Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Kỹ Thuật Trồng Rừng Đến Sinh Trưởng Rừng Trồng Bạch Đàn Tại Vùng Nguyên Liệu Giấy Trung Tâm Phú Thọ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA LÂM HỌC
----------o0o----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN TẠI VÙNG
NGUYÊN LIỆU GIẤY TRUNG TÂM PHÚ THỌ
NGÀNH: LÂM SINH
MÃ NGÀNH: 7620205
Giáo viên hướng dẫn : TS. Bùi Mạnh Hưng
Sinh viên thực hiện : Triệu Anh Quân
Khóa học : 2016-2020
Hà Nội, 2020
i
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên, các cơ quan đơn vị, bạn
bè và gia đình.
Tôi chân thành cám ơn quý Thầy, Cô trong khoa Lâm Học, Trường Đại học
Lâm nghiệp đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm tôi học tập tại trường.
Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá
trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một
cách vững chắc và tự tin.
Để hoàn thành khóa luận này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
TS Bùi Mạnh Hưng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết báo cáo tốt
nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy tỉnh Phú Thọ
đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại địa phương và đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên khoa
học, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo
cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để tôi học thêm được nhiều kinh nghiệm hơn
trong lĩnh vực nghiên cứu này.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2020
Sinh viên
Triệu Anh Quân
ii
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG,HÌNH VẼ .................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................ 2
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................................. 2
1.1.1. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến sinh trưởng và chất lượng rừng
trồng....................................................................................................................... 2
1.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng và chất lượng rừng trồng
............................................................................................................................... 3
1.2.Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................... 5
1.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến sinh trưởng và chất lượng rừng
trồng....................................................................................................................... 5
1.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng và chất lượng rừng trồng
............................................................................................................................. 10
Chương II MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 15
2.1.1.Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 15
2.1.2.Mục tiệu cụ thể........................................................................................... 15
2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 15
2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón N, P, K đến sinh trưởng
rừng trồng Bạch đàn PNCTIV ............................................................................ 15
2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................... 15
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 15
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 16
2.5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 16
2.5.1. Kế thừa tài liệu ......................................................................................... 16
iii
2.5.2. Điều tra ngoại nghiệp................................................................................ 16
3.5.3. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu. ................................................... 19
CHƯƠNG III ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI . 21
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Phù Ninh ................................. 21
3.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................... 21
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện ........................................................ 23
3.2. Đặc điểm khu vực bố trí thí nghiệm............................................................. 28
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 29
4.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của bạch đàn PNCT3. .................. 29
4.1.1. Tỉ lệ sống................................................................................................... 29
4.1.2. Mật độ tối ưu ............................................................................................. 29
4.1.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng ............................................................................ 30
4.1.4. Mối quan hệ tương quan giữa Hvn và D1.3.............................................. 33
4.1.5. So sánh về chất lượng cây bạch đàn của 6 công thức thí nghiệm............. 34
4.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón N, P, K đến sinh trưởng của bạch đàn
PNCT3................................................................................................................. 34
4.2.1. Tỉ lệ sống................................................................................................... 35
