Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỉ lệ protein khác nhau với mức 10 gam lysine/kg thức ăn đến sinh trưởng và cho thịt của lợn ngoại lai giai đoạn 18 – 50kg
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009
1
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỈ LỆ PROTEIN KHÁC NHAU
VỚI MỨC 10 GAM LYSINE/KG THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ CHO THỊT CỦA LỢN NGOẠI LAI GIAI ĐOẠN 18 - 50 KG
Bùi Thị Thơm, Trần Văn Phùng, Phan Đình Thắm (Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên)
1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, với việc tạo ra các giống lợn siêu nạc đã thúc đẩy các nghiên cứu
nhằm đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và khai thác tối đa tiềm năng của chúng. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu xác định tỉ lệ protein thích hợp và tỉ lệ protein trong thức ăn có xu hướng tăng
cao. Tuy nhiên, đứng trước thách thức của nguy cơ ô nhiễm môi trường do dư thừa protein thải
ra qua phân và nước tiểu. Bên cạnh đó, giá của thức ăn giầu protein cũng không ngừng tăng
cao, đòi hỏi phải xác định được không chỉ mức protein trong thức ăn, mà còn phải xem xét
hiệu quả sử dụng chúng. Đã có một số công trình nghiên cứu đi theo hướng giảm tỉ lệ protein
trên cơ sở cân đối các axit amin thiết yếu đã làm giảm đáng kể lượng nitơ đào thải, giảm ô
nhiễm môi trường.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu bổ sung lysine, methionine cho lợn,
nhằm giảm tỉ lệ protein thô trong khẩu phần. Tuy nhiên, chưa có công trình nào sử dụng đồng
thời L-lysine, DL-methionine, L-tryphtophan và L-threonine để bổ sung, nhằm giảm tỉ lệ protein
thô trong khẩu phần. Vì vậy, trong bài báo này, chúng tôi xin trình bày kết quả nghiên cứu ảnh
hưởng của việc giảm tỉ lệ protein trên cơ sở cân đối các axit amin thiết yếu theo mức 10g
lysine/kg thức ăn cho lợn ngoại lai thương phẩm giai đoạn 18 - 50kg.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp chia lô so sánh, đảm bảo đồng đều về số lượng,
giống, tuổi, tính biệt, khối lượng và điều kiện chăm sóc. Lợn thí nghiệm là lợn lai thương phẩm
giữa các giống lợn ngoại (Lợn đực lai (Pietrain x Landrace) x cái lai (Landrace x Yorkshire)) với
tổng số 66 con, chia đều cho 3 lô, được lặp lại hai lần trong quá trình thí nghiệm. Tỉ lệ lợn đực
cái trong mỗi lần thí nghiệm là 6/5. Lợn thí nghiệm được nuôi trong hệ thống chuồng hở, thông
thoáng tự nhiên. Thức ăn được cung cấp theo chế độ tự do trên máng ăn bán tự động. Nước uống
được cung cấp qua các vòi uống tự động.
Khẩu phần thức ăn thí nghiệm được xây dựng với mức năng lượng là 3200 kcal ME và
cân đối đủ lượng 4 axit amin thiết yếu là lysine, methionine, threonine và tryptophan ở mức cao,
trong đó tỉ lệ các axit amin đối với lysine áp dụng theo đề xuất của ARC (1981), Wang, Fuller
(1989), Cole (1992), Baker, Chung (1992). Cụ thể, trong 1kg thức ăn có: 10 gam lysine, 6,5 gam
threonine, 5,5 gam methionine + cystine và 1,9 gam tryptophan. Mức protein thô trong khẩu
phần được thiết kế giảm từ 18% - 17% - 16% theo thứ tự các lô tương ứng 1, 2 và 3. Để điều
chỉnh đủ tỉ lệ lysine cũng như các axit amin khác theo thiết kế, chúng tôi sử dụng các axit amin
tổng hợp như L-lysine, DL-methionine, L-threonine và L-tryptophan.
Nguyên liệu thức ăn trước khi đưa vào thí nghiệm được phân tích các thành phần dinh
dưỡng cơ bản như protein, axit amin, chất xơ, lipit và chất khoáng tại phòng Thí nghiệm trung
tâm trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Công thức thức ăn thí nghiệm được xây
dựng trên phần mềm OPTIMIX.