Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh thái tại xã hòa khương, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng đến đời sống cây cà tím (solanum melongena l.) giống thái lan (eggplant no1)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THANH BÌNH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN
SINH THÁI TẠI XÃ HÒA KHƯƠNG, HUYỆN HÒA
VANG,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CÂY CÀ TÍM
(SOLANUM MELONGENA L.) GIỐNG THÁI LAN
(EGGPLANT No1)
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 842 01 20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
SINH THÁI HỌC
Đà Nẵng – Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN TẤN LÊ
Phản biện 1: TS. Trịnh Đăng Mậu
Phản biện 2: TS. Hà Thăng Long
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Sinh
thái học, họp tại Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 11
năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
− Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
− Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cà tím (Solanum melongena L.) thuộc họ Cà – Solanaceae có nguồn
gốc là cây hoang dại ở Ấn Độ và hiện nay được trồng phổ biến ở các nước
như: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Đây là giống cây trồng ngắn
ngày, chịu hạn tốt lại có giá trị kinh tế cao, có vai trò tích cực trong hệ thống
luân canh, xen canh cây trồng theo hướng nông nghiệp bền vững [8].
Trong bữa ăn hằng ngày, cà tím được sử dụng phổ biến. Theo nghiên
cứu USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), trong quả cà tím tươi, nước chiếm 92%
và còn lại là các hợp chất giàu dinh dưỡng. Vì vậy, cà tím có khả năng cung
cấp 25 kcal trong 100g phần ăn được, 5-7% các loại vitamin nhóm B và K, đặc
biệt còn có 3% folate theo hàm lượng hằng ngày cần bổ sung cho cơ thể
(%DV). Tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong cà tím đều được đánh giá ở mức tốt và
rất tốt theo Hệ thống đánh giá Thực phẩm (Food Rating System Chart).
Không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất, cà tím còn chứa nhiều hợp
chất thứ cấp tốt, đặc biệt là các chất chống oxi hóa như nasunin, các hợp chất
phenolic, axit chlorogenic… Do đó, cà tím vừa giàu dinh dưỡng lại vừa có tác
dụng như một vị thuốc giúp bảo vệ màng tế bào não, chống lão hóa, giảm thiểu
nguy cơ ung thư, tăng tuần hoàn máu, bảo vệ hệ mạch máu, giảm nguy cơ xơ vữa
động mạch [7]. Trong đó, ưu điểm lớn nhất chính là khả năng loại bỏ cholesterol
xấu ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, cà tím còn được xem như một loại kháng sinh tự
nhiên giúp cơ thể phòng chống các bệnh viêm nhiễm, dị ứng, lợi tiểu [11].
Hiện nay, nhiều giống cà tím được trồng phổ biến tại Việt Nam, nhất là
các giống cà tím có nguồn gốc từ Thái Lan. Trong đó giống cà tím Eggplant
No1 hình thức trái tương tự giống cà truyền thống nhưng cuống xanh, ruột
xanh nhạt và đã mang lại kinh tế ổn định cho người nông dân.
Xã Hòa Khương thuộc địa bàn Huyện Hòa Vang, là một huyện nông
nghiệp của thành phố Đà Nẵng. Đời sống của người nông dân còn gặp nhiều
khó khăn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để thay đổi phương thức sản xuất
2
nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất là cách tốt nhất để phát triển
sản xuất nông nghiệp cho địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân. Đây là hướng đi đúng đắn và cần thiết cho phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao nói chung, phát triển rau ở Đà Nẵng nói riêng, nhằm
ứng phó với biến đổi khí hậu.
Xuất phát từ các cơ sở trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh thái tại xã Hòa Khương, huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đến đời sống cây cà tím (Solanum
melongena L.) giống Thái Lan (Eggplant No1)”.
2. Mục đích nghiên cứu. Xác định được điều kiện sinh thái phù hợp
cho khả năng sống, sinh trưởng và một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất và
chất lượng của cây cà tím giống Thái Lan (Eggplant No1) ở xã Hòa Khương,
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về ảnh
hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của
cây cà tím giống Thái Lan (Eggplant No1) ở xã Hòa Khương, huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Là nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu khoa học, trong
lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất giống và trồng cây rau ăn
quả.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn. Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng cao,
đề xuất được giống cà tím phù hợp để giới thiệu, bổ sung vào cơ cấu các giống
rau ăn quả có năng suất, phẩm chất tốt thích hợp sản xuất trong điều kiện sinh
thái tại Đà Nẵng.
