Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Biện Pháp Lâm Sinh Đến Sinh Trưởng Của Rừng Trồng Bạch Đàn Lai Tại Trung Tâm Thực Nghiệm Và Chuyển Giao Giống Cây Rừng Ba Vì Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kì công trình nghiên cứu
nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá
luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2016
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Thị Huê
ii
LỜI CẢM ƠN
Để gắn kết cơ sở lý luận đã học vào thực tiễn và đƣợc sự cho phép của Hiệu
trƣởng trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, tôi đã thực hiện đề tài: " Nghiên cứu
ảnh hưởng của biện pháp lâm sinh đến sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn lai tại
Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao giống cây rừng - Ba Vì - Hà Nội".
Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Phạm Xuân Hoàn, Ban Giám hiệu nhà
trƣờng, Khoa Đào tạo sau đại học Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, Trung tâm thực
nghiệm và chuyển giao giống cây rừng Ba Vì, Hà Nội, cùng bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Thầy PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã tận
tình giúp đỡ và có những đóng góp quý báu cho luận văn;
- Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Khoa Đào tạo sau đại học Trƣờng Đại học
Lâm Nghiệp;
- Các thầy cô giáo là giảng viên trực tiếp truyền thụ kiến thức trong suốt hai
năm học tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp;
-Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao giống cây rừng Ba Vì, Hà Nội;
- Bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do
thời gian ngắn nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi
rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quý thầy cô, đồng
nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Huê
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................3
1.1. Trên thế giới .........................................................................................................3
1.1.1. Khái quát về Bạch đàn - Bạch đàn lai trên thế giới. .........................................3
1.1.2. Sinh trƣởng của rừng trồng Bạch đàn. ..............................................................5
1.2. Ở Việt Nam...........................................................................................................8
1.2.1. Khái quát về Bạch đàn - Bạch đàn lai ở Việt Nam ...........................................8
1.2.2. Sinh trƣởng của rừng trồng Bạch đàn ở Việt Nam..........................................10
1.3. Các nghiên cứu về phân cấp cây rừng ...............................................................15
1.4. Nhận xét chung về rừng trồng Bạch đàn ở nƣớc ta ...........................................16
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIỚI HẠN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................18
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................18
2.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................18
2.2.1. Về lý luận ........................................................................................................18
2.2.2. Về thực tiễn .....................................................................................................18
2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................18
2.3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ đến tỷ lệ sống, sinh trƣởng của Bạch đàn
lai...............................................................................................................................18
2.3.2. So sánh sinh trƣởng của các dòng Bạch đàn lai..............................................18
iv
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón đến tỷ lệ sống, sinh trƣởng của các dòng
Bạch đàn lai...............................................................................................................18
2.3.4. Đánh giá tình hình phân hóa của các dòng Bạch đàn lai theo phân cấp
G.S.Shedelin (1972) ..................................................................................................19
2.3.5. Một số đề xuất các biện pháp kĩ thuật lâm sinh tác động vào rừng trồng Bạch
đàn lai ........................................................................................................................19
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................19
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa.......................................................................................19
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu năm 2016.........................................................21
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu...............................................................................22
Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................24
3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .............................................................24
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................24
3.1.2. Địa hình...........................................................................................................24
3.1.3. Địa chất – Thổ nhƣỡng....................................................................................24
