Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
15.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1274

Nghĩa vụ chịu án phí dân sự theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG NHÂN

NGHĨA VỤ CHỊU ÁN PHÍ DÂN SỰ

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 9 - NĂM 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

NGHĨA VỤ CHỊU ÁN PHÍ DÂN SỰ

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TIẾN

Học viên: NGUYỄN HỒNG NHÂN

Lớp: Cao học Luật Khóa 2 – Vĩnh Long

TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 9 - NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Nghĩa vụ chịu án phí dân sự theo pháp luật Việt

Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được sự hướng dẫn tận tình của giảng

viên hướng dẫn, hoàn toàn không sao chép từ tác phẩm khác.

Các số liệu ví dụ, trích dẫn trong đề tài được sử dụng trung thực, khách quan.

Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa được công bố ở bất kỳ công

trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Hồng Nhân

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Số TT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

01 BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

02 NQ 326

Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày

30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc

quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý

và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án

03 Luật HNGĐ Luật Hôn nhân và gia đình 2014

04 TAND Tòa án nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NGHĨA VỤ CHỊU ÁN PHÍ DÂN SỰ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG

CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ KHÔNG CÓ GIÁ NGẠCH...............................................6

1.1. Nghĩa vụ chịu án phí của đương sự trong các vụ án hôn nhân và gia đình..6

1.2. Nghĩa vụ chịu án phí của đương sự trong các vụ án dân sự khác ...............12

1.2.1. Nghĩa vụ chịu án phí đối với vụ án tranh chấp về hợp đồng thuê quyền sử

dụng đất.....................................................................................................................12

1.2.2. Nghĩa vụ chịu án phí đối với vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại .......16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................20

CHƯƠNG 2. NGHĨA VỤ CHỊU ÁN PHÍ DÂN SỰ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG

CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ CÓ GIÁ NGẠCH.............................................................21

2.1. Miễn, giảm án phí trong các vụ án dân sự có giá ngạch...............................21

2.2. Án phí trong các vụ án dân sự được hòa giải thành .....................................27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................34

KẾT LUẬN..............................................................................................................35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Từ trước đến nay, Nhà nước Việt Nam xác định xét xử là một trong những

nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước nên đã

từng bước càng hoàn thiện về tổ chức bộ máy cơ quan xét xử và hoàn thiện hệ

thống văn bản pháp luật.

Luật tố tụng dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm hệ thống các quy phạm pháp

luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình Toà án giải quyết các vụ

việc dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức,

cá nhân. Xã hội ta ngày càng phát triển, các tranh chấp xảy ra trong xã hội ngày

càng gia tăng và đa dạng. Điều này đòi hỏi việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói

chung và pháp luật tố tụng nói riêng, là một nhu cầu khách quan nhằm đáp ứng yêu

cầu cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Nghĩa vụ chịu án phí dân sự là một trong số những nghĩa vụ mà đương sự

phải thực hiện. Theo pháp luật Việt Nam, nghĩa vụ chịu án phí dân sự là nghĩa vụ

bắt buộc, buộc đương sự phải cân nhắc khi khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết việc

dân sự và thực hiện các công việc khác. Nghĩa vụ này cũng là cơ sở để ngăn ngừa,

hạn chế được việc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết không có căn cứ, không thực

hiện hoặc thực hiện không đúng các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự gây khó

khăn, phức tạp cho việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án. Việc thu án phí còn

bổ sung cho nguồn ngân sách nhà nước, bù đắp một phần chi phí của nhà nước cho

công tác xét xử của Tòa án, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, án phí và nghĩa vụ chịu án phí dân sự phải bảo đảm sự đồng bộ,

thống nhất với các văn bản pháp luật liên quan, mức thu và chủ thể phải chịu phải

bảo đảm hợp lý, đồng thời phải cụ thể hoá được các chủ trương, chính sách của

Đảng, Nhà nước, đề cao trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi yêu cầu Toà án

giải quyết các vụ việc liên quan.

Nghĩa vụ chịu án phí dân sự cũng phải bảo đảm trình tự, thủ tục công khai,

cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện và phù hợp với

thông lệ quốc tế, góp phần đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Trong thời gian qua, mặc dù Ủy ban Thường vụ quốc hội đã ban hành Nghị

quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày ngày 30 tháng 12 năm 2016 về mức thu án phí,

2

lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án

phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ chịu án phí, lệ phí Tòa án; trường hợp không

phải nộp, không phải chịu, miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án; xét miễn, giảm, thời

hạn nộp, chế độ thu, nộp, quản lý, xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa

án, lệ phí Tòa án; giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án; kiểm sát việc thu,

nộp, miễn, giảm và giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án nhưng vẫn còn có

những quy định chưa cụ thể hoặc chưa được hướng dẫn nên khi áp dụng còn vướng

mắc, bất cập1

.

