Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH TRỒNG SẮN LẤY LÁ ĐẾN SẢN LƯỢNG LÁ SẮN VÀ GIÁ THÀNH CỦA BỘT LÁ SẮN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trần Thị Hoan và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 65 - 68
65
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA KHOẢNG CÁCH TRỒNG SẮN LẤY LÁ
ĐẾN SẢN LƢỢNG LÁ SẮN VÀ GIÁ THÀNH CỦA BỘT LÁ SẮN
Trần Thị Hoan*
, Từ Trung Kiên
Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Chúng tôi đã nghiên cứu trồng sắn lấy lá để làm thức ăn cho vật nuôi với 3 khoảng cách trồng khác
nhau là 1,0m x 0,4m; 0,8m x 0,4m; 0,6m x 0,4m. Kết quả nghiên cứu cho thấy: năng suất lá sắn trung
bình đạt cao nhất ở khoảng cách trồng (0,8m x 0,4m) là 52,66 tạ/ha/lứa, của khoảng cách trồng (0,6m
x 0,4 m) đứng hàng thứ hai, đạt 42,74 tạ/ha/lứa, khoảng cách trồng (1,0m x 0,4m) có năng suất thấp
hơn cả, đạt 41,11 tạ /ha/lứa. Về sản lƣợng lá tƣơi, vật chất khô, protein khoảng cách trồng 0,8m x
0,4m cũng đạt cao nhất (tấn/ha/2 năm), lần lƣợt là: 31,594; 8,239; 1,840, và có chi phí sản xuất cho
1kg bột lá sắn thấp nhất : 3,871 đồng.
Từ khóa: Khoảng cách, trồng, sắn lấy lá, sản lượng, bột lá sắn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở các nƣớc phát triển, bột lá thực vật là một
thành phần gần nhƣ không thể thiếu đƣợc
trong thức ăn hỗn hợp của vật nuôi. Hiện nay,
ở Việt Nam bột lá thực vật chƣa đƣợc sản
xuất để đƣa vào thức ăn hỗn hợp. Trong
tƣơng lai nƣớc ta cũng phải sản xuất bột lá
thực vật để đƣa vào thức ăn hỗn hợp nhƣ các
nƣớc phát triển. Trong các loại cây trồng,
chúng tôi thấy cây sắn có triển vọng để sản
xuất bột lá. Cây sắn có sản lƣợng lá lớn, tỷ lệ
protein trong lá khá cao rất thích hợp cho việc
chế biến thành bột lá để phối trộn vào thức ăn
hỗn hợp của gia súc và gia cầm. Vì vậy,
chúng tôi dự kiến tiến hành một số thí nghiệm
về cây sắn với mục tiêu là sản xuất bột lá sắn.
Trong thí nghiệm này chúng tôi nghiên cứu
ảnh hƣởng của khoảng cách trồng sắn lấy lá
đến sản lƣợng lá và giá thành của bột lá sắn.
NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu khoảng cách trồng sắn lấy lá khác
nhau để tìm ra khoảng cách thích hợp, có sản
lƣợng cao và giá thành sản phẩm thấp.
Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Giống sắn KM94
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Thực hành
Thực nghiệm, trƣờng Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: Năm 2009 - 2010
Tel: 0988.520 086; Email: [email protected]
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm với ba khoảng cách trồng: 1,0 m
x 0,4m (hàng cách hàng 1,0m, cây cách cây
0,4m); 0,8m x 0,4m và 0,6m x 0,4 m.
Mỗi khoảng cách trồng đƣợc bố trí trên diện
tích 30m2
và đƣợc lặp lại 3 lần, bố trí thí
nghiệm theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Liều
lƣợng bón phân cho 1ha/1 năm là: Phân
chuồng: 10 tấn, đạm là: 120 kg N, lân: 40 kg
P2O5, Kali: 80 kg K2O. Năm thứ hai bón cùng
liều lƣợng nhƣ trên.
Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
- Thành phần dinh dƣỡng của đất thí
nghiệm và khí tƣợng khu vực nghiên cứu
(tỉnh Thái Nguyên).
- Năng suất và sản lƣợng lá sắn, thành phần
dinh dƣỡng của lá sắn và giá thành sản phẩm.
- Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu là các
phƣơng pháp thông dụng đƣợc sử dụng trong
nghiên cứu trồng trọt và chăn nuôi.
* Phương pháp xử lý kết quả: Các số liệu thu
thập đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp thí
nghiệm trong chăn nuôi của Nguyễn Văn
Thiện (2000) [3] và trên phần mềm thống kê
Minitab 14.
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Khí tƣợng khu vực thí nghiệm
Khu vực thí nghiệm (tỉnh Thái Nguyên) có
nhiệt độ trung bình năm là: 24,2oC, ẩm độ
trung bình năm là 80,2%, lƣợng mƣa trung
bình năm là: 1700 mm. Nhƣ vậy, khí tƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn