Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Tái Chế Giấy Tới Môi Trường Nước Và Sức Khoẻ Của Người Dân Tại Dương Ổ Phong Khê Thành Phố Bắc Ninh
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
12.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
830

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Tái Chế Giấy Tới Môi Trường Nước Và Sức Khoẻ Của Người Dân Tại Dương Ổ Phong Khê Thành Phố Bắc Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƢỜNG

--------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ

GIẤY TỚI MÔI TRƢỜNG NƢỚC VÀ SỨC KHOẺ NGƢỜI DÂN

TẠI DƢƠNG Ổ - PHONG KHÊ - THÀNH PHỐ BẮC NINH

NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 306

Giáo viên hướng dẫn : CN. Bùi Văn Năng

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Trang

Khoá học : 2005 – 2009

Hà Nội – 2009

LỜI CẢM ƠN

Để đánh giá quá trình học tập và rèn luyện 4 năm tại trường Đại học

Lâm nghiệp. Được sự đồng ý của nhà trường, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng

và môi trường, Bộ môn Quản lý Môi trường, tôi thực hiện khoá luận :

“Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động tái chế giấy tới môi trường nước và

sức khoẻ của người dân tại Dương Ổ - Phong Khê – Thành phố Bắc Ninh”

Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã

nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo,

các cá nhân trong và ngoài trường.

Nhân dịp này cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo CN. Bùi

Văn Năng, người thầy đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá

luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến chuyên môn của các

thầy cô giáo trong Bộ môn Quản lý Môi trường, Khoa Quản lý Tài nguyên

rừng & Môi trường đã giúp tôi nâng cao chất lượng khoá luận.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa

phương và nhân dân xã Phong Khê đặc biệt là nhân dân trong hai thôn Dương

Ổ và thôn Ngô Khê đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa

phương.

Do bản thân còn những hạn chế nhất định về mặt chuyên môn, thời

gian thực hiện đề tài không nhiều nên sẽ không tránh khỏi những thiếu xót

trong quá trình thực hiện khoá luận. Kính mong được sự góp ý của các thầy

cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khoá luận hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Trang

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ Ô NHIỄM LÀNG

NGHỀ ........................................................................................................... 3

1.1. Vài nét về lịch sử phát triển và vai trò của làng nghề Việt Nam ........... 3

1.2. Làng nghề Việt Nam và những vấn đề môi trường .............................. 4

1.3. Hoạt động sản xuất giấy và vấn đề môi trường tại Bắc Ninh ................ 6

1.4. Các chính sách, giải pháp về bảo vệ môi trường đối với làng nghề ..... 8

CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................. 9

2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 9

2.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 9

2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 9

2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 9

2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu ............................................................. 9

2.4.2. Phương pháp điều tra xã hội học ..................................................... 10

2.4.3. Phương pháp điều tra và lấy mẫu tại hiện trường............................. 10

2.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm................................16

2.4.5. Phương pháp so sánh, đánh giá ....................................................... 19

CHƢƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 20

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội xã Phong Khê ........................... 20

3.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và sử dụng đất ................................ 20

3.1.2. Khí hậu, thủy văn ............................................................................ 21

3.1.3. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái trên cạn ................................... 22

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 23

3.2.1. Dân cư và lao động ......................................................................... 23

3.2.3. Giáo dục, y tế .................................................................................. 24

3.2.4. Tình hình phát triển kinh tế ............................................................. 26

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 29

4.1. Tình hình sản xuất giấy tại Phong Khê.................................................29

4.1.1. Quy trình sản xuất giấy dó.................................................................29

4.1.2. Quy trình sản xuất giấy bản............................................................. 31

4.1.3. Các nguồn phát sinh nước thải và đặc tính nước thải của ngành sản

xuất giấy ................................................................................................... 34

4.2. Thực trạng thu gom chất thải rắn và xử lý nước thải sau quá trình sản

xuất tại Phong Khê.................................................................................... 35