4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có 55 trang, chưa kể phần phụ lục.
Cấu trúc luận văn được chia thành các phần sau:
- Mở đầu
3
+ Lý do chọn đề tài
+ Mục đích nghiên cứu
+ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và biện luận
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
- Quyết định giao đề tài luận văn
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vai trò của các nhân tố sinh thái đối với đời sống cây trồng
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, ngoài việc chọn lựa các giống
cây trồng tốt thì còn cần phải chú ý đến yếu tố môi trường. Các nhân tố sinh
thái đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống của thực vật và ảnh hưởng
mạnh tới năng suất cây trồng. Có những nhân tố chính cần quan tâm là:
- Nhiệt độ.
- Ánh sáng.
- Nước.
- Đất.
- Phân bón.
1.1.1. Vai trò của nhiệt độ đối với đời sống thực vật
Nhiệt độ là nhân tố sinh thái thường xuyên có vai trò quan trọng đến
đời sống, tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển, phân bố
của các sinh vật. Mỗi loài sinh vật chỉ tồn tại được trong một giới hạn nhiệt độ
nhất định. Nhiệt độ là nhân tố sinh thái giới hạn đối với tất cả sinh vật nói
chung và cây trồng nói riêng [18].
1.1.2. Vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
4
Ánh sáng mặt trời là nhân tố cần thiết, cung cấp năng lượng cho quá
trình quang hợp của thực vật. Ánh sáng không chỉ cần cho sự tạo thành chất
hữu cơ mà còn là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến mọi hoạt động trong đời
sống của thực vật.
1.1.3. Vai trò của nước đối với đời sống thực vật
Nước là thành phần không thể thiếu của tất cả các tế bào sống, chiếm
tới 80-95% khối lượng của các mô sinh trưởng, chỉ cần giảm sút một ít hàm
lượng nước trong tế bào đã làm rối loạn các chức năng sinh lí của cơ thể.
1.1.4. Vai trò của đất và giá thể đối với đời sống thực vật
Đối với cây trồng, đặc biệt lớp đất mặt là nơi chứa chất dinh dưỡng, giữ
chặt rễ cây, đồng thời là môi trường sống của các vi sinh vật có ích phân giải
các chất hữu cơ cũng như các chất khó tiêu giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ.
Giá thể làm giá đỡ cho cây, cung cấp ẩm độ, độ thoáng khí và cải thiện
độ pH, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng để thích hợp với từng đối
tượng cây trồng, có thể dùng riêng lẻ hoặc phối trộn các loại giá thể để tăng
hiệu quả sử dụng đối với từng loại cây khác nhau.
1.1.5. Vai trò của phân bón đối với đời sống thực vật
a. Phân đa lượng
b. Phân vi lượng
c. Phân hữu cơ
1.2. Tổng quan về cây cà tím
1.2.1. Phân loại
Cây cà tím (Solanum melongena L.) thuộc Họ Cà (Solanaceae); Bộ Cà
(Solanales); Lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida); Ngành thực vật có hoa
(Magnoliophyta); Giới thực vật (Plantae).
1.2.2. Nguồn gốc và vai trò kinh tế của cà tím
Theo Lester (1998), cà tím ban đầu là dạng cây hoang dại ở Ấn Độ. Các
dữ liệu khác nhau chỉ ra rằng, loài S. incanum từ châu Phi đã phát triển thành
một loài mới, phát tán sang Đông Nam Á và là tổ tiên của loài cà tím.
Ngày nay, cà tím là loại cây trồng phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới và
5
cận nhiệt vì khả năng chịu hạn và chống chịu sâu bệnh của nó. Đây là loại cây
mang lại hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là ở châu Á và Địa Trung Hải, cà tím là
một loại thực phẩm quan trọng, thậm chí còn được gọi là “Vua của rau quả”.
1.2.3. Đặc điểm thực vật học của cà tím
Cà tím Solananum melogena L. là loại cây thân cỏ một năm, cao
khoảng 1m.
1.2.4. Điều kiện sinh thái phù hợp với cây cà tím
Cây yêu cầu nhiệt độ ấm cho sinh trưởng và phát triển. Cà tím phát
triển tốt nhất ở nhiệt độ 21-29o
C.
Cây cà tím là cây ra hoa trong điều kiện ngày dài. Tuy nhiên cũng
không khắt khe về nhân tố ánh sáng.