3.1.4. Khí hậu, thủy văn. ...........................................................................................25
3.2. Điều kiện tự nhiên – xã hội khu vực nghiên cứu. ..............................................25
3.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................25
3.2.2. Giao thông.......................................................................................................25
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................27
4.1. Ảnh hƣởng mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng của rừng trồng Bạch đàn lai
dòng Bạch đàn lai UP35............................................................................................27
4.1.1. Ảnh hƣởng của mật độ đến tỷ lệ sống của Bạch đàn lai UP35.......................27
4.1.2. Ảnh hƣởng của mật độ đến sinh trƣởng đƣờng kính và chiều cao của rừng
trồng Bạch đàn lai UP35. ..........................................................................................28
4.2. So sánh sinh trƣởng của các dòng Bạch đàn lai.................................................33
4.2.1. So sánh sinh trƣởng của các dòng Bạch đàn lai ở tuổi 1 ................................33
4.2.2. So sánh sinh trƣởng của các dòng Bạch đàn lai ở tuổi 2 ................................35
v
4.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón đến tỷ lệ sống, sinh trƣởng của các dòng
Bạch đàn lai...............................................................................................................37
4.3.1. Ảnh hƣởng của phân bón đến tỷ lệ sống của rừng trồng Bạch đàn lai. ..........37
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng về đƣờng kính, chiều
cao của các dòng Bạch đàn lai ..................................................................................39
4.4. Phân cấp cây rừng G.S. Shedelin (1972)............................................................60
4.5. Một số đề xuất các biện pháp kĩ thuật lâm sinh tác động vào rừng trồng Bạch
đàn lai. .......................................................................................................................65
4.5.1. Mật độ .............................................................................................................65
4.5.2. Về phân bón cho các dòng Bạch đàn lai .........................................................66
4.5.3. Đề xuất chọn dòng Bạch đàn lai cho trồng rừng.............................................68
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các kí hiệu Viết đầy đủ
Doo Đƣờng kính ở vị trí gốc (cm)
D1.3 Đƣờng kính ở vị trí 1,3 m (cm)
Hvn Chiều cao vút ngọn (m)
TLS Tỷ lệ sống (%)
Sig Xác suất (mức ý nghĩa) của tiêu chuẩn kiểm tra
[1] Số hiệu tài liệu trích dẫn trong tài liệu tham khảo
V Thể tích thân cây đứng (m3
)
S Sai tiêu chuẩn
S% Hệ số biến động
Nht Số cây hiện tại (cây)
Nbđ Số cây ban đầu (cây)
UP Eucalyptus urophylla x Eucalyptus pellita
E. Eucalyptus
f Hình số thân cây
U12
Trị số so sánh bằng tiêu chuẩn U giữa dòng Bạch đàn lai
UP35 và UP54
U13
Trị số so sánh bằng tiêu chuẩn U giữa dòng Bạch đàn lai
UP35 và UP72
U14
Trị số so sánh bằng tiêu chuẩn U giữa dòng Bạch đàn lai
UP35 và UP99
U23
Trị số so sánh bằng tiêu chuẩn U giữa dòng Bạch đàn lai
UP54 và UP72
U24
Trị số so sánh bằng tiêu chuẩn U giữa dòng Bạch đàn lai
UP54 và UP99
U34
Trị số so sánh bằng tiêu chuẩn U giữa dòng Bạch đàn lai
UP72 và UP99
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Bố trí thí nghiệm bón phân theo khối RCB 20
2.2 Các công thức thí nghiệm về bón phân 21
3.1 Nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình của các tháng năm 2015 25
4.1
Ảnh hƣởng của mật độ đến tỷ lệ sống
của Bạch đàn lai UP35 tuổi 1 và 2
27
4.2
Ảnh hƣởng của mật độ đến sinh trƣởng đƣờng kính gốc,
chiều cao của Bạch đàn lai UP35
29
4.3
Ảnh hƣởng của mật độ đến sinh trƣởng đƣờng kính (D1.3)
chiều cao (Hvn) của Bạch đàn lai UP35
31
4.4 Sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao của các dòng Bạch đàn lai 33
4.5
So sánh sinh trƣởng đƣờng kính của các dòng Bạch đàn lai
theo tiêu chuẩn t.
34
4.6 Sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao của các dòng Bạch đàn lai 35
4.7
Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng thể tích của các dòng
Bạch đàn lai theo tiêu chuẩn t
36
4.8 Ảnh hƣởng của phân bón đến tỷ lệ sống của các dòng Bạch đàn lai 37
4.9
Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng đƣờng kính gốc,
chiều cao của dòng Bạch đàn lai UP35
40
4.10
Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng đƣờng kính gốc, chiều
cao của dòng Bạch đàn lai UP35 theo tiêu chuẩn t.
41
4.11
Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng đƣờng kính D1.3,
chiều cao của dòng Bạch đàn lai UP35
43
4.12
Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao
của dòng Bạch đàn lai UP35 theo tiêu chuẩn t.
44
4.13 Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng đƣờng kính gốc, 46
viii
chiều cao của dòng Bạch đàn lai UP54
4.14
Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao
của dòng Bạch đàn lai UP54 theo tiêu chuẩn t.
47
4.15 Sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao của dòng Bạch đàn lai UP54 49
4.16
Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao
của dòng Bạch đàn lai UP54 theo tiêu chuẩn t.