4.2.1. Tình hình thu gom chất thải rắn sau quá trình sản xuất.................... 35

4.2.2. Tình hình xử lý nước thải của quá trình sản xuất............................. 37

4.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất giấy tại Phong Khê tới môi trường

và sức khỏe của người dân ........................................................................ 39

4.3.1. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội ....................................................... 39

4.3.2. Ảnh hưởng của quá trình tái sản xuất giấy tới môi trường ............... 40

4.3.3. Ảnh hưởng của quá trình tái chế giấy tới sức khoẻ của người dân ... 53

4.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường khu vực

nghiên cứu ................................................................................................ 57

4.4.1. Các giải pháp về quản lý ................................................................. 57

4.4.2. Các giải pháp xử lý nước thải.......................................................... 62

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ............................... 66

5.1. Kết luận.............................................................................................. 66

5.2. Tồn tại................................................................................................ 67

5.3. Kiến nghị ........................................................................................... 67

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

1. Giáo viên hướng dẫn : CN. Bùi Văn Năng

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Trang

2. Thời gian thực tập : Từ ngày 27/02/2009 đến ngày 20/4/2009.

Địa điểm thực tập : Xã Phong Khê - Thành phố Bắc Ninh.

3. Tên đề tài

'' Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động tái chế giấy tới môi trường nước

và sức khoẻ của người dân tại Dương Ổ, Phong Khê, Thành phố Bắc

Ninh”

4. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của quá trình tái sản xuất giấy tới môi trường

và sức khỏe của người dân tại làng giấy Phong Khê làm cơ sở cho việc đề

xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường do hoạt động

tái chế giấy tại thôn Dương Ổ - Phong Khê - Thành phố Bắc Ninh.

5. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu quá trình sản xuất giấy tại Phong Khê.

- Nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ môi trường tại Phong Khê.

- Nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khoẻ người dân tại Phong Khê.

- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường khu vực

nghiên cứu.

6. Kết quả nghiên cứu

Đề tài tiến hành và đạt được những kết quả sau:

- Hoạt động sản xuất tại làng nghề với sản phẩm đa dạng: giấy dó, giấy vệ

sinh, vàng mã, giấy kráp…Với qui trình sản xuất đơn giản, dễ thực hiện ở quy

mô hộ gia đình, những sản phẩm này đã và đang từng bước khẳng định vị trí

của mình trên thị trường. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu thụ

ngày càng cao sẽ là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất. Điều này đã làm

thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, giải quyết công ăn việc làm lúc nông

nhàn, nâng cao thu nhập và góp phần cải thiện cuộc sống của người dân.

- Quá trình sản xuất tạo ra nhiều chất thải như nước, chất thải rắn thải ra

trong quá trình sản xuất không được xử lý mà đổ thẳng ra kênh mương làm ô

nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.

- Tại địa phương đã có mô hình xử lý nước thải chung đặt tại thôn Đào Xá do

Cộng hoà Séc- Canada tài trợ nhưng không được đưa vào hoạt động thường

xuyên vì kinh phí vận hành quá cao 20 triệu đồng/tháng, không có người vận

hành. Chính vì vậy mô hình xây xong thì bỏ không. Nước thải từ các hộ sản

xuất không được xử lý và chứa rất nhiều chất độc hại đổ thẳng ra môi trường

gây ô nhiễm nghiêm trọng.

- Kết quả phân tích cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ở Phong Khê đã

đến mức báo động. Hàm lượng SS, BOD5 đều vượt xa tiêu chuẩn cho phép.

Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ,

sinh hoạt và phát triển kinh tế của người dân.

- Do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm người dân ở đây mắc các bệnh như:

Bệnh ngoài da chiếm 23%, bệnh về đường hô hấp chiếm 25%, bệnh phụ khoa

chiếm 30%, bệnh đau mắt chiếm 15%, bệnh khác 7%. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh

cao chiếm 50% số người khám bệnh chủ yếu mắc bệnh về đường tiêu hoá và

bệnh đau mắt, phụ nữ thì mắc bệnh phụ khoa. Tỷ lệ người mắc bệnh trong

thôn Dương Ổ là cao nhất do ảnh hưởng của hoạt động tái chế giấy gây ô

nhiễm môi trường nước.