Độ ẩm đất khoảng 60-80% và độ ẩm không khí 65-75% là thích hợp
nhất cho sinh trưởng và phát triển của cây.
1.3. Ứng dụng tưới nhỏ giọt và châm phân tự động trong sản xuất nông
nghiệp
1.3.1. Tưới nhỏ giọt
Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật đưa nước đến gốc cây trồng dưới dạng từng
giọt. Khác với phương pháp tưới truyền thống hoặc tưới phun là chỉ làm ẩm
phần đất quanh khu vực bộ rễ cây vì vậy tưới nhỏ giọt còn được gọi là tưới cục
bộ (vào gốc cây trồng).
1.3.2. Châm phân tự động
Trong quá trình vận hành hệ thống châm phân bón tự động, thiết bị sẽ
giúp kiểm soát chính xác lưu lượng, mật độ, độ pH của phân bón. Công nghệ
này còn giúp giảm lượng phân bón dư thừa giúp vừa làm giảm chi phí vừa
giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.
1.3.3. Kỹ thuật thâm canh cây cà tím theo phương thức tưới nhỏ giọt
và châm phân tự động
a. Kỹ thuật làm đất, lên luống và gieo trồng
b. Kỹ thuật chăm sóc, tưới nước, bón phân
1.4. Tình hình nghiên cứu về cây cà tím
6
1.4.1. Trên thế giới
1.4.2. Trong nước
1.5. Điều kiện tự nhiên xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang
Hòa Khương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hằng năm
nhận được nguồn năng lượng Mặt Trời rất lớn. Nhiệt độ trung bình 250
C, độ
ẩm trung bình 80%, lượng mưa trung bình trên 2000 mm.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây cà tím (Solanum melongena L.), giống
Thái Lan (Eggplant No1) thuộc Họ Cà (Solanaceae); Bộ Cà (Solanales); Lớp
Hai lá mầm (Magnoliopsida); Ngành thực vật có hoa (Magnoliophyta); Giới
thực vật (Plantae).
Giống cà tím Eggplant No1 có đặc điểm: Sản lượng cao, chất lượng tốt,
chịu hạn tốt, chịu lạnh tốt và kháng sâu bệnh tốt. Sau 60 ngày trồng là có thể
thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài nhiều tháng.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thực nghiệm và nghiên cứu tại vùng đất chuyên
canh rau sạch xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài tiến hành thực hiện từ tháng 11/2017 đến tháng 8/2018 (10
tháng). Thời gian thực nghiệm từ tháng 2/2018 đến tháng 5/2018.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thâm canh cây cà tím theo phương thức tưới nhỏ giọt và châm
phân tự động
a. Kỹ thuật làm đất, lên luống và gieo trồng
b. Kỹ thuật chăm sóc, tưới nước, bón phân
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
7
2.3.2.1. Thí nghiệm ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tỉ lệ
sống sót và khả năng sinh trưởng của cây cà tím trong giai đoạn vườn ươm
2.3.2.2. Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng
và phát triển, năng suất, phẩm chất của cây cà tím trồng ngoài tự nhiên
2.3.3. Phương pháp hồi cứu số liệu
2.3.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16 với các mục đích
mô tả dữ liệu thu được qua đó tìm ra các điểm lưu ý ở các giá trị: (tần số + tần
suất + giá trị trung bình). Từ đó vẽ nên biểu đồ, lập bảng phân tích.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích các yếu tố sinh thái tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng tác động đến đời sống cây cà tím.
- Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tỉ lệ sống sót và khả năng
sinh trưởng của cây cà tím giống Thái lan ở giai đoạn vườn ươm trong vụ xuân
hè 2018 tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây
cà tím giống Thái lan khi ra trồng ngoài tự nhiên trong vụ xuân hè 2018 tại xã
Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của cây cà tím giống Thái lan khi ra trồng ngoài tự nhiên trong vụ xuân hè
2018 tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Ảnh hưởng của phân bón đến phẩm chất quả của cây cà tím giống
Thái lan khi ra trồng ngoài tự nhiên trong vụ xuân hè 2018 tại xã Hòa Khương,
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
- Bước đầu phân tích hiệu quả kinh tế của cây cà tím giống Thái Lan
trồng trong vụ Xuân Hè 2018 tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố
Đà Nẵng.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Phân tích các nhân tố sinh thái tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng tác động đến đời sống cây cà tím giống Thái Lan
trong vụ xuân hè 2018
3.1.1. Thời tiết, khí hậu
Kết quả khảo sát, phân tích cho thấy, vùng sinh thái tiến hành thí
8
nghiệm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao, ít biến
động. Nhiệt độ trung bình các tháng thực nghiệm 25,10
C, độ ẩm trung bình
81%, lượng mưa 48,4mm/tháng. Số giờ nắng 196 giờ/tháng. Đối chiếu với đặc
điểm sinh thái của cây cà tím là cây nhiệt đới, cận nhiệt đới, có ngưỡng nhiệt
độ tối ưu từ 21 - 290
C. Độ ẩm đất khoảng 60-80% và độ ẩm không khí 65-75%
là thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy có thể thấy, điều
kiện thời tiết, khí hậu tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng từ tháng 2 đến tháng 5/2018 là khá phù hợp để trồng cây cà tím.
