Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Kích Thích Hom Loại Và Nồng Độ Chất Điều Hòa Sinh Trưởng Tới Kết Quả Giâm Hom Phi Lao Casuarina Equisetifolia Fost
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phi Lao (Casuarina equisetifolia Fost) được dẫn giống vào Việt Nam từ
đầu những năm 1986. Là loài cây mọc nhanh, sinh trưởng mạnh và rễ thích ứng
với nhiều dạng sinh thái khác nhau. Chống chịu được với khô hạn, gió bão, và
chịu vùi lấp. Vì vậy nó được trồng phổ biến ở ven biển miền Trung và nhiều
tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là ở các cồn cát ven.
Phi Lao rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới mưa mùa ở nước ta đặc biệt là
những vùng có mưa nhiều, ấm áp và ven biển. Ở Việt Nam, phi lao là loài cây
tiên phong trong trồng rừng trên đồi cát di động.
Với chiều dài bờ biển nên tới hàng nghìn cây số, hàng năm luợng cát bay
theo gió bão vào đất liền đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất
mùa màng và cuộc sống của người dân. Trồng rừng phòng hộ là biện pháp hữu
hiệu nhằm hạn chế tác hại đó. Trong khi đó gắn liền với trồng rừng phòng hộ
ven biển lại là công tác chuẩn bị về giống, vì vậy việc sản xuất cây con trong
thời gian nhanh, số lượng lớn, cây con vừa đảm bảo được chất lượng vừa rẻ lại
là vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu.
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm
canh, không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa
năng suất rừng lên cao. Nếu chỉ tiến hành nhân giống từ hạt thì năng suất, chất
lượng rừng trồng thường không ổn định. Các tính trạng của cây bố, mẹ chưa
chắc duy trì được nguyên vẹn cho cây con do hiện tượng phân ly tính trạng.
Giâm hom là phương pháp sản xuất cây con đã được áp dụng phổ biến hiện
nay. Trong quá trình giâm hom cần tìm ra được quy trình sản xuất giống tốt
nhất nhằm tạo ra được loại giống có năng xuất và chất lượng ổn định, đáp ứng
được mục tiêu đã đề ra . Trên tinh thần đó tôi hi vọng đóng góp một phần nhỏ
vào việc hoàn thiện quy trình kỹ thuật giâm hom Phi lao nói riêng cũng như
2
chương trình cải thiện giống loài cây này nói chung bằng việc thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hom, loại và nồng độ chất điều
hoà sinh trưởng tới kết quả giâm hom loài Phi lao (Casuarina equisetifolia
Fost)”.
3
PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu về phát triển gây trồng
2.1.1. Đặc điểm sinh học - sinh thái
Phí lao là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, lá thường xanh, ra hoa kết quả
vào đầu mùa hè, khi chín quả rụng vào mùa đông, là loài cây đa mục đích.
Trồng Phi lao có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao như: làm nguyên liệu trong
công nghiệp chế biến, gỗ trụ mỏ, chất đốt……đặc biệt Phi lao là loài cây có
khả năng thích ứng tốt với những điều kiện khắc nghiệt của những vùng đất cát
ven biển, do vậy trồng Phi lao có tác dụng lớn trong công tác phòng hộ, bảo vệ
mùa màng, cải thiện môi trường sống……
Cây Phi lao có phạm vi thích ứng rộng về mặt khí hậu, từ khu vực xích
đạo mưa nhiều và không có mùa khô cho đến khu vực khí hậu gió mùa có
lượng mưa thấp và mùa khô kéo dài. Ở những khu vực này Phi lao thường sống
gần biển, thích hợp nhất với cát pha như, tốt, sâu ẩm, thoát nước tốt và có độ
pH từ 6,5 - 7.
Phi lao sinh trưởng nhanh, sau khi trồng 1 năm tuổi có the đạt chiều cao
từ 2 - 3m, đường kính 3 - 4cm, 4 tuổi cao từ 11 - 12m, đường kính 12 - 15cm.
Ở độ tuổi 25 thì cây ngừng sinh trưởng và ở độ tuổi 30 - 35 thì cây già cỗi.
Cây Phi lao sinh trưởng quanh năm nhưng vào mùa mưa sinh trưởng
nhanh hơn. Phi lao tái sinh chồi rất khoẻ, trên thân có nhiều rễ bất định do đó
thân cây bị vùi lấp tới đâu thì có ra rễ đến đó.
2.1.2. Nghiên cứu gây trồng trên thế giới
Phi lao là đối tượng nghiên cứu từ lâu của các nhà khoa học trên thế giới.
Cho tới nay đã có nhiều hội nghị quốc tế về cây Phi lao như: hội nghị tại
Canberra (Ôxtrâylia) tổ chức năm 1981, hội nghị Cairo(Ai cập) tổ chức năm
1990, gần đây là hội nghị được tổ chức tại Đà Nẵng (Việt Nam) năm
4
1996....Những điều đó đã chứng tỏ tầm quan trọng của cây Phi lao trong đời
sống xã hội.
