Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ HƢỜNG
NGHĨA MIÊU TẢ VÀ NGHĨA TÌNH THÁI CHỦ QUAN
CỦA CÂU TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC Ở LỚP 2, 3
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Thái Nguyên, năm 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ HƢỜNG
NGHĨA MIÊU TẢ VÀ NGHĨA TÌNH THÁI CHỦ QUAN
CỦA CÂU TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC Ở LỚP 2, 3
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung
Thái Nguyên, năm 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo
sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố
ở bất kì công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hƣờng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn này, em đã nhận được sự quan
tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giảng viên, Ban lãnh đạo khoa
Ngữ Văn, Phòng Sau Đại học, Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung
đã tận tình hướng dẫn em trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành đề tài luận
văn này.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã nhiệt tình ủng hộ,
chia sẻ khó khăn, khích lệ, động viên tinh thần trong suốt thời gian em học tập và
hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hƣờng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5
6. Dự kiến đóng góp của đề tài............................................................................5
7. Bố cục của luận văn.........................................................................................6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..............................................7
1.1. Một số khái niệm công cụ.............................................................................7
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến từ ngữ..........................................................7
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến câu...............................................................8
1.2. Khái quát về nghĩa của câu...........................................................................9
1.2.1. Nghĩa miêu tả.............................................................................................9
1.2.2. Nghĩa tình thái .........................................................................................12
1.3. Các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 và nội dung, mục đích dạy học tiếng
Việt ở bậc tiểu học.............................................................................................25
1.3.1. Các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3 ................................................................25
1.3.2. Nội dung, mục đích dạy học tiếng Việt ở bậc tiểu học ...........................26
1.4. Một số đặc điểm phát triển tâm lí của học sinh lớp 2, 3 ...........................27
1.5. Tiểu kết chương 1.......................................................................................29
Chƣơng 2: KHẢO SÁT NGHĨA MIÊU TẢ VÀ NGHĨA TÌNH THÁI
CHỦ QUAN CỦA CÂU TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC LỚP 2, 3 ..30
iv
2.1. Nhận xét chung...........................................................................................30
2.2. Nghĩa miêu tả của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3.........................32
2.2.1. Khái quát về nghĩa miêu tả của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 .......32
2.2.2. Sự tình hành động của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 ...............33
2.2.3. Sự tình quá trình của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3..................35
2.2.4. Sự tình tư thế của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3.......................37
2.2.5. Sự tình tính chất, quan hệ của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 ...39
2.3. Nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3........41
2.3.1. Khái quát về nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập
đọc lớp 2, 3 ........................................................................................................41
2.3.2. Nghĩa tình thái nhận thức của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3....44
2.3.3. Nghĩa tình thái đánh giá của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3......48
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGHĨA MIÊU TẢ,
NGHĨA TÌNH THÁI Ở CÂU TRONG CÁC VĂN BẢN TẬP ĐỌC
LỚP 2, 3 ............................................................................................................69
3.1. Một số đặc điểm của nghĩa ở câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3........69
3.1.1. Đặc điểm về số lượng câu có nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái trên
tổng số câu khảo sát...........................................................................................69
3.1.2. Đặc điểm nghĩa miêu tả của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 ......70
3.1.3. Đặc điểm nghĩa tình thái của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3.....72
3.2. Nghĩa của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 với việc thực hiện
mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học................................................75
3.2.1. Nghĩa của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 với việc cung cấp
kiến thức cho học sinh .......................................................................................76
3.2.2. Nghĩa của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 với việc góp phần
hình thành nhân cách cho học sinh....................................................................86
3.3. Tiểu kết chương 3.......................................................................................94
KẾT LUẬN.......................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................99
PHẦN PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NTT : Nghĩa tình thái
NTTCQ : Nghĩa tình thái chủ quan
NTTCX : Nghĩa tình thái cảm xúc
NTTĐG : Nghĩa tình thái đánh giá
NTTĐL : Nghĩa tình thái đạo lí
NTTKQ : Nghĩa tình thái khách quan
NTTNT : Nghĩa tình thái nhận thức
NTTTĐ : Nghĩa tình thái thái độ
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu trong các văn bản tập đọc lớp
2, 3 xét về mặt số lượng ............................................................................ 30
Bảng 2.2: Bốn loại nghĩa miêu tả của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3........... 32
Bảng 2.3: Năm loại nghĩa tình thái của câu trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 ........ 41
Bảng 3.1: Đối chiếu kết quả khảo sát trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 và
trong một số văn bản tự sự, trữ tình về tỉ lệ câu có nghĩa miêu tả,
nghĩa tình thái..................................................................................... 69
Bảng 3.2: Đối chiếu tỉ lệ xuất hiện của mỗi loại nghĩa miêu tả ở câu trong các
văn bản tập đọc lớp 2, 3 và trong một số văn bản tự sự, trữ tình.............. 71
Bảng 3.3: Đối chiếu tỉ lệ xuất hiện mỗi loại nghĩa tình thái của câu trong các văn
bản tập đọc lớp 2, 3 và một số văn bản tự sự, trữ tình .............................. 72
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ xuất hiện của nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu trong
các văn bản tập đọc lớp 2, 3.................................................................. 31
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ xuất hiện bốn loại nghĩa miêu tả của câu trong các văn bản
tập đọc lớp 2, 3...................................................................................... 33
Sơ đồ 2.3: Tỉ lệ xuất hiện mỗi loại nghĩa tình thái trên tổng số câu có nghĩa
tình thái....................................................................................... 43
Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ xuất hiện của mỗi loại nghĩa tình thái trên tổng số lần xuất
hiện của nghĩa tình thái......................................................................... 44
Biểu đồ 3.1: Đối chiếu kết quả khảo sát trong các văn bản tập đọc lớp 2, 3 và
trong một số văn bản tự sự, trữ tình về tỉ lệ câu có nghĩa miêu tả,
nghĩa tình thái ....................................................................................... 70
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Câu là một đơn vị
thông báo nhỏ nhất, và nghĩa của câu phục vụ trực tiếp cho việc giao tiếp. Nghĩa của
câu góp phần quan trọng tạo nên nội dung của các văn bản tập đọc ở cấp Tiểu học.