3.1.2. Đất đai, sinh vật
Qua kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Sinh – Môi trường
(ĐHSPĐN), mẫu đất thí nghiệm là đất thịt nhẹ, giữ được ẩm, đủ dinh dưỡng,
có độ pH = 7 thuộc loại đất trung tính, nằm trong khoảng pH phù hợp (6,5 –
7), đảm bảo cho cây cà tím sinh trưởng và phát triển. Như vậy, đối chiếu với
đặc điểm sinh thái của cây cà tím, đất đai ở xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang
thích hợp trồng cà tím.
3.2. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tỉ lệ sống sót và khả năng
sinh trưởng của cây cà tím giống Thái Lan ở giai đoạn vườn ươm trong vụ
xuân hè 2018 tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỉ lệ sống sót và khả năng sinh
trưởng của cây cà tím giống Thái Lan
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của giá thể ươm đến tỉ lệ sống sót và khả năng sinh
trưởng của cây cà tím ở giai đoạn vườn ươm
Giá thể Tỉ lệ sống sót
(%)
Chiều cao
cây (cm)
Số lượng lá
(lá) Màu sắc lá
GT 1: Xơ dừa + phân trùn quế
(70:30) 99% 5,70a
±0,47 4,23a
±0,25 Xanh đậm
GT 2: Xơ dừa + phân trùn quế
(50:50) 96% 5,37b
±0,49 4,07ab±0,48 Xanh tươi
GT 3: Trấu hun + phân trùn
quế (70:30) 92% 4,87c
±0,43 3,80b
±0,64 Xanh tươi
GT 4: Trấu hun + phân trùn
quế (50:50) 95% 5,37b
±0,49 4,07ab±0,63 Xanh tươi
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác
suất 95% theo Duncan.
Kết quả từ bảng 3.4 cho thấy, tỉ lệ sống sót của cà tím trên các loại giá
9
thể khác nhau là khác nhau và tương đối cao, từ 92-99%. Trong đó, tỉ lệ sống
sót trên giá thể GT 1 là cao nhất (99%) và thấp nhất là ở trên giá thể GT 3
(92%).
Hình 3.6. Biểu đồ ảnh hưởng của giá thể đến chiều cao và số lượng lá ở cà tím
trong giai đoạn vườn ươm
Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3. 4 và biểu đồ ở hình 3.6
cho thấy chiều cao và số lá cây được trồng trên các loại giá thể khác nhau có
sự chênh lệch nhau. Cụ thể, cà tím trồng trên giá thể GT 1 cho kết quả tốt nhất
với chiều cao đạt 5,70 cm và số lá là 4,23. Trong khi đó, với giá thể ươm gồm
trấu hun + phân trùn quế (70:30) cây sinh trưởng kém hơn, chiều cao cây và số
lá là thấp nhất. Nguyên nhân có thể là do khả năng giữ ẩm, giữ cho cây đứng
vững trong suốt quá trình trồng của giá thể này không tốt bằng các giá thể còn
lại.
Như vậy, giá thể thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cà tím giống
Thái Lan trong giai đoạn vườn ươm là xơ dừa + phân trùn quế (theo tỉ lệ
70:30). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Cao Kỳ Sơn, Phạm
Ngọc Tuấn, Lê Minh Lương (2008) về lựa chọn giá thể thích hợp trồng dưa leo
và cà chua thương phẩm trong nhà plastic theo hướng sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao (tỉ lệ xơ dừa 60-80%) [15].
