Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh giống chè Kim Tuyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––
NGUYỄN XUÂN CƯỜNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHE SÁNG ĐẾN
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ XANH
GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––
NGUYỄN XUÂN CƯỜNG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CHE SÁNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CHÈ XANH
GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN
NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 9.62.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn
2. TS. Đặng Văn Thư
THÁI NGUYÊN - 2019
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả trong luận án này là hoàn
toàn trung thực và chưa từng công bố tại bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019
Tác giả luận án
Nguyễn Xuân Cường
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện bản luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá
nhân và tập thể.
Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn, TS. Đặng Văn Thư là những người thầy tâm huyết đã
tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian định hướng và chỉ
bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện, Ban lãnh đạo và các cán bộ
đồng nghiệp Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi triển khai các thí nghiệm, phân tích…để tôi hoàn thành
luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Phòng đào tạo, các thầy cô Khoa
Nông học thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những
người đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện hết sức có thể để tôi hoàn thành
luận án này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019
Tác giả luận án
Nguyễn Xuân Cường
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ............................................................ ix
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài................................................ 3
4. Điểm mới của luận án ....................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ĐỀ TÀI................................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................. 5
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu che sáng............................................ 5
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc phân bón trong điều kiện che sáng ..................... 6
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy các chất hóa học trong búp chè....... 8
1.2. Tình hình nghiên cứu biện pháp che sáng và phân bón cho chè trên Thế giới .. 17
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật che sáng cho chè trên Thế giới ........... 17
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới.......................... 30
1.3. Tình hình nghiên cứu biện pháp che sáng và phân bón cho chè ở Việt Nam.... 35
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật che sáng cho chè ở Việt Nam ............. 35
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam .......................... 39
1.4. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu ................................................. 45
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 48
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.1. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................... 48
2.1.1. Giống chè .................................................................................................. 48
2.1.2. Vật liệu khác.............................................................................................. 48
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................ 49
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 49
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 49
2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 49
2.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 50
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................................. 50
2.4.2. Phương pháp theo dõi............................................................................... 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 61
3.1. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng, nhiệt độ không khí và ẩm độ
không khí đến năng suất và chất lượng chè xanh của giống chè Kim Tuyên..... 61
3.1.1. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với nhiệt độ và ẩm độ không khí.. 61
3.1.2. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với năng suất giống chè Kim Tuyên..... 63
3.1.3. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với chất lượng nguyên liệu giống
chè Kim tuyên. .................................................................................................... 65
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất
lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên............................................................ 76
3.2.1. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng đến năng suất, chất
lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ở vụ hè............................................... 76
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến năng suất, chất
lượng nguyên liệu giống Kim Tuyên ở vụ hè ..................................................... 91
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian che sáng đến năng suất, chất
lượng nguyên liệu giống Kim Tuyên ................................................................ 105
3.3. Nghiên cứu xác định công thức bón phân khoáng cho giống chè Kim
Tuyên trong điều kiện có che sáng ở vụ hè....................................................... 119
3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến một số yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè .............. 119
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.3.2 Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến thành phần cơ
giới búp của giống chè Kim Tuyên................................................................... 122
3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến một số loài sâu
hại chính trên giống chè Kim Tuyên................................................................. 124
3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến đến thành phần
sinh hóa trong búp giống Kim Tuyên ............................................................... 127
3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến chất lượng của
giống chè Kim Tuyên vụ hè .............................................................................. 130
3.3.6. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến thành phần hóa
học của đất......................................................................................................... 132
3.3.7. Tóm tắt kết quả nghiên cứu công thức phân bón trong điều kiện che
sáng với giống chè Kim Tuyên ở vụ hè ............................................................ 134
3.4. Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài ra sản xuất trên giống chè
Kim Tuyên........................................................................................................ 135
3.4.1. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất ........................................................................................... 136
3.4.2. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến thành phần cơ giới
búp chè.............................................................................................................. 137
