Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRỊNH ĐOÀN HẠNH TRANG
NGHĨA VỤ HẠN CHẾ THIỆT HẠI THEO QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRỊNH ĐOÀN HẠNH TRANG
NGHĨA VỤ HẠN CHẾ THIỆT HẠI THEO QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ MINH HÙNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số
liệu nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về tất
cả những số liệu và kết quả nghiên cứu đó. Luận văn này chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trịnh Đoàn Hạnh Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
BTTH Bồi thường thiệt hại
HĐTP Hội đồng thẩm phán
NXB Nhà xuất bản
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TTLT Thông tư liên tịch
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................................3
3. Mục đích, đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................5
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................6
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ...............................................6
6. Bố cục của luận văn .........................................................................................6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀNGHĨA VỤ HẠN CHẾTHIỆT HẠI..7
1.1. Khái quát về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại.....................................................7
1.1.1. Lựa chọn thuật ngữ: “nghĩa vụ” hay “trách nhiệm” .................................7
1.1.2. Khái niệm về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại ................................................10
1.1.3. Các đặc điểm pháp lý của nghĩa vụ hạn chế thiệt hại .............................12
1.2. Căn cứ pháp lý phát sinh nghĩa vụ hạn chế thiệt hại...............................14
1.2.1. Xuất phát từ nguyên tắc thiện chí, trung thực ........................................14
1.2.2. Xuất phát từ quan hệ hợp đồng..............................................................16
1.2.3. Xuất phát từ quan hệ ngoài hợp đồng ....................................................20
1.2.4. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong trường hợp đặc biệt.............................23
1.2.5. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong các trường hợp miễn trách nhiệm........24
1.2.6. Những căn cứ khác mà pháp luật có quy định .......................................30
1.3. Thực hiện nghĩa vụ hạn chế thiệt hai .......................................................31
1.3.1. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ hạn chế thiệt hại .........................................31
1.3.2. Các yêu cầu pháp lý của việc thực hiện nghĩa vụ hạn chế thiệt hại ........33
1.4. Vi phạm nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ hạn chế
thiệt hại.............................................................................................................43
1.4.1. Vi phạm nghĩa vụ hạn chế thiệt hại........................................................43
1.4.2. Hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ hạn chế thiệt hại ................45
Kết luận chương 1 ...............................................................................................47
CHƯƠNG 2. BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH VỀ NGHĨA VỤ HẠN CHẾ THIỆT
HẠI TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .48
2.1. Bất cập của quy định về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong Bộ luật Dân sự
năm 2005...........................................................................................................48
2.1.1. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong hợp đồng ............................................48
2.1.2. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại ngoài hợp đồng............................................52
2.1.3. Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong một số trường hợp miễn trách nhiệm ..56
2.2 Thực tiễn giải quyết liên quan đến nghĩa vụ hạn chế thiệt hại................60
2.2.1. Thực tiễn áp dụng nghĩa vụ hạn chế thiệt hại tại Tòa án ........................60
2.2.2. Thực tiễn áp dụng nghĩa vụ hạn chế thiệt hại tại Trọng tài thương mại..69
2.3. Những kiến nghị cụ thể .............................................................................73
2.3.1. Cần thiết phải quy định về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong Bộ luật Dân
sự mới.............................................................................................................74
2.3.2. Chủ thể có nghĩa vụ hạn chế thiệt hại ....................................................76
2.3.3. Nội dung của nghĩa vụ hạn chế thiệt hại, các yêu cầu cụ thể của nghĩa vụ
hạn chế thiệt hại..............................................................................................78
2.3.4. Chế tài hay trách nhiệm của chủ thể do vi phạm nghĩa vụ hạn chế thiệt hại ..79
Kết luận chương 2 ...............................................................................................81
KẾT LUẬN..........................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bồi thường thiệt hại là chế định lớn trong pháp luật dân sự, để đảm bảo ổn
định trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức
khi có hành vi vi phạm.
Quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết các tranh
chấp về bồi thường thiệt hại nói chung đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập không
phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội, trong đó có quy định về “nghĩa vụ hạn chế
thiệt hại” đây là quy định quan trọng nhằm giảm bớt thiệt hại đến mức thấp nhất có
thể xảy ra, người có thể thực hiện được việc hạn chế thiệt hại là người gây thiệt hại,
nhưng người không kém phần quan trọng trong việc hạn chế thiệt hại đó chính là
người bị thiệt hại. Trong thực tiễn đời sống xã hội “người bị thiệt hại” có điều kiện
nhất để thực hiện hành vi của mình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra
nhưng người bị thiệt hại vẫn để mặc cho thiệt hại phát sinh. Nghĩa vụ hạn chế thiệt
hại nhằm khắc phục hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra lớn hơn, đây là biện pháp
nhằm bảo đảm bên vi phạm sẽ không dựa vào hoàn cảnh để trục lợi, hơn nữa sẽ
thúc đẩy hai bên thiện chí trong giao dịch dân sự cũng như khi thiệt hại phát sinh.
Ở nước ta hiện nay, trong khoa học pháp lý tồn tại hai loại bồi thường thiệt
hại là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Khi giải quyết về bồi thường thiệt hại chúng ta phải xác định được lỗi của người
gây thiệt hại, có hậu quả xảy ra và mối quan hệ nhân - quả. Vấn đề đặt ra khi có sự
vi phạm xảy ra thì nghĩa vụ của các bên phải làm gì để giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Vấn đề này trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng chưa có quy định thành một điều
luật riêng biệt để điều chỉnh vấn đề này.
Thứ nhất: Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong hợp đồng, Bộ luật Dân sự năm
2005 cũng có một số loại hợp đồng dân sự thông dụng quy định về nghĩa vụ này, ví
dụ như quy định nghĩa vụ trông coi, bảo quản tài sản của bên vận chuyển tài sản nếu
làm mất mát, hư hỏng thì phải bồi thường1
; bên bán được giảm mức bồi thường
thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép
nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
2
; nghĩa vụ phải trông coi tài sản của bên thuê vận
chuyển tài sản nếu làm mất mát, hư hỏng thì không được bồi thường3
, nghĩa vụ của
bên gửi giữ tài sản là phải thông báo ngay cho bên giữ tài sản biết tình trạng tài sản
1 Khoản 5 Điều 439 BLDS năm 2005.
2 Khoản 2 Điều 448 BLDS năm 2005.
3 Khoản 2 Điều 541 BLDS năm 2005.
2
và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ, nếu không thực hiện nghĩa
vụ này thì không được bồi thường4
... Tuy nhiên, các quy định này còn mờ nhạt,
không rõ ràng và chỉ tồn tại trong một vài trường hợp đặc biệt của pháp luật dân sự,
chưa có quy định điều chỉnh chung cho tất cả các hợp đồng.
Thứ hai: Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại ngoài hợp đồng thì Bộ luật Dân sự năm
2005 không có một điều luật quy định về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của người gây
thiệt hại cũng như người bị thiệt hại, trong khi đó khoản 3 Điều 307 Bộ luật Dân sự
năm 2005 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất bao gồm cả chi
phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại do bên vi phạm gây ra. Tuy
nhiên điều luật lại không quy định bên bị vi phạm có nghĩa vụ hạn chế thiệt hại
trong khả năng có thể làm cho bên bị vi phạm không chủ động thực hiện những biện
pháp hạn chế thiệt hại sau khi hành vi vi phạm đã xảy ra và điều luật cũng không
buộc bên bị vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm về những thiệt hại lẽ ra đã có thể
hạn chế được nhưng do bên bị thiệt hại để mặc nên hậu quả mới phát sinh.