4.2.2. Mật độ tối ưu ............................................................................................. 36
4.2.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng ............................................................................ 36
4.1.4. Mối quan hệ tương quan giữa Hvn và D1.3.............................................. 43
4.1.5. So sánh về chất lượng cây bạch đàn của 6 công thức thí nghiệm............. 45
Chương V KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ......................................... 47
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 47
5.1.1 Ảnh hưởng của mật độ:.............................................................................. 47
5.1.2. Ảnh hưởng của phân bón .......................................................................... 47
5.2. Tồn tại........................................................................................................... 47
5.3. Kiến nghị...................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
% Tỷ lệ phần trăm
Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Cm Centimet
CTTN Công thức thí nghiệm
D1.3 Đường kính ở vị trí 1,3 m
Dt Đường kính tán
ĐTC Độ tàn che
Đvt Đơn vị tính
Hvn Chiều cao vút ngọn
m Mét
M Trữ lượng
N Số cây
NXB Nhà xuất bản
ÔTC Ô tiêu chuẩn
ÔDB Ô dạng bản
TB Trung Bình
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Công thức thí nghiệm bón phân cho dòng Bạch đàn PNCTIV........... 17
Bảng 2.2 Công thức thí nghiệm mật độ cho dòng Bạch đàn PNCTIV............... 18
Bảng 3.1. Kết quả phân tích đất tại khu thí nghiệm xã Bảo Thanh, huyện Phù
Ninh, Phú Thọ ..................................................................................................... 28
Bảng 4.1 Tỉ lệ sống, chết của 6 công thức thí nghiệm mật độ............................ 29
Bảng 4.2 Mật độ tối ưu của 6 công thức thí nghiệm........................................... 29
Bảng 4.4 Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn của 6 công thức thí nghiệm...... 31
Bảng 4.5 Các chỉ tiêu sinh trưởng, tiết diện và trữ lượng rừng bạch đàn........... 32
Bảng 4.6 Phương trình tương quan Hvn/D1.3 .................................................... 33
Bảng 4.7 So sánh chất lượng cây bạch đàn......................................................... 34
Bảng 4.8 Tỉ lệ sống của 10 công thức thí nghiệm phân bón............................... 35
Bảng 4.9 Mật độ tối ưu của 10 CTTN phân bón................................................. 36
Bảng 4.10 Sinh trưởng đường kính D1.3 của 10 CTTN phân bón..................... 36
Bảng 4.11 Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn của 10 CTTN phân bón.......... 38
Bảng 4.12 Các chỉ tiêu sinh trưởng của 10 CTTN phân bón.............................. 40
Bảng 4.13 Tiết diện ngang và mật độ của 10 CTTN phân bón .......................... 40
Bảng 4.6 Phương trình tương quan Hvn/D1.3 .................................................... 43
Bảng 4.14 So sánh chất lượng cây bạch đàn....................................................... 45
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cũng như các nước Đông Nam Á khác, Việt Nam là đất nước của rừng
nhiệt đới, là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên quý giá, đáp ứng nhu cầu thiết thực
cho con người như lương thực, thực phẩm, dược liệu và các nguyên liệu khác
phục vụ cho các hoạt động phát triển. Tuy nhiên nguồn tài nguyên quý giá nay
đang ngày càng bị cạn kiệt bởi chính các hoạt động của con người, đặc biệt là tài
nguyên rừng. Sự suy giảm cả về số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên rừng
đã và đang là vấn đề cấp bách được đặt ra cần giải quyết và đòi hỏi sự chung tay
góp sức của cả cộng đồng.
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình bảo vệ và phát triển
rừng như chương trình 327. Chương trình trồng mới 5 triệu ha, và các chương
trình khác…nhằm phát triển tài nguyên rừng và đã đem lại kết quả cao. Tiếp tục
với chiến lược Lâm nghiệp giai đoạn 2006 -2020 đã xác định nhiệm vụ kinh tế về
trồng rừng phải đảm bảo diện tích rừng trồng sản xuất ổn định ở mức 2.4 -2.6 triệu
ha rừng trồng nguyên liệu công nghiệp.
Và Bạch đàn là loài cây trồng chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong các
chương trình trồng và khôi phục rừng ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước. Việc
nghiên cứu cây Bạch đàn tiên phong chỉ tập trung vào khía cạnh giống, đánh giá
sinh trưởng, khả năng cải tạo đất, còn các nội dung khác như điều tra sự ảnh hưởng
của kỹ thuật trồng rừng đến sinh trưởng rừng trồng…phục vụ cho kinh doanh bền
vững rừng còn hạn chế.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi thực hiện khóa luận “Nghiên cứu ảnh
hưởng của kỹ thuật trồng rừng đến sinh trưởng rừng trồng bạch đàn tại vùng
nguyên liệu giấy Trung tâm Phú Thọ” nhằm đề xuất một số giải pháp kinh
doanh hiệu quả loài cây này tai địa phương.
2
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trong những năm gần đây, do nhu cầu về gỗ nguyên liệu ngày càng tăng,
các loài cây gỗ mọc nhanh như bạch đàn, keo, thông,... đã được gây trồng trên
những diện tích lớn ở các nước nhiệt đới. Bên cạnh công tác chọn tạo giống mới,
hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh đã từng bước được quan tâm nghiên
cứu nhằm đưa năng suất, chất lượng rừng trồng lên cao nhất.