3.4.3. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến thành phần sinh hóa trong
búp chè .............................................................................................................. 138
3.4.4. Kết quả đánh giá cảm quan chè xanh áp dụng mô hình.......................... 139
3.4.5. Kết quả áp dụng biện pháp kỹ thuật mới đến một số loài sâu hại chính 139
3.4.6. Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế các mô hình................................................. 140
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 143
1. Kết luận ......................................................................................................... 143
2. Đề nghị .......................................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN......................................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 147
KẾT QUẢ XỬ LÍ SỐ LIỆU
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BVTV
CT
CĐAS
Đ/C
HTX
KHKT
KTCB
KK
K2O
N
NN&PTNT
PVT
P2O5
SXKD
t
o
TB
TS
Chữ viết đầy đủ
Bảo vệ thực vật
Công thức
Cường độ ánh sáng
Đối chứng
Hợp tác xã
Khoa học kỹ thuật
Kiến thiết cơ bản
Không khí
Kali
Đạm
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phúc Vân Tiên
Supe lân
Sản xuất kinh doanh
Nhiệt độ
Trung bình
Tổng số
vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Diễn biến sản lượng chè và lượng mưa ở Phú Hộ - Phú Thọ............. 11
Bảng 1.2. Thành phần sinh hoá búp chè tôm 2 lá giống PVT ............................ 13
Bảng 1.3. Hàm lượng các chất hoá học chủ yếu trong chè Ô long.................... 14
Bảng 1.4. Đánh giá cảm quan chè xanh từ giống PVT....................................... 15
Bảng 3.1. Cường độ ánh sáng, ẩm độ không khí và nhiệt độ không khí tại
đồi chè Phú Hộ .................................................................................. 61
Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với năng suất giống chè
Kim Tuyên ........................................................................................ 63
Bảng 3.3. Thành phần sinh hóa trong búp chè giống Kim Tuyên ...................... 65
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của kỹ thuật che sáng đến cường độ ánh sáng, nhiệt độ
không khí và ẩm độ không khí.......................................................... 76
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng đến một số yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ....... 77
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng trước khi hái
đến phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên ...................... 81
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của che sáng giảm cương độ ánh sáng đến sâu hại
chính trên giống chè Kim Tuyên....................................................... 83
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của che sáng giảm cường độ ánh sáng đến thành phần
sinh hóa trong búp chè ...................................................................... 85
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của che ánh sáng đến chất lượng chè xanhchế biến từ
giống chè Kim Tuyên........................................................................ 88
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ............................ 92
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến phẩm cấp nguyên liệu
búp của giống chè Kim Tuyên .......................................................... 95
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số loài sâu hại chính
trên giống chè Kim Tuyên................................................................. 97
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến thành phần sinh hóa
trong búp chè vụ hè ........................................................................... 99
viii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến chất lượng sản phẩm chè
xanh chế biến từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên vụ Hè............ 103
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè ................ 106
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến thành phần cơ giới và
phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè .............. 109
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến một số loài sâu hại chính
trên giống chè Kim Tuyên ở vụ hè.................................................. 111
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến thành phần sinh hóa trong
búp chè ở Vụ hè............................................................................... 113
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến chất lượng chè xanh chế
biến từ giống chè Kim Tuyên ở Vụ Hè............................................. 116
Bảng 3.20. Ảnh hưởng phân bón trong điều kiện che sáng đến một số yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè ........ 120
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến phẩm cấp
nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên ........................................... 123
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến một số
loài sâu hại chính trên giống chè Kim Tuyên ................................. 125
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến thành
phần sinh hóa trong búp chè vụ giống Kim Tuyên ......................... 128
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến chất
lượng chè xanh của giống Kim Tuyên vụ hè .................................. 130
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của phân bón trong điều kiện che sáng đến các chỉ
tiêu hoá học của đất trước và sau thí nghiệm.................................. 132
Bảng 3.26. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất trên các mô hình ..... 136
Bảng 3.27. Thành phần cơ giới búp trên các mô hình ...................................... 138
Bảng 3.28. Thành phần sinh hóa trong búp chè trên các mô hình.................... 138
Bảng 3.29. Chất lượng chè xanh trên các mô hình ........................................... 139
Bảng 3.30. Tình hình một số loại sâu hại chính trên các mô hình.................... 140
Bảng 3.31. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè vụ hè .......................... 140
ix
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Loại lưới sử dụng để che ánh sáng...................................................... 48
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ không khí. .. 62
Biểu đồ 3.2. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với nhiệt độ và ẩm độ ......... 62
Biểu đồ 3.3. Mối quan hệ giữa sản lượng chè và cường độ ánh sáng ................ 64
Biểu đồ 3.4. Mối quan hệ giữa hàm lượng tanin với các yếu tố......................... 67
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với hàm lượng tanin............ 67
Biểu đồ 3.6. Mối quan hệ giữa hàm lượng axit amin với các yếu tố.................. 69
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với hàm lượng axit amin trong
búp chè Kim Tuyên ............................................................................................. 70
Biểu đồ 3.8. Mối quan hệ giữa hàm lượng đường khử với các yếu tố ............... 71
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa cường độ ánh sáng với hàm lượng đường khử .. 72
Biểu đồ 3.10. Mối quan hệ giữa chỉ số hợp chất thơm với các yếu tố................ 73
Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa cường độ ánh sáng và chỉ số hợp chất thơm.... 74
Hình 2.2. Thí nghiệm che ánh sáng trước khi thu hoạch ........................................