3.2.2. Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến tỉ lệ sống sót và khả năng
sinh trưởng của cây cà tím giống Thái Lan
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế độ nước đến tỉ lệ sống sót và khả năng sinh
trưởng của cây cà tím ở giai đoạn vườn ươm
10
Chế độ nước tưới Tỉ lệ sống sót
(%)
Chiều cao
cây (cm)
Số lượng lá
(lá) Màu sắc lá
NT 1
1 lần/ngày, 0,5L/lần/m2 92% 5,10b
±0,61 3,93b
±0,25 Xanh tươi
NT 2
2 lần/ngày, 0,5L/lần/m2 98% 5,60a
±0,50 4,27a
±0,45 Xanh đậm
NT 3
1 lần/ngày, 1L/lần/m2 96% 5,50a
±0,51 4,20a
±0,41 Xanh tươi
NT 4
2 lần/ngày, 1L/lần/m2 91% 5,33ab±0,48 3,93b
±0,25 Xanh tươi
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác
suất 95% theo Duncan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 7 ngày theo dõi các thí nghiệm về
nước tưới cho tỉ lệ sống sót cao, trên 90% ở các thí nghiệm. Cao nhất là chế độ
tưới 2 lần/ngày, tưới 0,5L/lần/m2 (NT 2), đạt tỉ lệ 98%.
Hình 3.8. Biểu đồ ảnh hưởng của nước tưới đến chiều cao và số lượng lá ở cà
tím trong giai đoạn vườn ươm
Từ bảng 3.5 và biểu đồ ở hình 3.8 cũng thấy rõ, với chế độ nước tưới 2
lần/ngày, tưới 0,5 lít/lần/m2 (NT 2) giúp cây cà tím đạt chiều cao và số lá tốt
nhất. Cụ thể chiều cao cây con đạt 5,60 cm và có sự sai khác ý nghĩa rõ với các
chế độ nước tưới 0,5L/lần/m2 nhưng chỉ tưới 1 lần/ngày. Đồng thời, số lá trên
các thí nghiệm về chế độ nước tưới cũng có sự khác nhau. Tưới nước quá ít
(0,5L/m2
/ngày) hay quá nhiều (2L/m2
/ngày) đều ảnh hưởng xấu đến số lượng
lá. Trong khi đó tưới 1L/m2
/ngày là phù hợp, tuy nhiên nên có chế độ tưới 2
lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều để cây cà tím đạt số lá cao nhất.
Như vậy chế độ nước tưới 2 lần/ngày và tưới 0,5L/lần/m2 là thích hợp
nhất cho cây cà tím giống Thái Lan ở giai đoạn vườn ươm trong vụ xuân hè
2018 tại xã Hòa Khương, huyện Vang, thành phố Đà Nẵng.
11
3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển của
cây cà tím giống Thái Lan khi ra trồng ngoài tự nhiên trong vụ xuân hè
2018 tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Khi trồng ngoài môi trường tự nhiên, cây cà tím chịu tác động tổng hợp
và đồng thời của nhiều nhân tố sinh thái khác nhau như ánh sáng, nhiệt độ,
nước, đất… cũng như của một số nhân tố hữu sinh khác. Trong đó, dinh dưỡng
là một nhân tố sinh thái quan trọng, quyết định đến tốc độ sinh trưởng và phát
triển của cây cà tím.
3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
thân cây cà tím giống Thái Lan
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao thân
cây cà tím trong giai đoạn trồng ngoài tự nhiên
Phân bón Tăng trưởng chiều cao thân(cm)
Cây con Ra hoa Thu hoạch
PB 1 (ĐC) 13,62c
±1,01 69,37c
±2,51 94,67b
±1,67
PB 2 (DAVYSOL) 15,07b
±0,97 72,03b
±2,82 96,83a
±1,74
PB 3 (HAKAPHOS) 15,23b
±1,45 73,13b
±3,39 97,60a
±2,09
PB 4 (GROGREEN) 16,52a
±0,69 75,60a
±3,39 97,67a
±1,67
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác
suất 95% theo Duncan.
