Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của công trình thủy điện serepok 4a đến môi trường tự nhiên và đời sống dân cư huyện buôn đôn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
VÕ THỊ LỘC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN SEREPOK 4A ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
VÀ ĐỜI SỐNG DÂN CƯ HUYỆN BUÔN ĐÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ NHÂN ĐỊA LÝ
Đà Nẵng – Năm 2014
2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
VÕ THỊ LỘC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH
THỦY ĐIỆN SEREPOK 4A ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
VÀ ĐỜI SỐNG DÂN CƯ HUYỆN BUÔN ĐÔN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CỬ NHÂN ĐỊA LÝ
Người hướng dẫn khoa học:Ths. Nguyễn Văn Nam
Đà Nẵng – Năm 2014
3
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy
giáo Th.s Nguyễn Văn Nam là người trực tiếp hướng dẫn đã giúp đỡ em về mọi mặt để
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ của phòng Tài
nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Buôn Đôn đã
tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu để em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện đề tài , do có nhiều hạn chế về thời gian, kinh nghiệm
nên không tránh khỏi sai sót. Rất mong sự góp ý của các thầy, cô giáo giảng dạy để
khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Lộc
4
A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tây Nguyên là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,
Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam.
Khai thác thế mạnh của một khu vực có nhiều điều kiện về phát triển các công
trình thuỷ điện như độ dốc, dòng thác, sông, hồ, lưu lượng dòng chảy..., các tỉnh Tây
Nguyên đã đầu tư xây dựng nhiều công trình thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ, đạt tổng công
suất trên 5.000 MW, bằng 1/3 tổng công suất hiện có của hệ thống điện quốc gia. Như
vậy, khu vực Tây Nguyên là một trong những trung tâm thuỷ điện lớn nhất của cả
nước.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong, ngoài tỉnh đầu tư phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Riêng tỉnh Đăk
Lăk đã quy hoạch, xác định trên 100 vị trí để đầu tư phát triển các công trình thuỷ điện
vừa và nhỏ, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Ma Đ'Rắc, Ea H'Leo, Ea Súp, Buôn
Đôn, Ea Kar... Và tính riêng trên dòng sông Serepok chảy qua địa phận tỉnh Đăk Lăk
cho tới hiện nay đã có đến 7 đập thủy điện lớn nhỏ.
Việc phát triển các công trình thuỷ điện lớn, vừa và nhỏ ở kh u vực Tây Nguyên
nói chung và Đăk Lăk nói riêng tạo nguồn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia,
tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, giải quyết công ăn
việc làm cho hàng ngàn lao động là con em đồng bào các dân tộc thiểu s ố tại địa
phương... góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc
trên địa bàn.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển ồ ạt của thủy điện trên dòng Serepok đã kèm
theo những hệ lụy như xâm hại rừng, tài nguyên rừng, diện tích rừng bị c hiếm dụng là
rất lớn, vườn quốc gia Yok Đôn bị đe dọa, các hệ sinh thái cả trên cạn lẫn dưới nước
đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dòng sông Serepok huyền thoại xưa kia giờ đã không
còn, thay vào đó là một dòng sông tưởng chừng như đã chết, làm cho vùng hạ lưu
thiếu nước do việc chặn dòng để chuyển nước, giảm lưu lượng nước về vùng hạ lưu,
mất đất canh tác cho các hộ dân, chuyển dịch cơ cấu sản xuất của người dân. Đó là
chưa kể đến các vấn đề về môi trường do việc xây dựng thủy điện gây nên.
Xuất phát từ những vấn đề đáng quan ngại về môi trường cũng như đời sống sản
xuất của người dân xung quanh thủy điện tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng của công trình thủy điện Serepok 4A đến môi trường tự nhiên và đời sống
dân cư ở huyện Buôn Đôn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình.
5
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng công trình thủy điện Serepok 4A. - Đánh giá ảnh hưởng của công trình thủy điện Serepok 4A đến môi tường tự nhiên
và đời sống sản xuất. - Đề xuất một số biện pháp nhằm giải quyết ảnh hưởng của thủy điện Serepok 4A
đến môi trường tự nhiên và đời sống sản xuất của người dân ở huyện Buôn Đôn . 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá quá trình xây dựng thủy điện Serepok 4A. - Điều tra chế độ dòng chảy, sự thay đổi dòng chảy sông Serepok theo thời gian. - Điều tra diện tích đất nông nghiệp, sản xuất của người dân trước và sau xây dựng
thủy điện để rút ra ảnh hưởng. - Tìm hiểu ảnh hưởng của thủy điện đến diện tích rừng, môi trường tự nhiên. - Từ kết quả điều tra cần đánh giá tác động cụ thể để đề xuất một số giải pháp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi lãnh thổ: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn, chủ
yếu ở các xã Ea Wer, Ea Huar, Krong Na. Đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của
quá trình xây dựng thủy điện Serepok 4A. - Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu quá trình xây dựng thủy điện làm thay
đổi lưu lượng dòng chảy gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và đời sống dân cư.
4. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề về xây dựng thủy điện ở Đăk Lăk đã được nhiều cơ quan, cá nhân cũng
như các phương tiện truyền thông quan tâm. Tuy nhiên chưa có tài liệu nào đi sâu tìm
hiểu về ảnh hưởng trong quá trình xây dựng thủy điện đến môi trường tự nhiên và đời
sống người dân khu vực xung quanh thủy điện.
Dưới đây là một số bài nghiên cứu, báo cáo về thủy điện ở Đăk Lăk trong những
năm qua: - Chương trình tổng thể quan trắc tác động đến môi trường của hoạt động thủy điện
tại khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2013 – 2017, bản dự thảo số 1do Trung tâm quan
trắc Môi trường thực hiện
- Tính toán cân bằng nước lưu vực Sông Serepok, Đồ án tốt nghiệp kĩ sư của Hoàng
Mạnh Cường
Ngoài ra còn có các bài báo quan tâm viết về vấn đề môi trường sinh thái, sự oằn
mình của sông Serepok và các vấn đề về cuộc sống của người dân…
Cùng với sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng thì môi trường tự nhiên cũng
ngày càng suy giảm nghiêm trọng thể hiện sự bất cập trong công tác quản lý làm cản