Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng và phát triển của cây phúc bồn tử (rubus idaeus) trồng tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam
PREMIUM
Số trang
150
Kích thước
7.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1168

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng và phát triển của cây phúc bồn tử (rubus idaeus) trồng tại huyện đại lộc, tỉnh quảng nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ MỸ PHƯỢNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH

THÁI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

CÂY PHÚC BỒN TỬ (RUBUS IDAEUS) TRỒNG TẠI

HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 84.20.120

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH THÁI HỌC

Đà Nẵng - Năm 2018

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Châu Tuấn

Phản biện 1: TS. Vũ Thị Bích Hậu

Phản biện 2: TS. Nguyễn Minh Lý

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp Thạc sĩ Sinh thái học họp tại Trường Đại học Sư Phạm -

Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 11 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

- Khoa Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, thực phẩm từ thực vật có vai trò quan trọng đối với

sức khỏe của con người. Việc sử dụng các loại trái cây, thảo mộc, hạt,

đậu, rau và ngũ cốc rất quan trọng cho sự cân bằng về chế độ ăn và

giảm nguy cơ về các bệnh khác nhau như viêm, viêm khớp, ung thư,

tiểu đường, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể, bệnh

Parkinson, bệnh Alzheimer và sự lão hóa. Thành phần dinh dưỡng của

hoa quả và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người là một

trong những vấn đề thường xuyên được tham chiếu và là hầu hết các

mục được tìm kiếm nhiều nhất trên internet [51].

Cây phúc bồn tử (Rubus idaeus) là loài thực vật thuộc họ hoa hồng,

sinh trưởng ở các điều kiện sinh thái khác nhau. Phúc bồn tử được xếp

vào hạng thượng phẩm trong biểu đồ đánh giá thực phẩm, có nhiều giá trị

dinh dưỡng hơn dâu tây, việt quất, nho đen,… và có giá trị cao về mặt

kinh tế [70]. Phúc bồn tử có chứa các hợp chất hóa học có khả năng chống

oxy hóa cao như anthocyanin, axit folic, ellagitannin, flavonol, vitamin C,

A, B, PP, E; kali, sắt,… [38] [57]. Ngoài các vitamin, khoáng, phúc bồn

tử còn có nguồn chất xơ phong phú giúp ổn định đường huyết, tốt cho

bệnh nhân tiểu đường [50]. Phúc bồn tử được sử dụng như một loại trái

cây tươi và được chế biến thành các sản phẩm khác nhau như salad, đồ ăn

nhẹ, món tráng miệng, siro, nước giải khát, rượu vang hay các loại mứt

[57] [68] [36]. Do đó, phúc bồn tử được các chuyên gia dinh dưỡng

khuyên dùng như một thực phẩm lành mạnh [38] [57] [50]. Quả phúc bồn

tử được sản xuất và tiêu thụ toàn cầu chỉ đứng sau quả dâu tây [36]. Tuy

nhiên, quả phúc bồn tử là loại quả thuộc quả mọng [36], có sự trao đổi

chất cao khiến chúng dễ hư hỏng trong và sau khi thu hoạch nên việc bảo

2

quản gặp nhiều khó khăn [23].

Hiện nay trên thế giới, giống của cây phúc bồn tử đang được

tiếp tục nghiên cứu để đáp ứng với nhu cầu sản xuất thực tế. Các nhà

khoa học đang khảo sát để tìm điều kiện sinh thái phù hợp cho cây đạt

năng suất cao, chất lượng quả tốt cũng như đang tiến hành gây tìm

những nguồn gen mới nhằm tăng hàm lượng chất chống oxy của cây

[57]. Tại Việt Nam, bên cạnh việc mọc dại, phúc bồn tử được du nhập

từ Mỹ, Thụy Điển, New Zealand, đã được Trung tâm ứng dụng Khoa

học công nghệ & Tin học nghiên cứu và đưa vào trồng tại Đà Lạt.

