Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Áp Suất Ép Đến Chất Lượng Trang Sức Ván Ghép Khối Đã Qua Biến Tính Thủy Nhiệt Bằng Ván Lạng Từ Gỗ Keo Lá Tràm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, nhu cầu của ngƣời tiêu dùng ngày nâng cao, thay vì giá cả
nhƣ trƣớc kia thì bây giờ chất lƣợng và tính thẩm mỹ là vấn đề mà nhiều
ngƣời đặt lên hàng đầu. Do đó chất lƣợng bề mặt đang là vấn đề quan tâm của
các nhà sản xuất cũng nhƣ các nhà nghiên cứu. Đối với các sản phẩm từ các
loại gỗ mọc nhanh rừng trồng và ván nhân tạo nói chung đều có bề mặt không
đƣợc đẹp, cần phải trang sức bề mặt để nâng cao tính thẩm mỹ cũng nhƣ khả
năng chống chịu với môi trƣờng.
Có nhiều giải pháp trang sức bề mặt nhƣ trang sức bằng chất phủ dạng
lỏng, dạng tấm, trang sức dán phủ bằng các loại giấy trang sức, tấm melamine
cốt giấy… Trong đó có giải pháp dán phủ bề mặt gỗ hoặc ván nhân tạo bằng
ván lạng. Ván lạng từ các loại gỗ có vân thớ đẹp sẽ nâng cao rất nhiều tính
thẩm mỹ của sản phẩm. Tuy nhiên chất lƣợng trang sức cần quan tâm nghiên
cứu để đƣa ra đƣợc quy trình trang sức tốt nhất nhằm nâng cao chất lƣợng dán
phủ bề mặt.
Chất lƣợng trang sức bề mặt chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố trong đó
có áp suất ép phủ mặt. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, đƣợc sự đồng ý
của khoa Chế biến lâm sản, trƣờng Đại học Lâm nghiệp, dƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của PGS.TS. NGƢT Phạm Văn Chƣơng, tôi tiến hành làm luận
văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất ép đến chất lượng trang sức ván
ghép khối đã qua biến tính thủy - nhiệt bằng ván lạng từ gỗ Keo lá tràm”
2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm ván ghép khối dạng Glulam [10]
Ván ghép thanh dạng Glulam là sản phẩm đƣợc tạo ra bằng cách dán ép
các thanh gỗ xẻ lại với nhau nhờ chất kết dính, trong một điều kiện công nghệ
nhất định.
Hầu hết các sản phẩm Glulam có chiều thớ gỗ song song với chiều dài
sản phẩm. Hiện nay, Glulam đƣợc chia làm 2 loại chính (theo cấu trúc) là
Horizontally glulam và Vertically glulam
Glulam đƣợc dùng chủ yếu trong các công trình xây dựng, trong sản
xuất mặt hàng mộc thông dụng, trong các công trình giao thông, trƣờng học,
khu thể dục thể thao …
Glulam với khả năng ổn định kích thƣớc khi thay đổi độ ẩm, hình dạng
và kích thƣớc có thể linh động điều chỉnh, có khối lƣợng thể tích trung bình,
độ bền cơ học cao và liên kết dễ dàng. Và đặc biệt là làm các chi tiết cong.
Chính vì vậy mà Glulam đƣợc sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng
lớn nhƣ: cầu đƣờng, vì kèo nhà, trụ cột, dầm xà …
Hình 1.1. Một số hình ảnh về ván ghép khối
Về cơ bản gỗ ghép không làm thay đổi kết cấu nguyên có của gỗ, hoặc
là có thể nói, gỗ ghép vẫn phát huy đƣợc tác dụng tự nhiên của gỗ, do đó gỗ
ghép vẫn thuộc loại vật liệu tự nhiên. Gỗ ghép có tính đồng đều và tính ổn
định về kích thƣớc tốt hơn so với gỗ tự nhiên cùng loại. Sản xuất gỗ ghép sẽ
sử dụng gỗ nhỏ vào những mục đích cần gỗ lớn, gỗ chất lƣợng kém nhƣng lại
sử dụng ở những vị trí đòi hỏi chất lƣợng cao, gỗ có độ rộng nhỏ nhƣng lại
3
dùng ở những nơi có yêu cầu độ rộng lớn, điều đó có tác dụng rất lớn cho việc
nâng cao hiệu quả lợi dụng gỗ.
Ngoài ra, gỗ ghép còn đƣợc ứng dụng trong: sản xuất cửa chính, cửa
sổ, cửa thông phòng, đồ gia dụng, tay vịn ghế, mặt bàn ăn, dụng cụ dạy học,
tủ kính, tay vịn cầu thang, ghép tƣờng trong phòng thể thao, ván sàn, khung
cửa,...
Một số ƣu điểm chủ yếu của gỗ ghép:
- Có thể sản xuất từ gỗ có kích thƣớc nhỏ, độ bền cơ học thấp
- Dễ nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ
- Sản phẩm đa dạng và ổn định về kích thƣớc
- Linh động khi liên kết và lắp ghép
- Phạm vi sử dụng rộng
Từ việc nghiên cứu và phát triển trong ngành công nghiệp chế biến gỗ
và xây dựng đƣợc hỗ trợ bởi các chƣơng trình quốc gia và khu vực, các sáng
chế mới nhƣ gỗ ghép có thể là một mục tiêu đầu tƣ.