50
4.17
Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng đƣờng kính gốc,
chiều cao của dòng Bạch đàn lai UP72
52
4.18
Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng chiều cao của dòng Bạch
đàn lai UP72 theo tiêu chuẩn t.
53
4.19
Sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao của dòng Bạch đàn lai UP72
tuổi 2 theo tiêu chuẩn t.
54
4.20
Sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao của dòng Bạch đàn lai UP99
tuổi 1
56
4.21
Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng chiều cao của dòng Bạch
đàn lai UP99 tuổi 1 theo tiêu chuẩn t.
57
4.22 Sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao của dòng Bạch đàn lai UP99 58
4.23
Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng đƣờng kính, chiều cao
của dòng Bạch đàn lai UP99 tuổi 2 theo tiêu chuẩn t.
59
4.24
Phân cấp chất lƣợng cây của các dòng Bạch đàn lai trong các công
thức bón phân
72
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình vẽ Trang
4.1
Biểu đồ ảnh hƣởng của mật độ đến tỷ lệ sống của Bạch đàn lai tuổi
1 và tuổi 2
28
4.2
Biểu đồ ảnh hƣởng của phân bón đến tỷ lệ sống của các dòng Bạch
đàn lai
38
4.3 Một số hình ảnh về thân cây của dòng Bạch đàn lai UP54 tuổi 2 61
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nƣớc ta hiện nay Bạch đàn là loài cây thuộc nhóm cây trồng chủ lực trong các
chƣơng trình trồng rừng tập trung và phân tán. Bạch đàn có nhiều đặc tính ƣu việt
nhƣ sinh trƣởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, ít sâu bệnh, gỗ Bạch đàn có giá trị
góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy, ván dăm,
gỗ trụ mỏ, xây dựng gỗ và đồ gỗ nội thất, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân.
Với những lợi thế đó, Bạch đàn đã đƣợc nghiên cứu cải thiện và lai tạo nhiều giống
mới trong những năm gần đây ở nƣớc ta.
Sinh trƣởng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của lai giống và ƣu thế
của cây lai so với các loài bố mẹ. Tốc độ sinh trƣởng nhanh hay chậm của mỗi dòng
lai sẽ giúp cho nhà chọn giống nhận định dòng lai ƣu việt so với những dòng khác.
Qua tuyển chọn đã có một số dòng đƣợc công nhận là giống quốc gia và nhiều dòng
đƣợc công nhận là giống tiến bộ kĩ thuật. Đến nay Bạch đàn lai đã đƣợc trồng khá
phổ biến ở nhiều vùng trong cả nƣớc và trở thành một trong các giống cây trồng
kinh tế chủ lực.
Để phát huy vai trò tác dụng của Bạch đàn lai góp phần đáp ứng nhu cầu sử
dụng gỗ ngày càng tăng và đa dạng hiện nay của xã hội, vấn đề đặt ra là phải sử
dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh, tăng năng suất cây trồng với mục tiêu kinh tế
rõ ràng. Song từ thực tiễn công tác trồng rừng những năm qua cho thấy thành quả
đạt đƣợc trên cả ba phƣơng diện năng suất, chất lƣợng và hiệu quả vẫn còn nhiều
hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn đang đòi hỏi. Nguyên nhân chính là
do chƣa hiểu biết một cách toàn diện về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp,
vì vậy chƣa phát huy đƣợc tiềm năng đất đai, ƣu thế của cây trồng.
Do vậy muốn trồng rừng Bạch đàn thành công, đem lại năng suất và hiệu quả
cao ngoài công tác chọn giống, việc nghiên cứu các biện pháp lâm sinh là cần thiết
và không thể thiếu đƣợc. Một câu hỏi đƣợc đặt ra là với những dòng Bạch đàn cao
sản đã đƣợc tuyển chọn nên áp dụng những biện pháp lâm sinh nào sẽ có tính khả
thi và mang lại hiệu quả cao nhất. Trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về
biện pháp kĩ thuật lâm sinh cho nhiều loài cây trồng rừng, nhƣng những nghiên cứu
2
về các biện pháp kĩ thuật lâm sinh cho các dòng Bạch đàn lai còn ít và còn chƣa tập
trung. Hơn nữa các giống Bạch đàn lai mới đƣợc công nhận năm 2013 là các giống
cho năng suất cao nhất, chƣa đƣa vào sản xuất đại trà, nên việc nghiên cứu để đƣa
ra biện pháp kĩ thuật lâm sinh thích hợp nhất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả
của trồng rừng Bạch đàn lai là cần thiết.