Trong những năm gần đây, ở một số thành phố lớn tại Việt Nam, nhu

cầu dùng các sản phẩm từ phúc bồn tử dưới hình thức đồ ăn, thức uống

ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, số lượng cung chưa đáp ứng đủ cầu

nên giá thành và chất lượng chưa đảm bảo. Việc nghiên cứu chuyên

sâu để xác định các điều kiện sinh thái, kỹ thuật trồng và chăm sóc phù

hợp để góp phần xây dựng mô hình sản xuất giống cây phúc bồn tử

trong điều kiện sinh thái Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói

chung nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và trên thế giới

là rất cần thiết. Xuất phát từ các cơ sở trên đây, chúng tôi tiến hành

thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái

đến sự sinh trưởng và phát triển của cây phúc bồn tử (Rubus idaeus)

trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”.

2. Mục tiêu của đề tài

2.1. Mục tiêu tổng quát

Xác định được các nhân tố sinh thái thích hợp cho sự sinh trưởng

và phát triển của cây phúc bồn tử trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng

Nam từ nguồn giống in vitro.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định được các nhân tố phù hợp cho sự sống sót và sinh

3

trưởng của cây phúc bồn tử trong giai đoạn vườn ươm.

- Xác định được các nhân tố sinh thái tự nhiên và chọn được

vùng sinh thái phù hợp để trồng thử nghiệm cây phúc bồn tử trên địa

bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

- Xác định được các nhân tố sinh thái thích hợp cho sự sinh

trưởng và phát triển của cây phúc bồn tử trồng tại huyện Đại Lộc, tỉnh

Quảng Nam.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu đề tài cung cấp dẫn liệu khoa học mới, có

tính hệ thống và hoàn chỉnh về các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến

sinh trưởng và phát triển của phúc bồn tử trồng trong giai đoạn vườn

ươm và ngoài tự nhiên tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

- Kết quả khoa học của đề tài là tài liệu tham khảo tốt cho nghiên

cứu, giáo dục trong lĩnh lực sinh học, nông nghiệp, công nghệ sinh

học,… tại các trường đại học, viện nghiên cứu,…

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tốt để xây dựng các quy

trình sản xuất cây giống và trồng ngoài tự nhiên cây phúc bồn tử, góp

phần sản xuất nguồn thực phẩm có dinh dưỡng tốt cho con người.

4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu về cây phúc bồn tử

1.1.1. Phân bố

1.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh thái

1.1.3. Giá trị

1.1.4. Các nghiên cứu về cây phúc bồn tử

1.2. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng của

thực vật

1.2.1. Vai trò của các nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng

a. Vai trò của ánh sáng

b. Vai trò của nhiệt độ

c. Vai trò của nước và độ ẩm

d. Vai trò của dinh dưỡng khoáng

1.2.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng

1.2.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái

đến sinh trưởng của cây từ giống nuôi cấy mô

5

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là cây phúc bồn tử (Rubus idaeus) là

một chi lớn trong thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), phân

họ Rosoideae, bộ Rosales, chi Rubus (Hình 2.1a).

Hình 2.1: Cây phúc bồn tử ngoài tự nhiên (a); cây phúc bồn tử nuôi

cấy in vitro (b)

- Nguyên liệu nguyên cứu: Sử dụng cây giống phúc bồn tử nuôi

cấy mô tại phòng Công nghệ sinh học, khoa Sinh – Môi trường, trường

ĐH Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Cây phúc bồn tử in vitro 8 tuần tuổi

có chiều cao 3 – 5 cm, 5 – 7 lá được sử dụng làm nguyên liệu để bố trí

các thí nghiệm.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài 08 tháng từ tháng 01 đến

tháng 08 năm 2018.

- Nghiên cứu sản xuất cây giống phúc bồn tử nuôi cấy mô ở giai

đoạn vườn ươm tại vườn ươm Vịnh Phương huyện Đại Lộc, tỉnh

Quảng Nam. Trồng cây phúc bồn tử ngoài tự nhiên trong điều kiện

sinh thái của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp hồi cứu số liệu