1.2. Khái niệm biến tính gỗ và biến tính thủy – nhiệt [12] [13] [14]
1.2.1. Khái niệm biến tính gỗ
Callum Hill (2006) trong cuốn “Wood modification: chemical, thermal
and other processes” đã định nghĩa: “biến tính gỗ liên quan đến quá trình tác
động của tác nhân hoá học, sinh học hoặc vật lý đến vật liệu gỗ, tạo ra sự cải
thiện các tính chất của gỗ trong quá trình sử dụng. Bản thân gỗ biến tính nên
không độc và không tạo ra các chất độc trong qua trình sử dụng; hơn thế nữa,
các sản phẩm tái chế từ gỗ biến tính và phế thải của gỗ biến tính cũng không
gây độc hại với con ngƣời và môi trƣờng” [14].
Tuỳ theo các tác nhân biến tính và đặc điểm quá trình tác động lên cấu
trúc tế bào, biến tính gỗ có thể đƣợc chia thành: biến tính hoá học (chemical
modification), biến tính bằng ngâm tẩm (impregnation modification) và biến
tính ở nhiệt độ cao (heat treatment hoặc hydrothermal treatment ).
4
1.2.2. Khái niệm biến tính thuỷ - nhiệt [12] [13]
Biến tính thủy - nhiệt là quá trình làm thay đổi một số tính chất vật lý,
cơ học, sinh học và tính chất công nghệ của gỗ dƣới tác dụng của nhiệt độ cao
khi xử lý gỗ ở trong môi trƣờng nƣớc, sau đó đƣợc gia nhiệt bằng phƣơng
pháp sấy.
Nhiệt độ của môi trƣờng trong biến tính thuỷ - nhiệt cho gỗ dao động từ
120°C đến 200°C. Ở nhiệt độ thấp hơn 120°C, tính chất vật liệu gỗ thay đổi
không đáng kể, nhƣng nếu nhiệt độ lớn hơn 200°C, gỗ sẽ bị phá huỷ nghiêm
trọng, đặc biệt là cƣờng độ của gỗ. Các quá trình biến tính thuỷ - nhiệt hiện
nay giới hạn nhiệt độ biến tính không vƣợt quá 200°C và phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố nhƣ:
- Thời gian và nhiệt độ của quá trình xử lý
- Loại gỗ
- Độ ẩm của gỗ trƣớc khi xử lý
- Kích thƣớc của mẫu gỗ đƣợc xử lý
Xử lý thuỷ - nhiệt dẫn đến thay đổi trong thành phần cấu trúc vách tế
bào của gỗ. Thành phần hoá học của gỗ bị thay đổi nhiều nhất dƣới ảnh
hƣởng của nhiệt độ cao là hemicellulo, các chất chiết xuất bị hoà tan trong
dung môi, dẫn đến sự hình thành các sản phẩm nhƣ methanol, acetic acid,....
Sự phá huỷ của thành phần hemicellulo gia tăng với sự tăng của nhiệt độ và
thời gian của quá trình biến tính thuỷ - nhiệt. Nhìn chung, sự phá huỷ của
cellulo xảy ra ở nhiệt độ cao hơn so với hemicellulo, chỉ một tỷ lệ nhỏ của
cellulo bị phá huỷ ở nhiệt độ thấp nhƣ hemicellulo. Những vùng không định
hình của cellulo dễ bị phá huỷ vì nhiệt hơn (những vùng định hình) và bộc lộ
tính chất tƣơng tự nhƣ thành phần hexose của hemicellulo. Do sự mất mát của
các thành phần polysacharide (cellulose và hemicellulo) dƣới ảnh hƣởng của
nhiệt độ cao, hàm lƣợng lignin trong gỗ tăng lên. Lignin đƣợc xác định là
thành phần ổn định vì nhiệt nhất của vách tế bào, tuy nhiên một phần nhỏ của
5
lignin cũng bị phá huỷ ở nhiệt độ tƣơng đối thấp tạo ra các sản phẩm
phenolic.
Quá trình biến tính thuỷ - nhiệt làm thay đổi thành phần hoá học của
cấu trúc vách tế bào, đem đến một loạt thay đổi các tính chất của gỗ:
- Tăng tính ổn định kích thƣớc, giảm khả năng hút ẩm và hút nƣớc
- Độ cứng tăng
- Cải thiện độ bền sinh học
- Giảm cƣờng độ và modul uốn tĩnh,
- Màu sắc của gỗ bị sẫm lại
- Công nghệ sạch, thân thiện với môi trƣờng
1.3. Tình hình nghiên cứu
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về ván ghép khối và biến tính thủy - nhiệt
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đạt đƣợc
những kết quả đáng kể về ván ghép khối và công nghệ biến tính gỗ, đem lại
những kết quả to lớn trong thực tế sản xuất.
Falk, R.H., Solli, KJ., and Aasheim, E. 1992. The performance of
glued-laminated timber beams manufactured from machine stress graded
Norwegian spruce. Report 77, Norwegian institute of Wood Technology,
Oslo, Norway. Kết quả nghiên cứu kết luận gỗ Vân Sam Na Uy sản xuất
Glulam đạt đƣợc tiêu chuẩn CEN. Modul đàn hồi do uốn của dầm kết hợp của
3 cấu trúc LH35, LH40 và *LC38 vƣợt quá yêu cầu của tiêu chuẩn CEN [18].
John J. Janowiak, Harvey B. Manbeck, Roland H. Ernandez, Russell C.
Moody. Red Maple lumber resources Glued – Laminated timber beams. Kết
luận của nghiên cứu đã đƣa rằng cây Phong đỏ sản xuất Glulam lớp lõi đáp
ứng hoặc lớn hơn mục tiêu thiết kế: độ bền uốn đạt 2400 psi và modul đàn hồi
đạt 1,8 x 106 psi. Nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc kết quả thử modul đàn hồi theo
chiều dọc và chiều ngang ván giữa lớp mặt và lớp lõi của một số cấu trúc ván
vƣợt quá mục tiêu chuẩn thiết kế đặt ra.