Hình 2.3. Thí nghiệm thời gian che ánh sáng trước khi thu hoạch.........................
Hình 2.4. Thí nghiệm giảm cường độ ánh sáng......................................................
Hình 2.5. Thí nghiệm phân bón trong điều kiện che ánh sáng ...............................
Hình 2.6. Thí nghiệm chiều cao che sáng trước khi thu hoạch...............................
Hình 2.7. Đoàn Nhật Bản thăm thí nghiệm che sáng tại NOMAFSI .....................
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Cây chè (Camellia Sinensis (L) O. Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm,
có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Tuy nhiên, nhờ những đặc tính hữu ích
và có giá trị lớn đối với sức khỏe con người mà cây chè đã trở thành cây trồng
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu
cây trồng nông nghiệp, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông
nghiệp Việt Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định, góp phần thúc
đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là
nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc
Sản phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, hàng năm Việt Nam xuất
khẩu trên 120.000 tấn chè khô các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 250 triệu USD.
Với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trên, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 trên
thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Srilanka với thị trường xuất khẩu
rộng khắp 61 quốc gia và vùng lãnh thổ. VINATEA - 2015)[33].
Đến nay, năng suất chè Việt Nam tương đương năng suất chè thế giới.
Tuy vậy, sản xuất chè chưa phát huy hết tiềm năng, giá bán bình quân sản phẩm
chè Việt Nam chỉ bằng 70% giá bán bình quân của thế giới. do sản phẩm chè
Việt Nam chất lượng chưa cao chưa đáp ứng được với yêu cầu của thị trường.
Miền Bắc Việt Nam có 21 tỉnh trồng chè với diện tích 89.289 ha chiếm
70% tổng diện tích trồng chè cả nước, tổng sản lượng thu được 104.612 tấn.
Trong năm sản lượng chè phân bố không đều ở các vụ, tập trung chủ yếu vào các
tháng vụ hè (chiếm 60 – 70% sản lượng cả năm), ở vụ này nguyên liệu thường có
chất lượng thấp vì vậy sản phẩm chè thường có giá bán không cao. Ở vụ xuân, vụ
thu sản lượng thấp hơn (chiếm 30- 40%) nhưng nguyên liệu có chất lượng cao
hơn vì vậy sản phẩm chè có giá gấp 2 đến 3 lần so với vụ hè. Sự khác nhau về
chất lượng nguyên liệu chè có thể do sự khác nhau về cường độ ánh sáng qua đó
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
có sự thay đổi về nhiệt độ và ẩm độ không khí ở các tháng đã tạo nên sự khác
nhau về chất lượng nguyên liệu. Nhiệt độ là yếu tố quyết định thời gian sinh
trưởng búp trong năm, nếu nhiệt độ quá cao cây chè sinh trưởng chậm lại có khi
bị hại và khả năng tổng hợp các chất giảm. Ẩm độ không khí cũng ảnh hưởng đến
sinh trưởng búp chè. Chè là cây ưa bóng, có khả năng chịu được bóng râm, thích
hợp nhất với ánh sáng tán xạ. Cần có những nghiên cứu sâu nhằm tìm ra điều kiện
chiếu sáng tốt nhất trong vụ hè để cây chè sinh trưởng phát triển tốt, cho chất
lượng nguyên liệu cao để chế biến sản phẩm chè xanh có chất lượng.