Nhằm tham gia giải quyết vấn đề trên, đáp ứng nhu cầu trồng rừng nguyên liệu
hiện nay, đề tài " Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp lâm sinh đến sinh trưởng
của rừng trồng Bạch đàn lai tại Trung tâm thực nghiệm và chuyển giao giống
cây rừng - Ba Vì - Hà Nội" thực sự là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cả về
phƣơng diện khoa học và cả về phƣơng diện thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu trồng
rừng cây nguyên liệu gỗ hiện nay.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Khái quát về Bạch đàn - Bạch đàn lai trên thế giới.
Bạch đàn (Eucalyptus L’Herit) là một chi thực vật thuộc họ Sim (Myrtaceae)
bao gồm trên 500 loài và đƣợc phân thành nhiều chi phụ khác nhau, chủ yếu gặp ở
Australia và Indonesia. Trong những năm vừa qua, diện tích rừng trồng Bạch đàn trên
thế giới đã tăng lên đáng kể. Với những cố gắng lớn về chọn giống, sử dụng các dòng
vô tính cao sản và các biện pháp thâm canh mà năng suất rừng trồng Bạch đàn đã tăng
vƣợt bậc ở nhiều nƣớc trên thế giới đặc biệt là ở Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi,
Zimbabwe và các nƣớc khu vực Đông Nam Á [39].
Lai giống để tạo ra các giống lai có ƣu thế lai là hƣớng đi mà các nhà chọn
giống từ lâu đã rất quan tâm. Năm 1963, Shelbourne và Danks đã tạo ra tổ hợp lai
giữa [E. torelliana x (E. urophylla x E. pellita)] ở Philippines. Chƣơng trình cải
thiện giống Bạch đàn dựa trên ghép lai đôi và lai ba cũng đƣợc thực hiện tại Brazil.
Sinh trƣởng về thể tích ở tuổi 7 của những cá thể lai ba [E. urophylla x (E.
camaldulensis x E. grandis)] vƣợt trội các cây lai tốt nhất của các tổ hợp lai đôi (E.
grandis x E. urophylla, E. grandis x E. camaldulensis, E. Urophylla x E.
camaldulensis) và loài Bạch đàn urô và grandis [34]
Theo Martin (1989) [35] đến năm 1989 đã có hơn 20 tổ hợp lai khác loài đƣợc
tạo ra ở chi Bạch đàn, trong đó chủ yếu là hai loài E. urophylla và E. grandis đƣợc
dùng làm cây mẹ. Từ năm 1989 Viện lâm nghiệp nhiệt đới Trung Quốc cũng tạo ra
204 cây lai từ các cặp bố mẹ giữa E. urophylla với các loài E. tereticornis, E.
camaldulensis, E.exserta, E. grandis, E. saligna và E. pellita. Trong đó một số cây
cá thể lai từ tổ hợp E. urophylla x E. tereticornis và E. urophylla x E. camaldulensis
đã có ƣu thế lai về sinh trƣởng so với bố mẹ của chúng. Cây lai có thể vƣợt bố mẹ
với các giá trị tƣơng ứng là 120,7% và 89,4% [33]. Bên cạnh đó, các tổ hợp lai
thuận nghịch giữa E.urophylla và E.grandis cũng đã đƣợc tạo ra ở Trung Quốc [36],
[40].
4
Thông thƣờng ƣu thế lai thể hiện rõ hơn trong môi trƣờng sống bất lợi và chúng
có phạm vi thích ứng rộng hơn mức bình thƣờng. Nghiên cứu của Verryn (2000)
[42] cho thấy những tổ hợp lai có khả năng chống chịu với điều kiện môi trƣờng bất
lợi tốt là E. grandis x E. camaldulensis, E. grandis x E. tereticornis, E. grandis x E.
urophylla. Nghiên cứu ƣu thế lai về năng suất đƣợc thực hiện ở các tổ hợp lai E.
grandis x E. urophylla và E.pellita x E. urophylla, kết quả cho thấy chúng đều là
những tổ hợp lai có ƣu thế lai vƣợt hơn các loài thuần và đƣợc trồng thành rừng
kinh tế ở Brazil và Congo [46].