Rõ ràng, việc quy định nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của các bên, làm cho mỗi
bên đều có trách nhiệm đối với chính bản thân mình trong việc thực hiện quyền
nghĩa vụ trong đời sống xã hội, nhằm ngăn chặn một phần thiệt hại xảy ra, tránh tổn
thất lớn về kinh tế xã hội. Vì vậy, khi người có khả năng hạn chế thiệt hại mà không
thực hiện, trường hợp này phải xem người bị thiệt hại cũng có lỗi một phần để xét
mức độ thiệt hại phải bồi thường. Nếu thiệt hại được xác định đầy đủ và chính xác
thì vấn đề ấn định mức bồi thường tương đối dễ dàng, bảo đảm tính pháp chế, bảo
vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, đồng thời người có trách
nhiệm bồi thường cũng được pháp luật bảo vệ thông qua việc bồi thường cho người
bị thiệt hại.
Theo Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì mục tiêu chung là “Hoàn thiện pháp luật
dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao
dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh, hoàn thiện chế định hợp
đồng, bồi thường, bồi hoàn ... ”. Điều này cho thấy nhu cầu hoàn thiện quy định về
bồi thường thiệt hại nói chung, nghĩa vụ hạn chế thiệt hại nói riêng là một nhu cầu
thực tiễn mà Đảng và nhà nước quan tâm. Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về
nghĩa vụ hạn chế thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam là cần thiết và có
tính thực tiễn cao khi nước ta đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm
4 Khoản 1 Điều 560 BLDS năm 2005.
3
2005. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại theo
quy định của pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong Bộ luật Dân sự Việt Nam là một quy
định khá mới mẽ, chưa được quan tâm và nghiên cứu của các nhà khoa học pháp lý,
luật sư và những người học luật nói chung.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu tác giả nhận thấy chưa có một đề tài nào ở cấp
độ Luận án tiến sỹ, Luận văn cao học hay ở cấp độ cử nhân nghiên cứu liên quan
đến nghĩa vụ hạn chế thiệt hại. Các sách chuyên khảo, giáo trình, bình luận … cũng
không đề cập nhiều đến loại nghĩa vụ này, chỉ có một số bài viết trong sách chuyên
khảo có liên quan đến vài khía cạnh nhỏ của vấn đề này như:
Đỗ Văn Đại (2010), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án,
(tái bản lần thứ 2), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đỗ Văn Đại (2013), Các biện
pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, (tái bản
có sửa chữa, bổ sung), Sách chuyên khảo, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đỗ
Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tập 2 (tái
bản lần thứ 4), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Bản án và bình luận bản án, NXB. Đại học quốc
gia - Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. Các công trình khoa học này chuyên
sâu bình luận những bản án đã được công bố và trong các cuốn chuyên khảo này tác
giả đã dành một chuyên đề để phân tích về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, vì
đây là sách chuyên khảo giải quyết khá nhiều vấn đề pháp lý về hợp đồng, về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên nghĩa vụ hạn chế thiệt hại chưa được nghiên
cứu toàn diện mà chỉ dừng lại ở gốc độ bình luận, phân tích, góp ý và nêu ra sự cần
thiết phải thừa nhận quy định nghĩa vụ hạn chế thiệt hại trong pháp luật Việt Nam.
Đồng thời, có một số bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Luật học … nghiên cứu có liên quan tới một
số khía cạnh pháp lý về nghĩa vụ hạn chế thiệt hại như:
Phạm Kim Anh (2003), “Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự”, tạp chí
Khoa học pháp lý, số 03/2003. Theo tác giả một cá nhân hay pháp nhân, được coi là
không có lỗi nếu khi áp dụng tất cả mọi biện pháp để thực hiện đúng nghĩa vụ đã
biểu hiện sự quan tâm chu đáo mà tính chất của nghĩa vụ và điều kiện lưu thông dân
sự yêu cầu đối với họ.
Đỗ Thành Công (2010), “Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng”,
tạp chí Khoa học pháp lý, số 04/2010. Tác giả cũng phân tích một số quy định về