a b

6

2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát

2.3.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đất

a. Phương pháp lấy mẫu đất

b. Phương pháp xác định các chỉ tiêu của đất

2.3.4. Phương pháp ươm trồng cây phúc bồn tử in vitro trong

giai đoạn vườn ươm

a. Phương pháp huấn luyện cây con

b. Phương pháp tạo giá thể

c. Phương pháp tạo bầu ươm cây

d. Phương pháp trồng cây phúc bồn tử in vitro vào bầu ươm

e. Phương pháp che sáng

g. Phương pháp tưới nước

2.3.5. Các phương pháp trồng cây phúc bồn tử ngoài tự nhiên

tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

a. Phương pháp chuẩn bị đất trồng

b. Phương pháp trồng cây

c. Phương pháp trồng cây ngoài tự nhiên

- Phương pháp che sáng

- Phương pháp tưới nước

- Phương pháp bổ sung dinh dưỡng

2.3.6. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng

2.3.7 Phương pháp xử lí số liệu

7

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng

của cây phúc bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm

3.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng của cây phúc

bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm

Việc lựa chọn giá thể phù hợp quyết định sự thành công của quy

trình nhân giống cây in vitro. Nghiên cứu về giá thể cho cây phúc bồn

tử theo các thông thức khác nhau được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sống sót và sinh trưởng

của cây phúc bồn tử in vitro trong điều kiện vườn ươm sau 30 ngày

Loại giá thể

Tỷ lệ

sống sót

(%)

Khả năng sinh trưởng

Chiều cao thân

(cm)

Số lá

Đất 52,22 5.48a 6.02a

Đất + xơ dừa (2:1) 92,22 10.42c 11.62c

Đất + trấu hun (2:1) 61,11 6.36b 6.46b

Đất + xơ dừa + trấu

hun (2:1:1)

67,77 6.81b 7.30b

Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự khác

nhau có ý nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p<0,05

Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ sống sót, chiều cao thân và

số lá của phúc bồn tử trên các nền giá thể khác nhau là khác nhau.

Trong đó, có thể thấy rằng đối với giá thể đất : xơ dừa (2:1) cho tỷ lệ

sống sót cao nhất (92,22%) và đặc biệt có sự sinh trưởng vượt trội so

với các công thức giá thể khác thể khác thể hiện ở chiều cao thân trung

bình là (10,42 cm) và số lá trung bình là 11,62. Riêng đối với giá thể

8

dùng 100% là đất thì cho tỷ lệ sống sót thấp nhất (52,22%), do độ

thoáng khí thấp, độ giữ ẩm, giữ nước cao làm tăng độ ẩm trong đất

chính vì vậy làm chậm sự sinh trưởng và thích nghi của cây in vitro.

Như vậy, có thể kết luận rằng, 4 tổ hợp công thức giá thể đều ảnh

hưởng đến sự sống sót và sinh trưởng của cây phúc bồn tử in vitro. Tuy

nhiên, đối với giá thể đất: xơ dừa (2:1) cho tỷ lệ sống sót cao nhất và

phù hợp cho sự sinh trưởng của cây trong vườn ươm tại huyện Đại

Lộc, tỉnh Quảng Nam.

3.1.2. Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện cây đến khả năng

sống sót của cây phúc bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian huấn luyện cây trong bình

đến khả năng sống sót của cây phúc bồn tử in vitro, tôi tiến hành trên

cùng một loại giá thể tốt nhất và theo dõi tỷ lệ sống sót sau 15 ngày.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện cây trong bình đến

khả năng sống sót của cây phúc bồn tử in vitro sau 15 ngày trồng tại

vườn ươm

Thời gian huấn

luận cây trong bình

Tỷ lệ sống

sót (%)

Đặc điểm của cây

3 62 Lá xanh, cây phát triển tốt

6 78 Lá xanh, cây phát triển tốt

9 88

Lá xanh, thân to, khỏe, phát

triển tốt

12 68 Cây chết do bị nhiễm nấm

Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự khác

nhau có ý nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p<0,05

Từ kết quả được thể hiện ở bảng 3.2, có thể nhận thấy rằng thời

gian huấn luyện cây trong bình có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót cũng

như đặc điểm sinh trưởng của cây khi trồng cây ngoài vườn ươm. Thời

9

gian huấn luyện cây phúc bồn tử in vitro từ 3 – 12 ngày đều cho tỷ lệ

sống sót cao, trong đó đối với thời gian huấn luyện 9 ngày thì đạt tỷ lệ

sống sót cao nhất (88%), lá xanh, thân to, khỏe và phát triển tốt. Với

thời gian huấn luyện 3 và 9 ngày thì tỷ lệ sống sót thấp hơn đạt 62%

và 78%. Vậy đối với nghiên cứu này có thể kết luận rằng, thời gian

huấn luyện cây phúc bồn tử in vitro trong bình bình tốt nhất là 9 ngày

đạt tỷ lệ sống 88%.