- Trước thực trạng đó đề tài đã đưa ra một số mô hình xử lý nước thải cùng

với các giải pháp về quản lý với hi vọng sẽ giải quyết phần nào được tình

trạng môi trường tại Phong Khê.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD5 Nhu cầu ôxy sinh hoá sau 5 ngày

BVMT Bảo vệ môi trường

DO Hàm lượng ôxy hoà tan

ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội

ĐHBKHN Đại học Bách khoa Hà Nội

HTX Hợp tác xã

KCN Khu công nghiệp

NO￾3 Hàm lượng Nitrat

NT Nước thải

pH Độ pH

Pts Phốt pho tổng số

QL Quốc lộ

SS Chất rắn lơ lửng

TCCP Tiêu chuẩn cho phép

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TNCS Thanh niên Cộng sản

VNĐ Việt Nam Đồng

DANH MỤC CÁC BẢNG Trang

Bảng 2.1. Vị trí các mẫu nước ngầm lấy tại 2 thôn Dương Ổ và Ngô Khê 13

Bảng 2.2. Vị trí lấy các mẫu nước thải lấy tại khu vực nghiên cứu 14

Bảng 2.3. Vị trí lấy các mẫu nước mặt lấy tại khu vực nghiên cứu 15

Bảng 3.1: Tình hình sản xuất giấy tại xã Phong Khê tính đến

cuối năm 2005 28

Bảng 4.1: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước thải tại khu vực

nghiên cứu

43

Bảng 4.2: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước mặt của sông

Ngũ Huyện Khê

48

Bảng 4.3. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước ngầm tại 2 thôn

nghiên cứu

52

Bảng 4.4. Tổng hợp tình hình khám sức khoẻ của người dân xã Phong

Khê (3 tháng đầu năm 2009) 54

Bảng 4.5: Kết quả phân tích trước và sau khi chạy mô hình 63

DANH MỤC CÁC HÌNH Trang

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước tại khu vực nghiên cứu 11

Hình 4.1: Quy trình sản xuất giấy dó kèm dòng thải 30

Hình 4.2: Quy trình sản xuất bìa cactông kèm dòng thải 31

Hình 4.3: Quy trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã

kèm dòng thải 33

Hình 4.4: Xỉ than đổ bên dòng sông Ngũ Huyện 37

Hình 4.5: Nước thải tại kênh gần trạm y tế 37

Hình 4.6. Sơ đồ xử lý nước thải giấy tại thôn Đào Xá 38

Hình 4.7: Gỗ chất trên đường đi vào khu công nghiệp 41

Hình 4. 8: Rác thải trong thôn 41

Hình 4.9: Đốt rác thải bên dòng sông Ngũ Huyện 41

Hình 4.10: Dòng sông Ngũ Huyện bây giờ 41

Hình 4.11 : Hệ thống ống xả khí 41

Hình 4.12. Hàm lượng SS tại các điểm nghiên cứu so với TCVN 45

Hình 4.13. Hàm lượng BOD5 tại các điểm nghiên cứu so với

TCVN 45

Hình 4.14. Hàm lượng Pts tại các điểm nghiên cứu so với TCVN 46

Hình 4.15. Hàm lượng Clo tại các điểm nghiên cứu so với TCVN 47

Hình 4.16: Hàm lượng SS tại các điểm nghiên cứu so với TCVN 49

Hình 4.17: Hàm lượng SS tại các điểm nghiên cứu so với TCVN 50

Hình 4. 18: Tỉ lệ người khám bệnh của 4 thôn trong 3 tháng đầu

năm 2009 55

Hình 4.19. Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường cấp xã 61

Hình 4.20. Sơ đồ xử lý nước thải quy mô nhỏ 62

Hình 4.21: Sơ đồ quy trình nước thải có màu bằng Betonit 64

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!