Bạch đàn (Eucalyptus) là một chi thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae) bao
gồm 676 loài có phân bố chủ yếu ở Australia và một phần ở Indonesia, Philippines
và Papua New Guinea [25]. Trên thế giới đã có gần 200 loài Bạch đàn được đưa
vào khảo nghiệm tại các nước, song chỉ có khoảng 10 loài được xếp vào diện đã
gây trồng rộng rãi, đó là: E.camaldulensis , E. tereticornis, E. urophylla, E.
grandis, E. saligna, E. deglupta, E. globulus, và các dòng Bạch đàn lai cao sản ở
Trung Quốc, Brazil, Congo,… [33].
1.1.1. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến sinh trưởng và chất lượng
rừng trồng
Nghiên cứu của Nambiar (1966) cho thấy sự thoái hóa lập địa do khai thác
rừng thông Pinus radiata với chu kỳ ngắn ở Australia. Theo tác giả, có tới 90%
chất dinh dưỡng trong sinh khối bị lấy đi khỏi rừng khi khai thác. Sands (1983)
cũng cho rằng, sự thay thế rừng bạch đàn tự nhiên ở Australia bằng rừng trồng
thông (Pinus radiata) với chu kỳ chặt 15 - 20 năm (400 m3
/ha) cũng làm giảm độ
phì đất do khai thác gỗ.
Tại Ấn Độ, việc trồng bạch đàn trên những vùng rộng lớn đã gây ra nhiều
cuộc tranh luận kéo dài về tác dụng xấu của nó đến đất. Ghosh (1978) đã đánh giá
ảnh hưởng của bạch đàn đến chế độ nước và chất dinh dưỡng trong đất tại Ấn Độ
3
và nhiều vùng trên thế giới nhưng chưa có kết luận khẳng định. Tuy nhiên, Ghosh
đã nhấn mạnh, các lời ca thán về tác hại của bạch đàn đến đất tại Ấn Độ là không
thỏa đáng. Các mối lợi về kinh tế do bạch đàn đưa lại còn lớn hơn nhiều so với
mặt hại (nếu có).
Cùng với quá trình đưa trồng thành công ở nhiều nơi, đã có khá nhiều công trình
khoa học trên thế giới nghiên cứu cho loài Keo tai tượng (Acacia mangium), đặc biệt
là mối quan hệ giữa tính chất đất với sinh trưởng của cây và quan hệ giữa dinh dưỡng
lá và sinh trưởng của cây. Skelton (1987) đã chỉ ra rằng, Keo tai tượng là loài ưa đất
màu mỡ, thoát nước tốt, sinh trưởng kém trên đất hình thành từ đá mẹ siêu bazơ nên
có khả năng chịu được pH thấp dưới 4,0.
Một nghiên cứu khác của Schonau (1985) ở South Africa về vấn đề bón
phân cho Bạch đàn Eucalyptus với tỷ lệ N:P:K = 3:2:1 có thể nâng chiều cao trung
bình lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất [39].
Các nghiên cứu trên thế giới từ trước kia của Simpson đã đưa ra hàng loạt
các thông số về thành phần các chất dinh dưỡng có trong đất cho thấy nguyên tố
nào cần thiết với cây ở các giai đoạn tuổi. Qua nghiên cứu này, Simpson (1992)
thấy ở Dongmen (Trung Quốc), công thức bón hỗn hợp 100 kg N/ha, 50 kg P/ha
và 50 kg K/ha cho Keo tai tượng đem lại kết quả sản lượng rừng tăng 179% [40]
.
Một nghiên cứu khác tại Trung Quốc cho loài Keo tai tượng từ 24 - 30 tháng tuổi
cho thấy nhu cầu dinh dưỡng của chúng cụ thể như sau: Đạm 153,8 kg/ha, lân
5,04 kg/ha, kali 55,4 kg/ha, canxi 36,4 kg/ha và ma-nhê 20,5 kg/ha (Bai, 1997).
1.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng và chất lượng rừng
trồng
Das (1984) cho rằng, việc bố trí mật độ trồng rừng nói chung được xác định
bởi mục đích sử dụng và độ màu mỡ của đất. Ở Bangladesh, đến nay Keo tai
tượng đã được trồng với cự ly 2,4 × 2,4 m (mật độ 1.736 cây/ha). Nếu nơi đất tốt,
cự ly trồng có thể là 2 × 2 m (mật độ 2.500 cây/ha) với mục đích tỉa thưa sớm cho