3.1.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng của cây

phúc bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm

Cây phúc bồn tử in vitro được khảo sát trên cùng loại giá thể tốt

nhất, cùng điều kiện chăm sóc nhưng thay đổi điều kiện chiếu sáng

khác nhau, được thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng sống sót và sinh trưởng

của cây phúc bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm sau 4 tuần

Độ che sáng

Tỷ lệ sống

sót (%)

Khả năng sinh trưởng

Chiều cao Số lá

Không che sáng 67,77 9.01c 8.72c

Che sáng 25% 83,33 12.36d 10.06d

Che sáng 50% 48,88 5.60b 7.09a

Che sáng 75% 32,22 4.31a 7.47b

Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự khác

nhau có ý nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p<0,05

Kết quả của thí nghiệm cho thấy, cây phúc bồn tử in vitro sau

30 ngày trồng tại vườn ươm trong những điều kiện che sáng khác nhau

có sự khác nhau về tỷ lệ sống sót, chiều cao thân và số lá. Cây phúc

bồn tử in vitro trong vườn ươm với điều kiện che sáng 25% cho tỷ lệ

sống sót cao nhất đạt 83,33%, chiều cao thân 12,36cm và số lá đạt

10

10,06 lá. Trong khi đó, nếu tăng sự che sáng lên đến 50% và 75% thì

tỷ lệ sống sót của cây giảm mạnh dưới 50% và hầu như không có sự

tăng tưởng về chiều cao thân. Nhưng khi không che sáng thì tỷ lệ sống

sót đạt 67,77%, chiều cao cây đạt 9,01 cm và số lá trung bình đạt 8,72

lá. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chế độ che sáng tốt nhất đối với

cây phúc bồn tử in vitro trồng ở vườn ươm là 25%.

3.1.4. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng

của cây phúc bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm

Nước là yếu tố sinh thái cần thiết cho sự sinh trưởng của cây,

chế độ tưới nước phù hợp sẽ giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Khảo sát ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng của cây

phúc bồn tử, chúng tôi bố trí thí nghiệm ở công thức tưới nước khác

nhau giúp xác định được lượng nước cần thiết tưới cho cây trong thời

gian ở vườn ươm. Kết quả thu được ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến sự sinh trưởng của

cây phúc bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm sau 4 tuần

Chu kỳ tưới

Khả năng sinh trưởng

Chiều cao cây

(cm)

Số lá

1 lần/ngày, 1,5 lít/1m2 7.79b 8.33b

1 lần/ngày, 3 lít/1m2 8.89c 9.59c

2 lần/ngày, 1,5 lít/1m2 11.38d 11.85d

2 lần/ngày, 3 lít/1m2 6.54a 5.33a

Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự khác

nhau có ý nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p<0,05

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phúc bồn tử nuôi cấy mô sau 30

ngày trồng tại vườn ươm trong những chế độ tưới nước khác nhau có

sự khác nhau về sự sinh trưởng của cây thể hiện qua chiều cao thân và

11

số lá. Có thể nhận thấy với chế độ tưới nước là 2 lần/ngày, 1,5 lít/1m2

giúp cây phúc bồn tử sinh trưởng tốt nhất sau 30 ngày trồng ngoài vườn

ươm với chiều cao 11,38cm và 11,85 lá. Với công thức tưới 1 lần/ngày,

1,5 lít/1m2 và 2 lần/ngày, 3 lít/1m2

là quá ít hay quá nhiều nước điều

làm cây chậm sinh trưởng, sự tăng chiều cao thân cây là không đáng

kể. Như vậy trong giai đoạn vườn ươm, chế độ tưới nước tốt nhất cho

sự sinh trưởng của cây phúc bồn tử là 2 lần/ngày, 1,5 lít/1m2

.