Ở Châu á, Khi người Pháp dẫn giống Phi lao vào vùng duyên hải Việt
Nam, đồng thời họ cũng dẫn những giống tương tự vào vùng duyên hải “Quảng
Châu Loan” - một lô giới của Pháp ở Đông Bắc bán đảo Lôi Châu - nay là
Thành phố Trạm Giang - Trung Quốc.
Trước và sau năm năm 1960 để thực hiện chương trình trồng rừng chắn
cát ven biển, Trung Quốc tiếp tục dẫn giống Phi lao từ Việt Nam cho cả Lưỡng
Quãng và Hải Nam. Sau nhiều thập kỷ, người Trung Quốc nhận thấy hậu thế
của các giống này đã thoái hoá mạnh. Các chuyên gia về Phi lao của Trung
Quốc cũng nhận ra hiện tượng thoái hoá tương tự khi thăm các vùng trồng Phi
lao ở duyên hải miền Trung của Việt Nam.
Cách đây trên 20 năm, chương trình cải thiện giống Phi lao đã được đặt
ra, trong đó hướng đi chính là tuyển chọn cây ưu trội theo định hướng mọc
nhanh, cao sản, tính chống chịu cao, rồi nhân vô tính để khảo nghiệm và phổ
cập.
Cải thiện giống ở Trung Quốc thường gắn liền với kỹ thuật nhân nhanh
bằng mô, hom, ghép. Tại Trung Quốc, lực lượng tham gia vào công tác tuyển
chọn giống các dòng lai vô tính và nhân giống bằng mô, hom rất đông đảo, bao
gồm nhiều trường Đại học và Trung học thuộc nhiều ngành khác nhau. Lực
lượng này vốn cần cù lại được trang bị nhiều thông tin nên hoạt động rất hiệu
quả và tạo ra nhiều giống, dòng kỹ thuật mới mà đại diện là các dòng Phi lao
601 và 701, được nhập vào Việt Nam từ năm 1994.
2.1.3. Nghiên cứu gây trồng trong nước
Ở Việt Nam, từ lâu cây Phi lao đã thực sự gắn liền với đời sống kinh tế
xã hội của người dân ven biển, các sản phẩm từ cây Phi lao có giá trị nhiều mặt,
vì thế mà Phi lao trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học Lâm
nghiệp, các Viện, các trường, các cơ quan đơn vị trong và ngoài ngành Lâm
5
nghiệp. Với Phi lao đã được tiến hành giâm hom ở Viện khoa học Lâm Nghiệp
Việt Nam. Theo Viện khoa học Lâm Nghiệp việc nhân giống bằng hom Phi lao
có thể đạt tỷ lệ ra rễ hơn 90%. Tạp chí Lâm nghiệp, tháng 11 năm 1992 “Bước
đầu nghiên cứu giâm hom Phi lao trên giá thể cát” của PGS - TS Dương Mộng
Hùng - Trường Đại học Lâm nghiệp. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu của
các Trường, các Viện, các cơ sở sản xuất giống......nhưng chỉ dừng lại ở báo
cáo khoa học chứ chưa được khảo nghiệm trên diện rộng.
Cây Phi lao du nhập vào nước ta từ lâu, nhưng qua nhiều năm giống đã
bị thoái hoá mạnh, có một số công trình chọn giống, khảo nghiệm xuất xứ cho
cây Phi lao như “Bước đầu khảo nghiệm xuất xứ cây Phi lao tại 4 tỉnh: Thanh
Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, Ninh Thuận” của Trung tâm nghiên cứu giống cây
rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp.
Theo báo cáo của Công ty giống và phục vụ trồng rừng Trung ương thì
chất lượng cây giống phục vụ trồng rừng rất kém, giống tốt chỉ đáp ứng được
khoảng 20% yêu cầu, 80% còn lại phải dùng giống xô bồ không rõ lý lịch, hạt
giống chưa được kiểm nghiệm, buôn bán lộn xộn, giá cả bất hợp lý...dẫn đến
chất lượng rừng trồng thấp.
Sau thời gian trồng khảo nghiệm ở nước ta từ năm 1995 đến nay, qua
theo dõi ở hầu hết các tỉnh như: Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Nam, Bình Thuận, Bạc Liêu...có trồng dòng Phi lao này thì tỷ lệ cây
sống và sinh trưởng của chúng đều rất tốt, chưa thấy xuất hiện dịch bệnh. Từ
kết quả khảo nghiệm theo biên bản ngày 13/06/1998 của Hội đồng khoa học -
công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Quyết định số
1722/QĐ/BNN - KHCN về việc đưa dòng Phi lao TT2.6 vào trồng thử nghiệm
trên diện rộng ở các điều kiện lập địa khác nhau.
2.2. Nghiên cứu về giâm hom Phi Lao
Nhân giống bằng hom (cutting propagation) là phương pháp dùng một
phần lá, một đoạn thân, một đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới, gọi là
cây hom.