Muốn tìm hiểu những nội dung cơ bản của các văn bản tập đọc không thể không dựa
vào nghĩa của câu.
Những năm gần đây, nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái nổi lên như một trong
những trọng tâm nghiên cứu của ngôn ngữ học. Có thể nói sự quan tâm đến nghĩa của
câu là một tất yếu trong quá trình phát triển của ngôn ngữ học. Bởi lẽ không quan tâm
đến nghĩa của câu thì chúng ta sẽ không hiểu được bản chất của ngôn ngữ, với tư
cách là công cụ con người dùng để phản ánh thế giới trong hoạt động nhận thức và
tương tác xã hội.
1.2. Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy:
Các văn bản tập đọc giảng dạy ở Tiểu học nói chung, các văn bản tập đọc
giảng dạy ở lớp 2, 3 nói riêng (trong Chương trình hiện hành) tương đối đa dạng.
Nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái trong những văn bản tập đọc đó có những biểu hiện
phong phú. Việc tìm hiểu chúng có thể giúp thấy được các nét bản chất của nghĩa
miêu tả, nghĩa tình thái trong câu, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận chung
về nghĩa của câu và các bộ phận của nó trong các văn bản văn học tiếng Việt. Điều đó
có thể phục vụ thiết thực cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt, đồng
thời giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực học tập các môn học khác.
1.3. Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái có một vai trò hết sức quan trọng trong
lời nói. Nó bao gồm một phạm trù rất rộng các ý nghĩa liên quan đến chức năng diễn
đạt nghĩa miêu tả/ biểu hiện và chức năng liên nhân của câu. Nghiên cứu về nghĩa
miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc giảng dạy ở lớp
2, 3 có thể giúp hiểu thêm về nghĩa của câu và các phương tiện biểu đạt cùng đặc
điểm của các văn bản tập đọc được giảng dạy ở lớp 2, 3; phát hiện những nét riêng
của nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong những văn bản văn học
dành cho thiếu nhi.
1.4. Từ trước đến nay, chưa có nhiều công trình quan tâm nghiên cứu nghĩa của
câu trong các văn bản dành cho thiếu nhi, đặc biệt là nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của
2
câu trong các văn bản tập đọc giảng dạy ở lớp 2, 3. Trong các nhà trường, khi phân tích,
tiếp nhận các văn bản tập đọc, người dạy và người học cũng chưa có ý thức rõ ràng về
việc vận dụng tri thức nghĩa của câu. Trong khi những tri thức này có vai trò quan trọng
trong việc giúp học sinh đọc hiểu văn bản tập đọc, trên cơ sở đó, có rèn kĩ năng tạo lập
các loại văn bản tương ứng.
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn của mình là Nghĩa
miêu tả và nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản tập đọc ở lớp 2, 3.
Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định về
mặt lí luận và thực tiễn.
2. Lịch sử vấn đề
Trong hệ thống các nghiên cứu, tìm hiểu tiếng Việt, đã có một số công trình đề
cập đến lí luận về các thành phần nghĩa của câu và một số công trình khảo sát một
thành phần nghĩa hoặc một loại nghĩa trong một thành phần nghĩa của câu tiếng Việt.
2.1. Các công trình đề cập tới tri thức lí luận về nghĩa và các thành phần nghĩa
của câu
Những tri thức cơ bản về nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái đã được đề cập trong:
Cơ sở ngữ nghĩa phân tích ngữ pháp của Nguyễn Văn Hiệp [14]; Ngữ pháp tiếng Việt
[24]; Một số vấn đề cơ bản về ngữ nghĩa học (trên cứ liệu tiếng Việt) - Đề cương bài
giảng dành cho học viên Cao học, ĐHSP-ĐH Thái Nguyên, 2013 [21]; Vận dụng tri
thức ngữ nghĩa học trong dạy học Ngữ Văn, Đề cương bài giảng dành cho học viên
Cao học, ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, 2018 [28]; Nghĩa tình thái của câu tiếng Việt và
việc vận dụng trong dạy học Ngữ Văn [27] và bài báo: “Phân loại nghĩa tình thái của
câu tiếng Việt” [26], của Nguyễn Thị Nhung. Cuốn Câu tiếng Việt [16] của Nguyễn
Thị Lương cũng ít nhiều đề cập đến hai thành phần nghĩa này.
2.2. Các công trình nghiên cứu việc vận dụng tri thức nghĩa của câu vào phân tích
tác phẩm văn chương
Đã có một số luận văn, khóa luận tìm hiểu về nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái
trong tác phẩm văn chương. Đó là luận văn cao học: Phương tiện biểu hiện tình thái
nhận thức trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu của Lương Văn Hưng [15]; và các
luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung như:
Nghĩa tình thái của câu trong đoạn hội thoại (trên những văn bản ở SGK Ngữ Văn 11