Bạch đàn pellita có khả năng lai giống với các loài Bạch đàn khác nhƣ Bạch đàn
brassiana (E. brassiana), Bạch đàn urô (E. urophylla) và Bạch đàn caman (E.
camaldulensis) tạo ra các giống lai có ƣu thế lai rất tốt về sinh trƣởng, đồng thời có
tính chất gỗ tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện hạn hán tốt
(Harwood, 1998)[44].
Chƣơng trình cải thiện giống cho Bạch đàn pelltia dựa trên phép lai thuận
nghịch cũng đƣợc thực hiện và cho thấy sinh trƣởng của các cá thể tốt nhất của các
tổ hợp lai xa khác loài đã vƣợt trội các xuất xứ tốt cho các loài bố mẹ [47], [48]. Kết
quả nghiên cứu của Mulawarman và cộng sự (2007) [48] tại Indonesia cho thấy
giống lai giữa Bạch đàn urô và Bạch đàn grandis với Bạch đàn pellita có sinh
trƣởng nhanh hơn với các loài bố mẹ, vƣợt từ 20 - 25%. Giống lai giữa Bạch đàn
urô và Bạch đàn grandis với Bạch đàn E. pellita còn đƣợc kỳ vọng có thể tăng khối
lƣợng riêng của gỗ từ 10 - 15% so với trồng rừng Bạch đàn urô, qua đó nâng cao
sản lƣợng bột giấy.
Ở Lôi Châu Trung Quốc từ những năm 1970 đã nghiên cứu lai giống cho Bạch
đàn, các loài tham gia lai giống đƣợc đánh giá có hiệu quả ở Trung Quốc là các tổ
hợp lai Bạch đàn urô x Bạch đàn grandis; Bạch đàn liễu x Bạch đàn saligna, Bạch
đàn urô x Bạch đàn caman ở Phúc Kiến - Trung Quốc cho thấy giống lai kí hiệu
DH201 - 2 đạt đƣờng kính 15,2cm và chiều cao đạt 14,2m, trữ lƣợng đạt
181,5m3
/ha ở tuổi 4 (LIN Yi - xi, 2009). Công tác cải thiện giống Bạch đàn đƣợc
đẩy mạnh vào giai đoạn 1990 ở Trung Quốc thông qua việc thành lập Trung tâm
5
nghiên cứu Bạch đàn (The China Eucalypt Reseach Centre) với mục đích trồng
rừng công nghiệp phục vụ ngành công nghiệp giấy, thông qua hàng loạt khảo
nghiệm đã chọn tạo đƣợc các giống có năng suất cao từ 40m3
/ha/năm[43].
Đứng đầu các nƣớc trồng Bạch đàn trên thế giới là Brazil, đến năm 1973 diện
tích đã trồng đƣợc là 1.052.000 ha. Tới năm 1983 Brazil đã có 4 triệu ha rừng trồng
Bạch đàn. Các loài Bạch đàn đƣợc trồng phổ biến là: E. grandis, E. dennii, E.
saligna, E. deglypta, E. camaldulensis, E. urophylla, E. excerta,... Đứng thứ hai trên
thế giới sau Brazil là Ấn Độ, từ 1970 đến 1974 đã trồng đƣợc 415.000ha. Theo
House, khoảng 40% rừng trồng ở các nƣớc nhiệt đới là các loài cây có nguồn gốc từ
Australia mà chủ yếu là Bạch đàn [44].
Ở Congo các nghiên cứu của trung tâm kĩ thuật lâm nghiệp nhiệt đới (CTFT)
khẳng định tăng trƣởng bình quân năm ở tuổi 6 của rừng trồng từ các lô hạt chƣa
đƣợc tuyển chọn là 12m3
/ha/năm trong khi tăng trƣởng của các xuất xứ đã đƣợc
chọn lọc là 25m3
/ha/năm (dẫn từ Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001) [19]. Từ năm 1997,
các giống lai nhân tạo đã đƣợc tạo ra và tới nay hàng trăm dòng bắt nguồn đƣợc đƣa
vào khảo nghiệm dòng vô tính để tuyển chọn dòng tốt nhất phục vụ trồng rừng. Từ
cuối những năm 80, Congo đã có 174 kiểu gen ƣu việt của tổ hợp lai E. alba x E.
urophylla (Dẫn từ Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).