3.1.5. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khoáng đến sự sinh

trưởng của cây phúc bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm

Khảo sát ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sự sinh trưởng

của cây phúc bồn tử, chúng tôi bố trí thí nghiệm ở công thức phân bón

khác nhau giúp xác định được công thức phân bón cần thiết cho cây

trong thời gian ở vườn ươm. Kết quả thu được ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khoáng đến sự sinh

trưởng của cây phúc bồn tử in vitro trong giai đoạn vườn ươm sau 4

tuần và 8 tuần

Chế độ phân bón

Khả năng sinh trưởng

Chiều cao cây (cm)

Số lá

(4 tuần)

4 tuần 8 tuần

100g/ gốc 8.54b 14.74a 9.27c

300g/ gốc 12.68c 21.69b 12.19d

500g/ gốc 7.83a 14.74a 6.42a

Chú thích: Các chữ cái khác nhau trong cùng 1 cột chỉ sự khác

nhau có ý nghĩa thống kê của trung bình mẫu với p<0,05

Phân bón NPK có tác dụng làm tăng các chỉ số về chiều cao,

đường kính của cây in vitro trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên

cứu được thể hiện ở bảng, cho thấy khi thay đổi hàm lượng phân bón

12

khác nhau đều có sự tăng trưởng về chiều cao và số lá, với hàm lượng

100g/ gốc chiều cao cây chỉ đạt 8,54cm và số lá trung bình khoảng 9,27

lá sau 4 tuần trồng tại vườn ươm. Tuy nhiên với hàm lượng 300g/ gốc

cho thấy sự sinh trưởng vượt bậc của cây phúc bồn tử in vitro sau 4 tuần

với chiều cao cây vượt trội là 12,68 cm và số lá là 12,19. Khi tăng hàm

lượng phân bón lên 600g/ gốc thì sự sinh trưởng của cây chững lại, cây

cao trung bình chỉ đạt 7,83 cm và số lá tủng bình đạt 6,42 lá. Như vậy

trong giai đoạn vườn ươm, chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho sự sinh

trưởng của cây phúc bồn tử là NPK 20:20:15 với 300g/ gốc.

3.2. Khảo sát các nhân tố sinh thái tự nhiên và chọn vùng sinh thái

phù hợp để trồng thử nghiệm cây phúc bồn tử từ giống nuôi cấy

mô trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Khảo sát điều kiện thời tiết, khí hậu tại huyện Đại Lộc

Hình 3.6. Điều kiện khí hậu các năm (2012 – 2017) tại huyện Đại

Lộc, tỉnh Quảng Nam

25.5

26.0

26.5

201220132014201520162017

Nhiệt độ trung bình (0C)

Nhiệt độ trung bình (0C)

80.0

85.0

90.0

2012 2013 2014 2015 2016 2017

Độ ẩm trung bình (%)

Độ ẩm trung bình

(%)

0.0

2000.0

4000.0

Số giờ nắng (giờ)

Số giờ nắng

(giờ)

0.0

2000.0

4000.0

201220132014201520162017

Lượng mưa (mm)

Lượng mưa

(mm)

13

Qua kết quả của bảng khảo sát điều kiện khí hậu tại huyện Đại

Lộc, tỉnh Quảng Nam qua các năm 2012 – 2017, cho thấy vùng sinh

thái được khảo sát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt

độ trung bình qua các năm dao động trong khoảng 260C, độ ẩm trung

bình là 86,5 %, số giờ nắng trung bình khoảng 2002 giờ và lượng mưa

bình quân là 3080 mm. So sánh với đặc điểm sinh thái của cây phúc

bồn tử, là cây ưa sáng, nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng, phát triển tốt

dao động khoảng 20 – 280C, là cây ưa ẩm nhưng phải có độ thoát nước

cao. Có thể thấy, tại nơi chọn khảo sát có đều kiện khí hậu ít biến động

và điều kiện từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2018 phù hợp để trồng thực

nghiệm cây phúc bồn tử.

Hình 3.7. Điều kiện thời tiết trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 8

năm 2018 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Tuy nhiên, qua khảo sát về tình hình thời tiết năm 2018 được

0.0

50.0

1 2 3 4 5 6 7 8

Nhiệt độ trung bình

(0C)

Nhiệt độ trung bình

(0C)

50

100

1 2 3 4 5 6 7 8

Độ ẩm trung bình

(%)

Độ ẩm trung bình

(%)

0.0

200.0

400.0

1 2 3 4 5 6 7 8

Số giờ nắng (giờ)

Số giờ nắng

(giờ)

0

200

400

1 2 3 4 5 6 7 8

Lượng mưa (mm)

Lượng mưa

(mm)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!