm
sản trường Đại học Lâm nghiệp.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Thực nghiệm tạo ván sàn gỗ công nghiệp từ 2 loại keo Synteko
1980/1993 và keo Synteko 1971/1999.
Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Đánh giá và so sánh khả năng sử dụng của 2 loại keo trong sản xuất ván
sàn công nghiệp.
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của 2 loại Synteko 1980/1993 và
Synteko1971/1999 đến chất lượng ván sàn công nghiệp (dạng lớp).
Đề tài sử dụng gỗ Keo lá tràm làm ván lõi, gỗ Bồ đề làm ván phủ mặt.
Đề tài sử dụng các máy móc tại Trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm và
chuyển giao công nhiệp rừng trường Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm thí
nghiệm Khoa Chế biến lâm sản trường Đại học Lâm nghiệp.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp kế thừa tài liệu
b. Phương pháp thực nghiệm
c. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn JAS-SE-7 của
Nhật Bản.
d. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học[5]