Trƣớc kia, các loài Bạch đàn đƣợc trồng rộng rãi bằng cây con thực sinh, hạt
đƣợc thu hái tại chỗ, do có nền tảng di truyền hẹp nên các cá thể trong rừng trồng có
biến động mạnh về đƣờng kính, chiều cao, dễ bị nhiễm bệnh, làm giảm năng suất,
chất lƣợng gỗ. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu các biện pháp nhằm tăng sự
đồng đều của các cá thể, tăng năng suất và chất lƣợng gỗ. Cùng với việc trồng cây
mô, hom các nhà khoa học còn bắt đầu chƣơng trình cải thiện giống. Tới năm 1991,
trong số 75 dòng vô tính tốt nhất để sản xuất cây hom phục vụ trồng rừng đại trà, đã
có 13 dòng vô tính có nguồn gốc từ cây lai, trong đó có Bạch đàn E.urophylla, tăng
trƣởng bình quân 35 m3
/ha/năm.
1.1.2. Sinh trưởng của rừng trồng Bạch đàn.
(1) Tại Brazin: Bạch đàn đƣợc dẫn giống vào trồng từ những năm 1910 với mục
6
đích là cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp gỗ tròn, than gỗ và phòng hộ
đồng ruộng. Trƣớc những năm 1980, Bạch đàn đƣợc trồng rộng rãi bằng nguồn hạt
thu hái tại chỗ của các loài E. grandis, E. saligna, và E. alba, năng suất đạt từ 13
đến 35 m3
/ha/năm, sinh trƣởng và năng suất rừng trồng dao động trong phạm vi rất
lớn. Sau năm 1980, nhờ có sự kết hợp giữa chọn lọc dòng vô tính với nhân giống
bằng hom để trồng rừng mà năng suất rừng trồng không ngừng tăng lên, bình quân
đạt 45 đến 75 m3
/ha/năm, một số diện tích trồng thí nghiệm đạt 100m3
/ha/năm.
Cùng với mục tiêu năng suất rừng trồng các vấn đề tăng tỷ trọng gỗ, tăng năng suất
bột giấy, giảm tỷ lệ vỏ cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu[19]. Brazil là một trong
những nƣớc đứng đầu thế giới về diện tích và năng suất rừng trồng Bạch đàn. Đến
nay Brazil đã có trên 5 triệu ha rừng trồng Bạch đàn, trong đó 2 triệu ha rừng công
nghiệp để sản xuất than chì. Nhờ có biện pháp quản lý phù hợp mà rừng trồng Bạch
đàn đã đƣợc duy trì và phát triển ổn định [37].
(2) Tại Congo: Từ năm 1972 đã thực hiện nhân hom và trồng các dòng Bạch
đàn ƣu việt đƣợc chọn lọc từ những cây lai tự nhiên hoặc nhân tạo. Từ năm 1978,
nƣớc này tiến hành trồng rừng công nghiệp bằng cây Bạch đàn hom, tăng trƣởng
bình quân của rừng trồng bằng một số dòng vô tính đã đƣợc chọn là 35 m3
/ha/năm,
trong khi đó của rừng trồng bằng hạt là từ 12 đến 25 m3
/ha/năm. Tiêu chuẩn để lựa
chọn các dòng vô tính Bạch đàn ở đây là hình dạng thân, năng suất rừng, khả năng
ra rễ của hom và chất lƣợng gỗ để làm bột giấy[19].
(3) Tại Nam Phi: Từ đầu những năm 1980 đã thực hiện trồng rừng Bạch đàn để
cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp giấy bằng cây hom của các dòng Bạch đàn
đƣợc tuyển chọn. Tăng trƣởng bình quân của rừng trồng bằng cây hạt là 21
m
3
/ha/năm nhƣng bằng cây hom của một số dòng tốt nhất là 40 m3
/ha/năm. Rừng
trồng bằng các dòng vô tính sinh trƣởng đồng đều hơn so với cây hạt, cây trồng từ
hạt có hệ số biến động về chiều cao là 11,5%, về đƣờng kính D1.3 là 14,4%, về thể
tích là 31,3% trong khi đó cây trồng từ hom có hệ số biến động về chiều cao là <
10%, về đƣờng kính D1.3 là 9 %, về thể tích là < 20%. Chính phủ Nam Phi cũng đã
quy định về diện tích rừng trồng mỗi dòng Bạch đàn vô tính không vƣợt quá 5%