Hình 3.9. Biểu đồ về động thái tăng trưởng chiều cao thân cây cà tím trong ba
giai đoạn với các loại phân bón khác nhau
Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.6 và biểu đồ ở hình 3.9 cho thấy, cây cà
tím có sự thay đổi về tốc độ sinh trưởng khi sử dụng các loại phân bón khác
nhau. Từ giai đoạn cây con ra hoa có tốc độ tăng nhanh, từ ra hoa thu
12
hoạch tốc độ tăng trưởng chậm. Cụ thể, khi dùng phân bón GROGREEN với
thành phần dinh dưỡng 20%N; 20%P2O5; 18%K2O + TE cho kết quả tốt nhất,
chiều cao cây con đạt 16,52 cm sau 15 ngày trồng và tăng dần đến 75,60 cm ở
giai đoạn ra hoa. Đồng thời cũng có sự sai khác ý nghĩa rõ rệt với tất cả các
phân bón còn lại. Ngược lại, ở công thức đối chứng (ĐC) chỉ tưới nước mà
không bón phân, chiều cao cây con chỉ đạt 13,6 cm và khi ra hoa đạt 69,37 cm
là thấp nhất. Giai đoạn thu hoạch, các thí nghiệm có sử dụng phân bón cho
chiều cao cao hơn so với khi chỉ tưới nước. Tuy nhiên, giữa các thí nghiệm PB
2, PB 3, PB 4 không có sự sai khác ý nghĩa. Điều này được giải thích là do
chiều cao cây chịu ảnh hưởng nhiều của các nhân tố sinh thái, nhưng giới hạn
về chiều cao lại do yếu tố di truyền quyết định.
3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến số lá/cây cà tím giống Thái Lan
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón đến động thái tăng trưởng số lá/cây cà tím
trong giai đoạn trồng ngoài tự nhiên
Phân bón Tăng trưởng số lá/cây (lá)
Cây con Ra hoa Thu hoạch
PB 1 (ĐC) 6,30b
±0,47 87,80c
±6,23 64,10c
±2,94
PB 2 (DAVYSOL) 6,50ab±0,51 92,63b
±4,00 66,50b
±3,89
PB 3 (HAKAPHOS) 6,60a
±0,50 95,23ab±6,84 66,40b
±2,93
PB 4 (GROGREEN) 6,70a
±0,47 95,70a
±4,78 68,57a
±4,14
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác
suất 95% theo Duncan.
Từ kết quả thống kê ở bảng 3.7 với chỉ tiêu sự tăng trưởng số lá của cây
cà tím giống Thái Lan trong thí nghiệm với các loại phân bón khác nhau cho
thấy:
Ở giai đoạn cây con, số lá trong các thí nghiệm dao động từ 6,30 đến
6,70 lá/cây, cao nhất ở PB 4 và thấp nhất khi chỉ tưới nước, không dùng phân
bón (ĐC). Đến giai đoạn ra hoa, tác dụng của phân bón GROGREEN rất rõ
rệt, cho sự sai khác có ý nghĩa thống kê với các loại phân bón khác, đạt số lá
cao nhất với 95,70 lá/cây. Các công thức PB 2, PB 3 cũng có sự sai khác ý
nghĩa hẳn so với khi chỉ tưới nước (ĐC). Khi thu hoạch, số lá trên cây giảm
dần, tập trung chất dinh dưỡng để nuôi quả.
13
3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến chỉ số diện tích lá cây cà tím
giống Thái Lan
Tuy cùng một giống nhưng ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái khác
nhau cho chỉ số diện tích lá khác nhau.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, chúng tôi tiến hành thí nghiệm phân tích sự
ảnh hưởng của phân bón đến chỉ số diện tích lá. Kết quả được thể hiện ở bảng
3.8.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón đến chỉ số diện tích lá ở cây cà tím trong
giai đoạn trồng ngoài tự nhiên
Phân bón Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất)
Ra hoa Thu hoạch
PB 1 (ĐC) 2,43c
±0,05 2,23c
±0,55
PB 2 (DAVYSOL) 2,49b
±0,06 2,32b
±0,31
PB 3 (HAKAPHOS) 2,50b
±0,04 2,33ab±0,59
PB 4 (GROGREEN) 2,54a
±0,02 2,37a
±0,34
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác
suất 95% theo Duncan.
Hình 3.11. Biểu đồ về chỉ số diện tích lá cây cà tím trong giai đoạn ra hoa và
thu hoạch với các loại phân bón khác nhau
Kết quả từ bảng 3.8 và biểu đồ hình 3.11 cho thấy phân bón
GROGREEN cho cây cà tím có chỉ số lá cao hơn so với các loại phân bón
khác, rõ rệt nhất là ở giai đoạn ra hoa (đạt 2,54). Chỉ số lá thấp nhất khi không
cung cấp chất dinh dưỡng khoáng (ĐC). Ở giai đoạn thu hoạch, khi có hiện
tượng rụng lá nên chỉ số diện tích lá giảm.