Việc hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ chịu án phí dân sự là nhu cầu cần

thiết, góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật, từ đó nâng cao hiệu quả

áp dụng pháp luật một cách đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Đó chính là lý do mà tác

giả chọn đề tài “Nghĩa vụ chịu án phí dân sự theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài

nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Liên quan đến đề tài này đã có một số bài viết của các nhà nghiên cứu:

- Một số giáo trình giảng dạy của các trường như:

+ Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), “Giáo trình luật tố

tụng dân sự Việt Nam”, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam;

+ Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), “Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt

Nam”, NXB Công an nhân dân;

+ Học viện tư pháp (2007), “Giáo trình luật tố tụng dân sự”, NXB Công an

nhân dân.

Đây là những công trình được biên soạn đầy đủ về luật tố tụng dân sự trong

đó có án phí và nghĩa vụ chịu án phí dân sự. Đây là nguồn nhận thức quan trọng cho

tác giả trong việc triển khai đề tài. Tuy nhiên, đây là những công trình thiên về lý

luận nên phần thực tiễn tác giả sẽ bổ sung trong đề tài của mình;

- Nguyễn Thị Hoài Phương (2016) “Bình Luận những điểm mới trong Bộ

Luật tố tụng dân sự năm 2015”, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam. Trong

công trình này, nhóm tác giả bình luận về các thủ tục tố tụng cũng như nghĩa vụ của

các chủ thể khi tham gia tố tụng. Về nghĩa vụ chịu án phí dân sự theo pháp luật Việt

Nam là một trong các nội dung mà Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 điều chỉnh và

cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 UBTVQH ngày 30 tháng 12

1 Hoàng Yến, “Thuận tình ly hôn tốn bao nhiêu án phí?”, báo SOHA, địa chỉ: http://soha.vn/thuan-tinh-chia￾tay-ton-bao-nhieu-an-phi-20170306092738098.htm, truy cập ngày 15/4/2018

3

năm 2016 quy định về mức thu án phí, lệ phí Tòa án. Đây là nguồn tư liệu mà tác

giả khai thác để hoàn thiện công trình của mình.

- Đặng Thị Thơm (2014), “Bàn về việc tính án phí dân sự” Tạp chí Tòa án

nhân dân, số 17. Công trình này đã nêu ra những vướng mắc, bất cập của pháp luật

hiện hành về nghĩa vụ chịu án phí dân sự và kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật.

Công trình này nghiên cứu về nghĩa vụ chịu án phí dân sự theo Pháp lệnh án phí, lệ

phí nên về thời gian là đã lâu;

- Đỗ Văn Chỉnh (2013), “Một số vấn đề về án phí dân sự sơ thẩm và thực

tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 17, 18. Qua thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng dân

sự được sửa đổi, bổ sung năm 2011, Pháp lệnh án phí, lệ phí cho thấy một số quy

định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, mâu thuẫn

trong việc nhận thức và áp dụng về nghĩa vụ chịu án phí dân sự. Điều này đặt ra cho

tác giả phải nghiên cứu về nghĩa vụ chịu án phí dân sự một cách chuyên sâu, đầy đủ

nêu được thực trạng giải quyết và kiến nghị hoàn thiện;

- Phạm Thị Hằng (2013), về bài viết “Một số bất cập về án phí trong trường

hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án”, Tạp chí Tòa

án nhân dân kỳ I số tháng 9. Công trình này trao đổi: Trong điều kiện hiện nay, dù

pháp luật về án phí dân sự đã có những sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hơn nhưng

trong quá trình thực hiện vẫn xuất hiện những bất cập và cần được hướng dẫn cụ thể

và chi tiết hơn bởi các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhìn chung, các công trình trên đều có những nghiên cứu về nghĩa vụ chịu

án phí dân sự, phân tích những điểm hạn chế, bất cập của quy định này và đề xuất

một số kiến nghị pháp luật. Tuy nhiên, khi tiếp cận các công trình nghiên cứu này,

tác giả nhận thấy các công trình này nghiên cứu về nghĩa vụ chịu án phí dân sự theo

Pháp lệnh án phí, phí lệ tòa án ngày 27 tháng 02 năm 2009 chưa nghiên cứu án phí

dân sự theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày ngày 30 tháng 12 năm 2016.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu về nghĩa vụ chịu án phí dân sự theo Nghị quyết

326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 là cần thiết.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm:

- Làm rõ quy định của pháp luật về nghĩa vụ chịu án phí dân sự;

- Làm rõ thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về nghĩa vụ chịu án phí

dân sự;

Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của đề tài:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!