Hiện nay nhu cầu về các sản phẩm chè xanh ngày càng cao vì vậy trong
những năm qua nhiều giống mới đã được chọn tạo nguyên liệu có thể chế biến
các sản phẩm chè xanh để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Giống Kim Tuyên
nhập nội vào Việt Nam năm 1994, được Bộ NN&PTNT công nhận giống mới
năm 2008. Nguyên liệu chế biến chè xanh và chè ôlong cho chất lượng tốt. Hiện
nay đang được trồng với diện tích đạt trên 2.000 ha. Một vấn đề đặt ra là sản
phẩm chè xanh sản xuất từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên cũng như các
giống chè khác ở vụ Xuân và vụ Thu (khi cường độ ánh sáng yếu) thường có
chất lượng tốt. Ở vụ hè, có năng suất cao, nhưng có thể do cường độ ánh sáng
mạnh nên chất lượng chè giảm nhiều, dẫn đến giá trị của các sản phẩm chè và
thu nhập của người làm chè thấp.
Vì vậy, để tạo ra sản phẩm chè xanh chất lượng từ nguyên liệu giống chè
Kim Tuyên có giá trị hàng hóa cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nghiên cứu
sinh thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che
sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh giống chè Kim Tuyên”. Nhằm góp
phần nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả cho ngành chè Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến năng suất, chất
lượng chè; Tìm ra biện pháp kỹ thuật che sáng và che sáng kết hợp bón phân
hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè xanh chế biến từ nguyên liệu
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
giống chè Kim Tuyên ở vụ hè.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ
không khí đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống chè Kim Tuyên để chế
biến chè xanh.
- Xác định được các kỹ thuật che sáng hợp lý (Thời gian che sáng, cường
độ ánh sáng, chiều cao che ánh sáng) cho giống chè Kim Tuyên ở vụ hè.
- Xác định được công thức bón phân hợp lý cho giống chè kim tuyên
trong điều kiện che sáng ở vụ hè.
- Áp dụng kết quả của đề tài xây dựng mô hình ngoài sản xuất để đề xuất
kỹ thuật khuyến cáo cho sản xuất.
3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đã phân tích và xác định mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng với các
yếu tố sinh thái trong vườn chè như nhiệt độ, ẩm độ không khí, mối quan hệ
giữa cường độ ánh sáng và năng suất, chất lượng búp chè từ đó làm tăng
chất lượng sản phẩm chè xanh, làm cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh
cường độ ánh sáng ở vụ hè theo hướng có lợi cho việc chế biến chè xanh với
giống Kim Tuyên
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đã xác định được kỹ thuật che sáng thích hợp (độ cao che sáng, phần
trăm che sáng, thời gian che sáng) và lượng phân bón thích hợp trong điều
kiện có che sáng để làm tăng chất lượng nguyên liệu với giống chè kim
tuyên ở vụ hè, làm cơ sở cho việc đề xuất quy trình kỹ thuật cho sản xuất
nguyên liệu để chế biến chè xanh chất lượng cao từ giống chè Kim Tuyên.
4. Điểm mới của luận án
- Đã xác định được sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến năng suất
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
của giống chè Kim Tuyên.
- Đã xác định được mức độ ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến chất
lượng (hàm lượng tanin, axit amin, đường khử và chỉ số hợp chất thơm) của
giống chè Kim Tuyên.
- Đã xác định với giống chè Kim Tuyên khi che ánh sáng trong vụ hè đã
làm giảm hàm lượng tanin và tích lũy nhiều hơn axit amin từ đó chất lượng chè
tăng lên đáng kể.
- Đã xác định được độ cao của giàn che và thời gian che sáng trước khi
thu hoạch để làm tăng chất lượng nguyên liệu giống chè kim tuyên ở vụ hè
- Đã xác định mức phân bón trong điều kiện có che ánh sáng cho giống
Kim Tuyên ở vụ hè để làm tăng chất lượng nguyên liệu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu thăm dò từ những năm trước, kế thừa các
thí nghiệm về phân bón, kỹ thuật canh tác đã có. Đề tài nghiên cứu về kỹ thuật
che sáng: Mức độ che sáng, thời gian che sáng, chiều cao của giàn che và bón
phân trong điều kiện che sáng đối với giống Kim Tuyên ở vụ hè (từ tháng 5 đến
tháng 8).
Nghiên cứu một số tổ hợp phân bón trong điều kiện có che sáng đối với
giống chè Kim Tuyên ở vụ hè trong điều kiện ở Phú Hộ- Phú Thọ.