Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Assembly Time Đến Độ Bền Dán Dính Của Keo Synteko 1980 1993 1985 1993 Với Gỗ Keo Lai
MIỄN PHÍ
Số trang
49
Kích thước
578.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1931

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Assembly Time Đến Độ Bền Dán Dính Của Keo Synteko 1980 1993 1985 1993 Với Gỗ Keo Lai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Chế biến Lâm sản trường Đại học

Lâm nghiệp, những người đã tận tình giúp đỡ tôi trong bốn năm học đại học.

Đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy giáo NGƯT.PGS.TS. Phạm Văn Chương

người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.

Qua đây, tôi xin cảm ơn cán bộ, công nhân viên thuộc Trung tâm thí

nghiệm thực hành khoa Chế biến Lâm sản, lãnh đạo và cán bộ viên chức Thư

viện, các cô chú cán bộ công nhân viên Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm

và Chuyển giao công nghiệp rừng trường Đại học Lâm nghiệp cùng toàn thể

các bạn sinh viên trong nhóm đề tài đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn

thành đề tài này.

Tôi xin chân thành cảm ơn hãng keo dán Casco đã tài trợ kinh phí và

cung cấp nguyên liệu keo dán cho chúng tôi thực hiện đề tài này.

Trong quá trình thực hiện do chưa có kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa

học và vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế nên vẫn còn nhiều sai xót

và khuyết điểm. Kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy giáo và sự

đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp.

Hy vọng rằng, kết quả nghiên cưu sẽ có nhiều giá trị thiết thực góp phần

phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010

ẢN I U N TRON Ề T I

ý hiệu nghĩa ơn vị

OAT Open assembly time Phút

CAT Closed assembly time Phút

MC Độ ẩm %

 Độ nhớt mPas

l Chiều dài mẫu mm

w Chiều rộng mẫu mm

t Chiều dày mẫu mm

R Mức thí nghiệm assembly time -

P Áp suất ép MPa

T Nhiệt độ ép 0C

 Thời gian ép Phút

k Độ bền kéo trượt MPa

k Khối lượng thể tích khô kiệt g/cm3

0 Khối lượng thể tích cơ bản g/cm3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1

Phần 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 2

1.1. Khái niệm về Assembly time ................................................................. 2

1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................. 2

1.3. Mục tiêu đề tài........................................................................................ 2

1.4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 2

1.4.1. Loại chất kết dính............................................................................ 2

1.4.2. Loại gỗ........................................................................................... 12

1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 14

1.6. Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................ 15

Phần 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 16

2.1. Nghiên cứu lý thuyết............................................................................ 16

2.1.1. Lý thuyết dán dính ........................................................................ 16

2.1.2. Các vấn đề liên quan đến assembly time ...................................... 23

2.1.2.1. Cơ sở lựa chọn Assembly time và ảnh hưởng của nó............ 23

2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến assembly time............................... 25

2.1.2.3. Lựa chọn các mức assembly time cần khảo sát ..................... 30

2.2 Thực nghiệm ......................................................................................... 31

2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu .................................................................... 31

2.2.2. Chuẩn bị mẫu ................................................................................ 31

2.2.3. Tiến hành ép mẫu.......................................................................... 33

2.2.4. Kiểm tra độ bền dán dính.............................................................. 36

2.2.4.1. Kiểm tra độ bền kéo trượt màng keo ..................................... 37

2.2.4.2. Kiểm tra độ bong tách màng keo ........................................... 39

2.3. Nhận xét, phân tích và đánh giá kết quả .............................................. 42

2.3.1. Nhận xét ........................................................................................ 42

2.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm...................................................... 42

Phần 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................... 45

3.1. Kết luận ................................................................................................ 45

4.2. Tồn tại .................................................................................................. 45

4.3. Đề xuất ................................................................................................. 45

Tài liệu tham khảo........................................................................................... 46

1

ẶT VẤN Ề

Tiến bộ trong nghiên cứu, phát triển của ngành công nghiệp gỗ và của

chất kết dính công nghiệp đã mang đến nhiều thành công trong những thập kỷ

vừa qua. Mặc dù vậy, sự cải tiến kỹ thuật trong các chất kết dính và ứng dụng

của chúng vẫn là yêu cầu cấp bách của ngành công nghiệp gỗ. Người ta mong

muốn tìm kiếm những loại chất kết dính “rẻ hơn”, “đóng rắn nhanh hơn” và

“độ bền dán dính cao hơn”.

Có thể nói chất kết dính đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất ván

nhân tạo nói riêng và công nghệ sản xuất đồ mộc nói chung. Chất lượng của

liên kết và cường độ mối dán được xác định chủ yếu bởi loại và lượng của

chất kết dính. Trên thị trường có rất nhiều loại keo dán. Dòng keo EPI là dòng

keo mới đưa vào thị trường Việt Nam. Đây là dòng keo có nhiều ưu điểm và

đang được dùng ngày càng phổ biến với nhiều loại hình sản phẩm. EPI là loại

keo có chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, gỗ lại là loại vật liệu rất phức tạp. Vì

vậy, việc sử dụng keo dán cho gỗ để đạt được mối liên kết bền là vô cùng khó

khăn. Chỉ sử dụng keo dán tốt chưa đủ đảm bảo liên kết tốt. Cần phải có sự

tương tác cần thiết của chất kết dính và công nghệ ứng dụng của nó. Làm chủ

được công nghệ khi thực hiện dán dính sẽ đạt được liên kết tốt với bất kỳ loại

chất kết dính nào.

Xuất phát từ vấn đề này, được sự đồng ý của khoa Chế biến lâm sản,

trường Đại học Lâm nghiệp, tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của

Assembly time đến độ bền dán dính của keo Synteko 1980/1993, 1985/1993

với gỗ Keo lai”

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!